Người mới bắt đầu học tiếng Trung từ đâu ? Nên học như thế nào?
Hướng dẫn học tiếng Trung hiệu quả nhất cho
người mới bắt đầu từ con số 0
Khi mới bắt đầu làm quen với tiếng Trung có chắc chắn các bạn sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Ngôn ngữ tiếng Việt thuộc hệ chữ tượng thanh và phiên âm latinh. Khi bắt đầu làm quen với ngôn ngữ tượng hình như tiếng Trung chắc chắn các bạn sẽ lúng túng.
Hàng ngàn câu hỏi sẽ được đặt ra : Học tiếng Trung nên bắt đầu từ đâu ? Mới học tiếng Trung sẽ học như thế nào ? Người mới học nên học tiếng Trung theo sách nào ? Giáo trình nào học tiếng Trung tốt nhất ? Cùng tiengtrung.com khám phá và tìm hiểu ngay những điều khó khăn mà chúng ta mắc phải khi học tiếng Trung và xử lý chúng ngay nha !
Chữ Viết là điều đáng sợ nhất khi học tiếng Trung
Như mình đã nói với các bạn ở trên, hệ thống chữ tượng hình như tiếng Trung rất phức tạp. Mỗi chữ Hán đều mang ý nghĩa tượng trưng cho một hình ảnh nào đó. Có chữ Hán lên đến 20,30 nét viết rất phức tạp. Trái ngược hoàn toàn so với phát âm. Chữ Hán không có quá nhiều quy tắc khi phát âm nên cũng đơn giản mà không phức tạp. Tuy nhiên đối với kĩ năng viết , chúng ta “nắm thóp’ được chữ Hán thì tiếng Trung chỉ còn là chuyện nhỏ.
Tiếng Trung có nhiều nét viết : phẩy, ngang, móc, hất, gập, móc cong,…Tuy nhiên chỉ cần nẵm được 9 quy tắc vàng thì các bạn sẽ viết thuận tay mà lại ngỡ mình đang viết tiếng Việt ý chứ.
1. Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phải
Theo quy tắc chung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一. Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải.
Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.
Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần. Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).
Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ品 và chữ 星.
2. Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau
Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.
3. Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng
Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ 弗.
Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.
4. Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước,
rồi đến các nét xiên phải (nét mác)
Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.
Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
Tìm hiểu thêm về phần mềm gõ tiếng Trung
5. Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc
Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜 và chữ 承.
6. Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong
Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.
7. Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh
Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.
8. Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.
9. Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng
Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.
Tips tự học tiếng Trung nhanh chóng – hiệu quả
Ưu điểm
Tiếng Trung có cấu trúc câu tương tự như tiếng Việt. Gần như trình tự, thứ tự các thành phần câu tương đương nhau. Do đó điều này là lợi thế khi chúng ta học tiếng Trung
Trung Quốc là quốc gia láng giềng. Việt Nam lại bị ảnh hưởng nhiều yếu tố về văn hóa của Trung Hoa. Học tiếng Trung cũng dễ dàng hơn.
Bất cập
Kĩ năng viết sẽ là rào cản khiến các bạn lười. Tuy nhiên ” nằm lòng” các quy tắc thì còn “ngại gì vết bẩn”
Phương pháp tự học
Tìm hiểu khái quát về tiếng Trung
+ Làm quen với tiếng Trung: nghe nhạc, xem phim,…tất cả để xây dựng niềm yêu thích với tiếng Trung
+ Xác định được lý do đến với tiếng Trung, mục tiêu cụ thể (thời gian, năng lực, cách học…)
+ Xem những lợi thế có thể hỗ trợ cho việc học (vốn hán việt tốt? biết một ngoại ngữ nào đó? tin học tốt? …)
+ Tìm kiếm cộng đồng học tiếng Trung: xin kinh nghiệm học tập, xem cách học, thảo luận và xây dựng thêm sự yêu thích với việc học…
+ Đọc cách sách, báo, tìm hiểu về văn hóa, phong tục… khiến cho bạn thú vị
Học quy tắc thật chuẩn
+ Học phát âm cho tốt: nguyên âm, phụ âm, cách phát âm cho đúng..(tốt nhất hãy kiếm các video hướng dẫn và flash học cho sinh động). Phải mất 1 tháng luyện tập nghiêm chỉnh cho việc phát âm.
+ Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng Trung, quy tắc phiên âm từ âm hán việt qua tiếng Trung và ngược lại, quy tắc gõ tiếng Trung trên máy tính
+ Học và nắm chắc bộ thủ, âm hán việt: tìm hiểu thêm kết cấu từ vựng tiếng Trung như tượng hình, hội ý, …tìm hiểu thêm về chiết tự.
+ Xem hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng Trung (cơ bản nhất mà thôi), vận dụng thử vài câu đơn giản.
Xác định lộ trình, đặt mục tiêu
+ Xác định trình tự học tập
– Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này
– Học bổ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.
– Học hán việt: chuyển đổi từ tiếng việt qua tiếng Trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt.
– Học cách viết: để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh (viết là cách để nhớ từ khá hiệu quả)
– Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng Trung, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ.
+ Kiếm một cuốn giáo trình cơ bản và hãy học chắc nó. Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập (với người tự học, có thể dùng giáo trình 310)
+ Cách đọc một cuốn sách: Bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường do mình chưa biết gì về một cuốn sách mới, cho nên mình sẽ đọc lướt cho có, để xem sách viết gì (tầm vài ngày hoặc một tuần), sau đó bắt đầu vào đọc kỹ, đọc và ghi chép, ghi chú, cái nào chưa hiểu, khó hiểu thì chép ra, lên google tìm hiểu, hỏi bạn bè.
Đọc sách phải kiên trì, mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học 1, 2 bài tùy thời gian và năng lực. Duy trì cho đến lúc đọc xong cuốn đó. Trước khi đọc bài mới thì cần 15 phút đọc lại bài cũ, xem lại các ghi chú, đặc biệt là ôn tập từ vựng, đọc lại hội thoại.
Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể đọc lại theo chủ điểm, như đọc về ngữ pháp, hội thoại… nói chung là học chuyên tâm.
+ Chia nhỏ ra để trị: định cho mình trong một ngày phải học được một cái gì đó, ví dụ: 10 từ vựng, 2 mẫu câu, tập viết một bài, đọc một hội thoại, dịch một đoạn văn, nghe và hát theo một bản nhạc yêu thích, xem một tập phim… cái gì cũng phải xây dựng dần dần, chỉ cần các bạn duy trì tốt việc học này thì không khó học tập.
Trau dồi, rèn luyện
Từ vựng
Ngoài việc học từ vựng từ giáo trình, có thể học từ vựng theo chủ đề, học thông qua xem phim, đọc tin tức… tự suy luận từ hệ thống hán việt qua và ngược lại. Để ghi nhớ từ vựng tốt, không chỉ phải nắm chắc các quy tắc học, mà nên học thông qua hình ảnh sinh động, chiết tự, tập viết nhiều, và đối chiếu, liên hệ giữa các từ (như giống khác nhau về bộ thủ, về các đọc, về ý nghĩa)
Ngữ pháp
nắm chắc kết cấu câu: SVO, khi học từ vựng phải phân biệt được từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ…vì nó sẽ thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ… cố gắng luyện tập các mẫu câu (học thuộc càng tốt), bên cạnh đó học nhiều trợ từ, trạng từ, liên từ để nói được lưu loát.
Đọc hiểu
Tập đọc hiểu thông qua bài đọc ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, thỉnh thoảng đọc thêm một mẫu truyện ngắn, truyện cười… gặp từ vựng thì tra lạc việt (âm hán việt, phiên âm, cách viết, kết cấu từ…), đặc biệt chú ý các mẫu câu mới, các cụm từ nối, trạng từ, và đối chiếu với những gì đã học. Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát, rồi mới đọc hiểu, sau đó đọc nhanh, học từ vựng. Nếu bạn có thể tập nói lại nội dung càng tốt.
Luyện nghe
Trước tiên chịu khó kiên trì luyện tập các bài nghe cơ bản: nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm —>nghe viết lại cách phát âm từ vựng –>nghe các câu đơn giản;nghe các bài đàm thoại cơ bản;nghe nhạc, nghe bài học.
Nói chung chia nghe thành hai loại: nghe chủ động và nghe bị động.
Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu (học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian), nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin… lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động.
Tuy nhiên, để nghe bị động tốt: ví dụ bạn muốn nghe một bản nhạc: thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện tập việc nghe mỗi ngày.
Luyện nói: Sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoải…nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói: Tập nói những mẫu câu đơn giản, diễn đạt theo nội dung bài học, chú trọng luyện tập khẩu ngữ.
Hãy xem những video giao tiếp và thực tập theo, xem đối thoại trong phim và học tập, học cách phát âm, ngữ điệu từ đó. Tốt nhất có người cùng luyện tập trực tiếp hoặc online, không thì phải kiên trì luyện tập khẩu ngữ nhiều đê hình thành kỹ năng dần dân.
Trợ thủ đắc lực giúp tiếng Trung dễ dàng hơn
Từ điển
Từ điển Trung-Việt Việt-Trung Online hay nhất cho mọi lứa tuổi
Top 10 app từ điển tiếng Trung online siêu tiện lợi
5 cách tra cứu từ điển dễ dàng và thường dùng nhất hiện nay
Học hỏi kinh nghiệm học từ “tiền bối”
Cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Trung để có thể giao tiếp thành thạo
Học tiếng Trung vào khung giờ nào thì đạt hiệu quả cao
SỬ DỤNG CUỐN GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ NHẤT?
5 Tips cải thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Trung hiệu quả
Bí kíp chinh phục dạng bài tập tiếng Trung tổng hợp
Bí quyết luyện nghe đạt điểm tuyệt đối bài thi HSK 4
Giải trí bằng tiếng Trung
Tổng hợp 20 bộ phim Trung Quốc hay nhất ở tất cả các thể loại
Những bộ phim ngôn tình hiện đại hay nhất
– Những bộ phim ngôn tình hiện đại hay nhất trong năm 2018
– Những bộ phim ngôn tình hiện đại hay nhất trong năm 2019
– Phim thanh xuân vườn trường hay nhất
– Review phim Yêu em từ dạ dày – siêu phẩm ngôn tình ngọt như đường phèn
– Phim hiện đại cưới trước yêu sau hay nhất
2) Những bộ phim cổ trang Trung Quốc hay nhất
– Phim cổ trang hay nhất trong năm 2018
– Phim cổ trang hay nhất trong năm 2019
– Phim cung đấu hay nhất không nên bỏ lỡ
– Review phim Diên hi công lược – bông hoa nở rộ của làng “cung đấu”
– Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài phiên bản nào hay nhất
– Thần điêu đại hiệp phiên bản nào hay nhất
– Tây Du Ký phiên bản nào hay nhất
– Review phim Hương mật tựa khói sương
– Phim cổ trang huyền huyễn tiên hiệp hay nhất
– Phim cổ trang cưới trước yêu sau hay nhất
3) Những bộ phim xuyên không hay nhất
4) Những bộ phim điện ảnh trung Quốc hay nhất mọi thời đại
5) Những bộ phim về đề tài dân quốc hay nhất
– Review phim Học viện quân sự Liệt Hỏa
Sách học tiếng Trung
1. Tổng hợp sách học hay nhất của thầy Phạm Dương Châu dành cho người mới bắt đầu
2. Sách Sơ đồ tư duy chữ Hán – Hack não 3300 từ vựng
3. Giáo trình Hán ngữ phiên bản Phạm Dương Châu
4. Sách luyện nhớ nhanh chữ Hán – 3300 chữ Hán thuộc lòng trong bàn tay
5. Sách tiếng Trung dành cho người đi làm văn phòng công xưởng – “cẩm nang” kê gối dân văn phòng
6. Sách tiếng Trung giao tiếp Kinh doanh – cánh tay phải của doanh nhân
7. Sách Chinh phục HSK – đột phá để về đích
8. Thẻ từ vựng Flashcard tiếng Trung – nhỏ mà có võ
9. Ngữ pháp tiếng Trung Trung cấp – ôm trọn ngữ pháp tiếng Trung
TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU
♥CS1 : Số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Hà Nội | 09.44004400 |
♥CS2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội |09.8595.8595 |