Tết thanh minh của người Trung Quốc – nét văn hóa truyền thống
Tết thanh minh của người Trung Quốc
Giới thiệu
Cũng giống như phong tục tập quán của người Việt Nam. Trung Quốc cũng có tết Thanh Minh. Vậy những phong tục tập quán của người Trung Quốc trong lễ tết thanh minh có gì độc đáo? Điểm gì đặc biệt khác lạ so với Việt Nam ? Cùng TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé !
Thanh minh trong tiếng Trung được viết là 清明 Qīngmíng : Thanh minh . Từ này mang ý nghĩa là trong sáng. Tết thanh minh thuôc 24 tiết khí tính theo lịch pháp cổ đại. Thời gian này rơi vào khoảng thời gian tháng 4 dương lịch. Cách tính tiết thanh minh sẽ là sau đông chí 108 ngày. Tên gọi thanh minh là vì mùa đông đã kết thúc. Tiết trời sẽ dần trở lên ấm áp, trả lại cho bầu trời sự trong lành.
Tết thanh minh mang ý nghĩa văn hóa to lớn, ngày tết thanh minh chính là một trong những lễ hội truyền thống của Trung Quốc.
Hoạt động
Tảo mộ
Những hoạt động trong tết thanh minh phải kể đến chính là Tảo Mộ . Hoạt động này thuộc về văn hóa truyền thống, phong tục dân gian. Cho đến ngày nay, hoạt động này vẫn được lưu giữ. Tuy nhiên có một số hình thức được thay đổi, cải tiến hơn một chút.
Ngày trước, khi đi tảo mộ thì cả gia đình sẽ cùng nhau đi đến mộ của người thân đã mất. Hoặc những cơ quan, đoàn thể sẽ đi tảo mộ cho các liệt sĩ tại nghĩa trang. Đó chính là lý do những ngày thanh minh thì các nghĩa trang lại có rất nhiều những vòng hoa, bó hoa hay cành tùng, cành bách. Điều này thể hiện liofnh biết ơn, tôn kính đến các vị liệt sĩ đã hy sinh thân mình bảo vệ tổ quốc.
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp xuân”
Trích : Truyện Kiều, Nguyễn Du
Phong tục
Tảo mộ扫墓: tảo mộ, tức là quét mộ. Tục tảo mộ có từ thời Tần, nhưng đến thời Đường mới phổ biến tảo mộ vào tiết thanh minh. Tùy theo điều kiện gia đình mà phương thức tảo mộ không giống nhau, nhưng chủ yếu là quét dọn và đốt một bao tiền giấy cho người âm.
Đạp thanh踏青: “đạp” là dẫm lên, “thanh” là màu xanh, ý nói cỏ. “Đạp thanh” còn gọi là “xuân du”, là khi mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc, người người rủ nhau đi ngắm cảnh sắc mùa xuân. Cuộc du xuân còn có thêm nhiều trò chơi, như chơi đu, đá bóng, đá cầu, thả diều… Ngoài ra tết thanh minh người ta còn trồng cây.
Cắm liễu插柳: tết thanh minh người dân Trung Quốc còn có tập tục cắm một cành liễu trước nhà, cành liễu sống rất khỏe, khi cành liễu xanh tức là trời sẽ mưa bụi, khi cành liễu khô tức là trời nắng, nên người dân dùng liễu để “dự báo thời tiết”. Ngoài ra, tương truyền tết thanh minh cũng có ma quỷ ra nhiều, nên dùng cành liễu để trừ tà.
Hiện tại, chính phủ Trung Quốc quy định tết thanh minh là ngày nghỉ.
Du xuân
Tết Thanh minh chính là ngày để lễ tế tổ tiên. Ngày để bỏ lòng biết ơn và thương nhớ với người đã khuất. Bắt nhịp với cuộc sống hiện đại cũng có những hoạt động được đi kèm theo như du xuân. Điều này đáp ứng nhu cầu với điều kiện sống ngày một cao. Có một vài địa phương còn gọi tết Thanh Minh chính là tết chơi xuân.
Trong thời cổ còn có tập tục đi chơi xuân hái rau dại, tập tục này đến nay không còn nữa. Trong thời gian trước và sau Thanh minhlà các cô gái, phụ nữ đi chơi xuân, hái rau dại tươi và non về gói sủi cảo, gói bánh rất thơm ngon với mùi vị khác thường. Có một số phụ nữ còn thích gài bông hoa rau khúc màu trắng trên đầu.
Hôm Thanh minh, còn có tập tục thả diều, kéo co, chơi đu.
Vậy thì tại sao lại gọi tết Thanh minh ? Theo trung tâm tiếng trung được biết thì mỗi khi đến tiết này là thiên nhiên mở màn cho mùa xuân, khí hậu ấm áp, cỏ non xanh rờn, tràn đầy sắc xuân, đây có lẽ là hàm ý của “Thanh minh”. Đến tiết Thanh minh, đúng vào mùa cày cấy vụ xuân, trong ngạn ngữ nông nghiệp có nhiều câu nói về Thanh minh và công việc nhà nông, ví dụ như: “trước sau Thanh minh trồng dưa, trồng đậu”; “Trồng cây tốt nhất là tThanh minh, trônt một khúc gỗ cũng nẩy mầm”.
Nguồn gốc và truyền thuyết
Theo TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU, nhiều người cho rằng, tết thanh minh vốn là ngày tế lễ của vua chúa thời cổ, sau này dân gian học theo, nên có tập tục tảo mộ. Theo truyền thuyết, vua Đại Vũ trị thủy thành công, lại đúng vào dịp mùa xuân tới, trời đất trong lành, không khí ấm áp, trăm hoa đua nở, nhân dân liền tổ chức chúc mừng, gọi là tết thanh minh.
Cũng có thể kể đến ngày tết khác là tết hàn thực. Giới Tử Thôi từng cứu giúp Tấn Văn Công khi chạy loạn. Sau khi Tấn Văn Công lên làm vua, công thần Giới Tử Thôi không muốn ra nhận phong thưởng, đưa mẹ già vào rừng sâu sống. Tấn Văn Công hối hận vì từng quên công lao của Giới Tử Thôi, bèn mời bằng được ông ra nhận phong quan, ông không ra, vua sai người đốt rừng. Mẹ con ông chết trong rừng. Vua đau buồn, lệnh cho người dân gặp ngày giỗ của Giới Tử Thôi không được đốt lửa. Từ đó có ngày “hàn thực” (ăn đồ lạnh). Thời Đường, vua Đường Huyền Tông xuống chiếu lệnh cho ngày hàn thực là ngày ra thăm mộ tổ tiên. Tết thanh minh rất gần hàn thực, nên người dân dần dần chuyển việc tảo mộ sang thanh minh.
Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo về văn hóa trung quốc tại đây nhé!
Xử lý các cấu trúc câu rắc rối và các tầng nghĩa phức tạp trong câu tiếng Trung chỉ với một bí kíp. Vậy đó là gì mà thần thánh tới vậy, tham khảo ngay nhé.
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội