Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Tết Trung Thu Trung Quốc – 3 điều khác biệt với Việt Nam

Phạm Dương Châu 28.10.2020 Văn hóa trung quốc

Tết Trung thu là Tết đoàn viên, từ lâu đã là nét văn hóa truyền thống người Việt Nam cũng như người Trung Quốc. Trung Thu có nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết về sự tích hay các phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào Trung Thu trăng sáng nhất, tròn nhất cùng người thân trong gia đình quây quần phá cỗ. Vậy hãy cùng tiengtrung.com tìm hiểu về phong tục tết trung thu đầy ý nghĩa này nhé.

I. Nguồn gốc Tết Trung Thu

Lịch sử nguồn gốc của Tết Trung thu hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có 3 truyền thuyết được người ta nhắc đến nhiều nhất để nói về nguồn gốc của tết Trung thu đó là truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng của Trung Quốc và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Các nhà khảo cổ học cho biết hình ảnh về tết Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng, Tết Trung Thu có nguồn gốc từ thời Xuân – Thu chiến quốc. Có lẽ rằng Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam – người ta coi đây là một ngày lễ hội để ăn mừng thu hoạch và là lúc nông dân được nghỉ ngơi, vui chơi sau một vụ mùa vất vả.

II. Phong tục đón tết Trung Thu của người Trung Quốc

Tết Trung thu là một ngày Tết quan trọng với người Trung Quốc. Trong đêm Trung thu, họ có rất nhiều hoạt động đặc sắc thể hiện rõ phong tục tập quán của người Trung Hoa.

Ngắm trăng

Trong ngày tết Trung thu, người Trung Quốc cổ đại từ lâu đã có phong tục ngắm trăng. Các ghi chép lịch sử Trung Hoa cũng thường đề cập đến vấn đề này, họ thường tổ chức lễ tế thần mặt trăng vào đêm trăng sáng. Từ thời Chu, cứ đến rằm Trung Thu, người dân đều tiến hành lễ tế trăng tròn và chào đón mùa đông. Họ bày rất nhiều thứ trên bàn lễ như: bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho… Bánh Trung Thu & dưa hấu là hai thứ nhất định không thể thiếu. Dưa hấu còn phải cắt tỉa thành hình bông hoa sen.

Tới thời Đường, việc ngắm trăng trong đêm Trung Thu trở nên phổ biến. Sang thời Tống, thói quen này phát triển rất mạnh mẽ. Sau thời Minh Thanh, phong tục chơi trăng vẫn được duy trì như vậy, có nhiều nơi còn có tục lệ thắp hương cầu khấn, múa lân, thả đèn trời, dựng cây Trung thu…

Ăn bánh Trung Thu

Vào đêm Trung Thu, người dân Trung Quốc cũng giống người dân Việt Nam, có thói quen ăn bánh Trung thu. Ban đầu, loại bánh này được làm để cúng tế thần mặt trăng, sau này việc ăn bánh và ngắm trăng dần trở thành hai việc thịnh hành trong đêm Trung thu bởi chiếc bánh tròn tượng trưng cho sự đoàn viên.

Tế trăng

Tương truyền vào thời cổ đại, ở nước Tề có một cô gái diện mạo xấu xí, nhưng từ khi còn nhỏ cô đã rất thành kính đối với thần mặt trăng. Khi lớn lên, nhờ tài đức hơn người mà cô được tuyển vào cung, nhưng chưa bao giờ cô nhận được sủng ái của hoàng thượng. Rồi vào một đêm Trung Thu, hoàng thượng đi dạo dưới ánh trăng và đã gặp cô, cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của cô, thoàng thượng bèn lập cô làm Hoàng hậu, từ đây tập tục cúng thần mặt trăng xuất hiện. Các thiếu nữ cúng tế thần mặt trăng chủ yếu mong mình có một vẻ đẹp thuần khiết như Hằng Nga, thanh cao vĩnh cửu tựa như trăng sáng.

Thả đèn dưới sông

Việc thả đèn hoa đăng xuống dòng sông trong ngày tết Trung thu có ý nghĩa rất đặc biệt với những thiếu nữ và các em nhỏ. Họ sử dụng giấy dầu làm thành chiếc đèn hoa đăng hình bông sen hay hình chiếc thuyền… rồi thắp một ngọn nến, sau đó thả xuống sông hoặc hồ. Trước khi thả đèn đăng, họ phải thành tâm nguyện cầu, để những chiếc đèn đó mang những ước vọng của họ đi xa, mong cho ước vọng trở thành hiện thực.

Giải câu đố

Đêm rằm Trung thu ở Trung Quốc, tại những địa điểm công cộng người ta treo rất nhiều đèn lồng đỏ, mọi người quây tụ lại và cùng giải những câu đố được ghi trên đèn lồng. Đây là hoạt động thú vị mà các nam thanh nữ tú rất thích và ưa chuộng, trò chơi này là cơ hội để các bạn trẻ tìm được nửa kia của mình. Vì vậy, trò chơi giải câu đố trong đêm rằm đã trở thành nơi để bày tỏ tình cảm của các đôi nam nữ trẻ.

III. Sự khác nhau giữa Trung Thu Trung Quốc và Việt Nam

1. Nguồn gốc ngày Tết Trung Thu Khác nhau

Nguồn gốc ngày Tết Trung Thu ở Trung Quốc: theo một truyền thuyết kể lại, Dương Quý Phi vốn là một phi tần được vua Huyền Tông vô cùng sủng ái. Vì quá sủng ái Quý Phi nên vị vua đó đã để đất nước loạn lạc khiến bách tính bất bình và hô hào ép buộc nhà vua giết Dương Quý Phi. Vào một đêm trăng sáng, Huyền Tông rất nhớ Dương Quý Phi và sau đó được một vị tiên đưa lên cung trăng gặp nàng. Khi trở về trần gian, ông đã đặt ra ngày Tết Trung thu để tưởng nhớ đến quý phi.

Nguồn gốc ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam: Từ đời nhà Lý, ngày Tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với nhiều hoạt động như: đua thuyền, múa rối nước hay rước đèn. Theo những truyền thuyết cổ xưa , tết Trung Thu là dịp để cho người nông dân làm lễ tạ ơn Rồng đã đem mưa đến cho mùa màng bội thu.

2. Ý nghĩa ngày tết Trung Thu khác nhau

Việt Nam: Người Việt xem ngay tết Trung thu là Tết dành cho trẻ em. Khi trăng tròn lên cao, trẻ em vừa múa hát và cùng nhau vừa ngắm trăng, phá cỗ linh đình. Ở một số địa phương người dân còn tổ chức các hoạt động như múa lân, múa rồng, múa sư tử để các em nhỏ có thể vui chơi thoả thích. Trung thu đối với người Việt Nam cũng là ngày Tết đoàn viên, dù ai đi xa đến ngày này cũng sẽ trở về đoàn tụ bên gia đình, quây quần cùng ăn bánh trung thu, cùng ngắm trăng.

Trung Quốc: Tết Trung thu ở Trung Quốc là ngày mà người dân tổ chức ăn mừng một vụ mùa bội thu. Vào dịp Trung Thu, người dân bày tiệc, biểu diễn múa lân, sư tử cho trẻ con và đây là dịp để nam thanh nữ tú trổ tài thơ ca hay giao duyên. Nhiều cặp đôi vào ngày trăng rằm cũng nên duyên.

3. Phong tục Trung Thu khác nhau

? TẬP TỤC THỜ MẶT TRĂNG KHÁC NHAU

VIỆT NAM: Trong nền văn hóa lúa nước của người Việt, mặt trăng có một ý nghĩa to lớn, nó gắn liền với những vụ mùa và sinh hoạt của người dân. Giữa mùa thu lại là khi tiết trời mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm. Và Trung Thu là khi trăng tròn nhất và sáng nhất mà việc làm nông lại đang nhàn. Lúc đó, mọi người có thể thảnh thơi ngắm trăng, nghỉ ngơi ăn miếng bánh nhâm nhi ly trà.

TRUNG QUỐC: Người Trung Quốc cổ đại tin là, có một liên kết giữa Mặt trăng và nước, thậm chí người ta còn kết nối với chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ. Lúc Mặt trăng mang thai, nó sẽ trở nên tròn trịa, sau khi sinh con, thì Mặt trăng lại khuyết và có hình lưỡi liềm. Câu chuyện này khiến người Trung Quốc xưa tin rằng, người phụ nữ có vị trí rất quan trọng và cần được tôn vinh vào Tết Trung Thu.

? TỤC LỆ CHƠI LỒNG ĐÈN KHÁC NHAU

VIỆT NAM: Trẻ em vào ngày này thường rước những chiếc đèn lồng có nhiều hình dáng khác nhau, cùng nhau dạo chơi trong đêm trăng sáng và cùng nhau hát những bài hát đồng dao về ngày Trung Thu. Đèn lồng thủ công ở Việt Nam thường được làm từ tre và giấy gió. Chiếc đèn lồng thường được vẽ hoặc thêu nhiều chi tiết. Chiếc đèn lồng trong tết Trung Thu của người Việt Nam còn là biểu hiện của sự ấm no, và hạnh phúc gia đình.

TRUNG QUỐC: Đối với người Trung Quốc, những chiếc đèn lồng đỏ, là biểu tượng cho sự may mắn hoan hỉ, được sử dụng nhiều vào các dịp lế tết, trong đó có tết Trung Thu. Đèn lồng còn thể hiện cho khả năng sinh sản. Người Trung Quốc quan niệm rằng, ánh sáng đo đỏ từ những chiếc đèn lồng sẽ xua đuổi điều không may mắn, mang lại sự may mắn, an lành và hạnh phúc.


Tìm hiểu về các ngày lễ tết khác của Trung Quốc:

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc

Tết Thanh Minh ở Trung Quốc


Tìm hiểu ngay khóa học tiếng Trung với ưu đãi cực khủng trong tháng này TẠI ĐÂY

Xem ngay KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO – ĐĂNG KÍ NGAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC NHIỀU ƯU ĐÃI KHỦNG.

Trung tâm Tiếng Trung Dương Châu – Trung tâm lớn nhất Hà Nội.

Để được tư vấn về các sách học tiếng Trung và các khóa học tiếng Trung.

Liên hệ ngay Tiếng Trung Dương Châu:

Cơ sở 1: số 10, ngõ 156 phố Hồng Mai, Bạch Mai, Hà Nội.
Hotline: 09 4400 4400
Cơ sở 2: số 25, ngõ 68 đường Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 09 8595 8595.
5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP