So sánh tạo hình nhân vật các phiên bản Tây Du Ký
Tây Du Ký là cái tên không quá xa lại với các bạn thiếu nhi vào mỗi dịp hè về. Chắc hẳn với tuổi thơ trong mỗi chúng ta không ai không biết đến cái tên Tây du ký đâu nhỉ. Là một bộ phim cổ trang kinh điển của Trung Quốc, Tây Du Ký đến nay đã có tới 3 phiên bản được công chiếu trên truyền hình. Vậy bạn đã xem hết được ba phiên bản này chưa và bạn thích phiên bản nào nhỉ? Cùng Tiếng Trung Dương Châu khám phá ba phiên bản của Phim Tây Du Ký nhé!
➥ Hướng dẫn phương pháp học tiếng Trung qua phim ảnh hiệu quả nhất
Phim Tây Du Ký phiên bản năm 1986
Tây du ký là một bộ phim truyền hình đã được chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Trung Quốc, đó là Ngô Thừa Ân. Phim do Đài truyền hình Trung ương của Trung Quốc (viết tắt là CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp để sản xuất. Phim được khởi quay từ những năm 1982 và đến năm 1988 thì bộ phim được hoàn thành. Vào năm 1986, đài truyền hình Trung Quốc đã chính thức công chiếu 11 tập đầu tiên đã quay. Vì thế Tây Du Ký phiên bản đầu tiên còn được gọi là Tây Du Ký 1986.
- Tên tiếng Trung: 西遊記
- Phiên âm : Xī Yóu Jì
- Tên tiếng Anh: Journey to the West
Khảo sát của đài truyền hình Trung Quốc vào năm 1987, bộ phim đã đạt tỷ suất khán giả là 89,4%. Trong đó đối tượng có trình độ đại học với một tỷ lệ xem là 85,2%, đối tượng mù chữ hoặc chưa biết chữ thì tỷ lệ xem hoàn toàn 100%. Vào năm 2008, bộ phim này đã được bình chọn là một trong 30 bộ phim truyền hình Trung Quốc có một sức ảnh hưởng to lớn nhất trong suốt 30 năm qua. Vào năm 2014, bộ phim đã được công chiếu đi chiếu lại thậm chí hơn 3.000 lần bởi các đài truyền hình tại Trung Quốc. Bộ phim đã lập kỷ lục cho giải loạt phim truyền hình được phát lại nhiều nhất trên thế giới mà chưa kể những lần phát ở các quốc gia khác.
Ở Việt Nam, Tây Du Ký được trình chiếu từ đầu những năm 1990. Cho đến nay bộ phim đã được phát đi phát lại hàng trăm lần ở trên nhiều các kênh truyền hình khác nhau.
Tây Du Ký 1986 là phiên bản xuất sắc nhất trong tất cả cac phiên bản. Mặc dù được ra đời trong thời điểm mà các kỹ xảo điện ảnh còn rất lạc hậu và thô sơ. Chi phí để sản xuất bộ phim cũng không thể đủ trang trải cho toàn bộ phim. Ấy vậy nhưng Tây du Ký 1986 vẫn tạo được nên ấn tượng mạnh đối với những người xem và tạo nên một trong những kỷ lục mà thực sự rất khó có bộ phim nào có thể lật đổ nổi. Sau thành công của bộ phim Tây du ký 1986, đã diễn ra một cuộc đua chuyển thể giữa các tác phẩm “Tây du ký” của tác giả Ngô Thừa Ân tại Trung Quốc trong suốt hơn 3 thập kỷ qua. Mỗi một năm đều có ít nhất một tác phẩm được làm lại từ cuốn tiểu thuyết vô cùng kinh điển này của tác giả Ngô Thừa Ân.
Tuy nhiên, mỗi bộ phim truyền hình hay điện ảnh của những phiên bản mới được làm ra không còn gói gọn về cuộc hành trinh đi thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng nũa. Mà tập trung khai thác sâu về số phận, các câu chuyện của cuộc đời hay những mối quan hệ riêng rẽ của từng nhân vật. Mặc dù vậy, Tây du ký những phiên bản sau vẫn giữ nguyên những tư tưởng hướng thiện, mang một kết thúc có hậu theo đúng truyện gốc.
Nôi dung Tây Du Ký 1986
Tây Du Ký được bắt nguồn từ một câu chuyện có thật trong cuộc sống. Có một nhà sư trẻ của đời Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang. Vào năm 21 tuổi, ông đã một mình sang Ấn Độ để đi tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ những năm 629 đến năm 645 ông mới trở về Trung Quốc. Tính ra tổng cộng là 17 năm. Trong đó, ông có 6 năm tu học ở ngôi chùa Na-lan-đà , đây là một trung tâm Phật giáo lúc bấy giờ. Khi về nước Trung Quốc , ông đã phải dùng tới 24 còn ngựa để tải đầy đủ 657 bộ kinh Phật.
Câu chuyện có thật này vốn đã mang một màu sắc huyền thoại kì bí, được truyền tụng cực kì rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa. Tác giả Ngô Thừa Ân tuy là người tập hợp và gia công lại câu truyện đó cuối cùng, nhưng ông vẫn luôn xứng đáng là tác giả to lớn và vĩ đại nhất của bộ Tây Du Ký. Với một ngòi bút vô cùng sáng tạo của ông, tác phẩm này không những có một dung lượng cực kì đồ sộ, mà tính tư tưởng của tác phẩm cũng được nâng cao rất nhiều. Các hình tượng của nhân vật thì trở nên cực kì sống động và có tính cách cực kì rõ nét và thái độ văn phong cực kì uyển chuyển và nhất quán.
Tây Du Ký là một bộ tiểu thuyết kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò ( bảo vệ ) thầy Đường Tăng sang đất nước phương Tây (Ấn Độ – phía tây Trung Quốc ). Đường đi của họ gặp bao gian nan trắc trở, yêu quái, thiên tai. Tổng cộng gặp đến tận đủ 81 kiếp nạn. Nhưng cuối cùng họ cũng đều vượt qua được đến xứ sở Phật tổ, mang về những cuốn kinh Phật về truyền bá ở các nước phương Đông.
Các tập phim Tây Du Ký
Phần 1: Với tổng cộng 25 tập phim có vẻ như quá ngắn để có thể diễn tả hết được nội dung của cuốn truyện Tây du ký. Thế nhưng chính vì thế mà nội dung của phim phim không quá dài dòng và rườm rà. Nó cô đọng lại khiến cho bộ phim luôn được theo một liên tục và hấp dẫn. Ngoài 25 tập phim chính của phần 1 Tây Du Ký được chiếu, thì trong thời gian những năm 1982 đến năm 1988 còn một phiên bản Tây Du Ký khác có tên là Trừ yêu Ô Kê quốc và một phiên bản Tây Du Ký tiếp theo tên là Thâu ngật nhân sâm quả nhưng sau lại không sử dụng đến. 25 tập phim Tây Du Ký
- 猴王初問世 :Tôn Ngộ Không theo học phép Bồ Đề sư tổ.
- 官封弼馬溫 :Tôn Ngộ Không náo loạn Long cung và được phong Bật Mã Ôn
- 大聖閙天宮 :Tôn Ngộ Không trở thành Tề Thiên Đại Thánh náo Thiên cung
- 困囚五行山 :Tôn Ngộ Không đã bị Phật Tổ giam cầm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, Đường Tăng thỉnh kinh
- 猴王護唐僧 : Ngộ Không, Bạch Mã hộ giá Đường Tăng đi lấy kinh
- 禍起觀音院 : Tôn Ngộ Không và Quan Âm thu phục Hắc Hùng Tinh trộm cà sa
- 計收猪八戒 : Thu phục Trư Bát Giới tại Cao Lão trang
- 坎途逢三難 : 4 thầy trò Đường Tăng Gặp nạn Hoàng Phong động, thu phục Sa Tăng, các Bồ Tát thử lòng Trư Bát Giới
- 偷吃人參果 : Tôn Ngộ Không trộm nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên
- 三打白骨精 : Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và bị Đường Tăng đuổi về Hoa Quả Sơn
- 智激美猴王 : Ngộ Không trở lại thu phục Hoàng Bào quái tại Bảo Tượng quốc
- 奪寶蓮花洞 : Trừ yêu quái Kim Giác và Ngân Giác
- 除妖烏鷄國 : Trừ yêu đạo tại Ô Kê quốc, cứu sống quốc vương Ô Kê
- 大戰紅孩兒 : Quan Âm hỗ trợ thầy trò Đường Tăng thu phục Hồng Hài Nhi
- 鬪法降三怪 : Tại Xa Trì quốc, Tôn Ngộ Không đã đấu phép giết ba yêu quái lốt đạo sĩ
- 趣經女兒國 : Đường Tăng qua Tây Lương nữ quốc, trừ bọ cạp tinh
- 三調芭蕉扇 : Thầy trò qua Hỏa Diệm Sơn, thu phục Ngưu Ma Vương
- 掃塔辨奇冤 : Qua Sái Trại quốc, Bạch Mã giúp thu phục Cửu Đầu Trùng
- 誤入小雷音 : Thầy trò gặp Hạnh Tiên, gặp yêu quái Hoàng Mi
- 孫猴巧行醫 : Tôn Ngộ Không thu phục quái Trại Thái Tuế
- 錯墜盤絲洞 : Thầy trò gặp bảy nhện tinh và Đa Mục quái
- 四探無底洞 : Thầy trò gặp nạn tại động không đáy, thu phục Bạch Thử tinh
- 传藝玉華州 : Đến Ngọc Hoa châu, và thu phục Cửu Linh nguyên thánh
- 天竺收玉兔 : Đến Thiên Trúc quốc, thu phục Thỏ Ngọc tinh
- 波生極樂天 : Thầy trò bái yết Phật Tổ và về đất Đường
Phần 2: bộ phim Tây Du Ký được sản xuất vào những năm 1998 đến năm 1999, và được phát sóng trên truyền hình năm 2000. Phần 2 này gồm tổng cộng 16 tập. Đây là phần bổ sung cho những chuyện trên đường đi đến miền Tây mà phần một chưa được kể hết. Bộ phim vẫn do đạo diễn Dương Khiết chỉ đạo. Khâu võ thuật thì được giao cho một nhà chỉ đạo võ thuật mới đó là Tào Vinh phụ trách. Các nhà làm phim đã lấy bối được bối cảnh thầy trò Đường Tăng trở về khu vực Trường An và lần lượt kể lại những điều trắc trở gian nan trên đường đi cho nhà vua Đường Thái Tông nghe. Đạo diễn Dương Khiết đã đặt tên cho phần 2 gồm bộ 16 tập phim một cái tên là: Tây Du Ký tục biên. Tuy nhiên, phần hai Tây Du Ký lại không thể mang tính hấp dẫn bằng phần một. Không phải là do các kiếp nạn phần 2 không được hay và thú vị bằng phần 1 mà là do chính độ dài của cac tập phần 2. Khán giả cho rằng nó đã không còn tính cô động. Phần 2 đã lạm dụng kĩ xảo quá mức và nhạc phim lẫn các tạo hình của nhân vật, diễn viên còn bị già đi nhiều. Những điều này đã khiến cho bộ phim không còn cái hồn mà vốn có của nó trước đây nữa. Có thể nói , phần 2 Tây Du Ký không thành công chính là do cái bóng của phần một Tây Du Ký 1986 quá lớn.
- 險渡通天河: Thầy trò gặp nạn sông Thông Thiên
- 師徒生二心: Thu phục Linh Cảm đại vương, Ngộ Không trừ cướp
- 真假美猴王: Nạn Ngộ Không thật giả
- 受阻獅駝嶺: Thầy trò gặp nạn Thanh Sư
- 遇仙孔雀台 : Yêu Thanh Sư, Bạch Tượng hại thầy trò
- 如來收大鵬 : Phật Tổ trừ yêu quái Đại Bàng, thoát nạn tiên Khổng Tước
- 情斷黑水河 : Ma Ngang thái tử giúp trừ Đà Long
- 收伏青牛怪 : Thác Tháp Lý thiên vương và Na Tra giúp trừ Thanh Ngưu quái
- 祈雨鳳仙郡 : Thanh Ngưu đã bị Thái Thượng Lão Quân bắt, ông giúp trừ hạn của quận Phụng Tiên
- 大鬧披香殿 : Ngọc Đế phải làm mưa quận Phụng Tiên
- 絕域變通途 : Trừ Mãng Xà tinh, gặp nạn Báo Tử tinh
- 淚灑隱霧山 : Trừ Báo Tử tinh, qua Tỳ Khâu quốc
- 救難小兒城 : Gặp Hồ Ly tinh ở Tỳ Khâu quốc
- 緝盜菩提城 : Thầy trò gặp Khấu viên ngoại huyện Địa Linh
- 還魂寇善人 : Cứu Khấu viên ngoại
- 觀燈金平府 : Tây Hải long công chúa giúp thu phục ba Tê Ngưu tinh
Tây Du Ký phiên bản năm 2009
Tây Du Ký phiên bản Chiết Giang là bộ phim do đài truyền hình Chiết Giang sản xuất. Tổng cộng gồm 52 tập phim, được khởi quay bắt đầu từ tháng 9 năm 2008. Đến tháng 1 năm 2010 bộ phim được công chiếu lần đầu tiên. Tây Du Ký 2010 có độ dài tổng cộng 52 tập. Phim có một số nội dung không theo nguyên tác cốt truyện nên đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Đạo diễn Tây Du Ký 2009 là Trình Lực Đống. Về cơ bản, nội dung phim cũng dựa trên nguyên tác của tiểu thuyết, nhưng thêm nhiều rất nhiều chi tiết không hề có trong truyện. Nhiều kiếp nạn quan trọng như kiếp nạn Hỏa Diệm sơn, Hắc hùng tinh hay khi các vị bồ tát thử lòng của cả bốn thầy trò Đường tăng, Bạch cốt tinh,Tôn Ngộ Không thật giả, Kim Ngân ngưu giác, Hồng hài nhi, Thanh sư – Bạch tượng – Đại bàng, Xa Trì quốc, Thông thiên hà, Tây lương nữ quốc, , yêu quái Hoàng mi, Nhện thành tinh,, Bạch thử tinh, Ngọc thố tinh lạm dụng kĩ xảo dàn dựng mà lại bỏ qua rất nhiều kiếp nạn quan trọng khác như vụ Tôn ngộ không Ăn trộm quả nhân sâm, Ô Kê quốc, Cửu đầu trùng, Châu tử quốc, Tì Khâu quốc, Ngọc hoa châu.. Hay kiếp nạn Hoàng Bào quái lại được thay thế bằng kiếp nạn Bạch cốt tinh, nạn yêu quái nhện thì nhân vật Đa mục quái lại bị thay thế bằng Kim quang đạo trưởng. Nạn Hạnh tiên đã được quay nhưng khi lên phim thì lại bỏ.
Tây Du Ký phiên bản năm 2010
Tây Du Ký 2010 Là bộ phim thứ ba nói về cuộc hành trình 4 thầy trò Đường Tăng đến Tây Trúc thỉnh kinh (2 bộ phim trước là Tây Du Kí 1986 và Tân Tây du kí của đài truyền hình Triết Giang vào năm 2009). Do được sinh ra sau, Tân Tây du kí 2010 không tránh khỏi việc bị đem ra bàn cân so sánh với các đàn anh đi trước mình. Xét về vấn đề này, đạo diễn Trương Kỉ Trung đã cho rằng khán giả không nên so sánh những bộ phim Tây Du Ký mà được quay ở những thời kỳ, thời điển khác nhau. Riêng về mặt tư tưởng và nhận thức của con người cũng đã được thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy việc đem so sánh bản Tân Tây du kí 2010 với một bộ phim đã quay cách đây tận 30 năm là một điều hoàn toàn không hợp lý. Theo đạo diễn Trương Kỉ Trung nói, Tây Du Ký 2010 là phải làm theo đúng với thời hiện đại chứ chứ không lấy tư tưởng và phong cách của thời đại cũ.
Bí kíp NHỚ NHANH – NHỚ LÂU – NHỚ SÂU – NHỚ ĐÚNG CHỮ HÁN bạn đã biết chưa ? Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY nhé
So sánh tạo hình nhân vật 3 phiên bản Tây Du Ký
Nhạc phim Tây Du Ký 1986
Chắc hẳn với các fan hâm mộ bộ phim này chắc chắn sẽ không còn lạ lẫm với bản nhạc phim mở đầu quen thuộc của Tây Du Ký 1986, hãy cùng tiếng trung Dương Châu nghe lại bản nhạc này nhé