Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Tìm hiểu về tập tục ăn uống của người Trung Quốc

Phạm Dương Châu 17.11.2014 Văn hóa trung quốc

Tìm hiểu về tập tục ăn uống của người Trung Quốc

Nhắc đến Trung Hoa là nhắc đến phong cảnh hữu tình. Hay cảnh quan mê hồn người đến siêu lòng người đi. Bên cạnh đó Trung Quốc còn thu hút du khách bởi sự đa dạng văn hóa. Và cả những món ăn đặc sắc đậm tình địa phương. Hôm nay, cùng tiengtrung.com  tìm hiểu về tập tục ăn uống của người Trung Quốc để xem cách ăn của họ khác gì so với mình nhé!

Tập tục ăn uống

Người Trung Quốc có câu tục ngữ: thuốc bổ không bằng ăn bổ. Có nghĩa là khi tẩm bổ dưỡng sinh, nên chú ý ăn uống. Tuy rằng điều kiện kinh tế của một số người còn thiếu thốn, nhưng họ vẫn tận khả năng ăn uống cho tốt một chút. Còn những người điều kiện kinh tế khá giả lại chú ý vấn đề ăn uống. Cứ như vậy, lâu ngày việc ăn uống đã đi sâu vào các mặt trong đời sống của người dân. Vì vậy đã xuất hiện những nghi lễ ăn uống trong xã giao. Hay cả những tập tục ăn uống trong ngày lễ, ngày tết, tập tục ăn uống theo tín ngưỡng, tập tục ăn uống trong hôn lễ và mai táng, trong ngày sinh nhật và sinh nở….

Đồ ăn Trung Quốc

Nghi lễ ăn uống trong xã giao chủ yếu biểu hiện trong khi giao tiếp tiếng trung. Nhiều nhất là những lúc bạn bè và người thân đi lại với nhau, mỗi khi bạn bè người thân có việc gì lớn, như sinh con, dọn nhà,… thường phải tặng quà, còn chủ nhà thì trước hết là phải nghĩ đến việc mời khách ăn, uống cái gì đây ? Tận khả năng sắp xếp những món ăn cho thịnh soạn, để cho khách vừa lòng. Khi bàn chuyện làm ăn, buôn bán cũng có thói quen vừa ăn vừa bàn bạc, ăn uống vui vẻ, thì việc làm ăn cũng được ổn thỏa.

Tìm hiểu về tập tục ăn uống của người Trung Quốc

Phong tục từng địa phương

Do phong tục tập quán ở mỗi nơi một khác, các món ăn để tiếp khách cũng không giống nhau. Ở Bắc Kinh, ngày xưa thì đãi khách ăn mỳ. Với ý là mời khách ở lại. Nếu như khách ở lại thì mời khách ăn một bữa sủi cảo hay còn gọi là bánh chẻo, tỏ lòng nhiệt tình. Khi tặng quà cho bạn bè và người thân phải chọn “8 thứ của Bắc Kinh”. Có nghĩa là 8 loại bánh điểm tâm. Một số vùng nông thôn miền Nam Trung Quốc, khi nhà có khách, sau khi mời khách uống trà, lập tức xuống bếp làm bánh, hoặc nấu mấy quả trứng gà, rồi cho đường. Hoặc nấu mấy miếng bánh bột nếp, cho đường để khách thưởng thức, rồi mới đi đi nấu cơm.

Ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến miền Đông Trung Quốc, khi mờ khách ăn hoa quả. Người địa phương ngọt là “ngọt ngào”, tức là mời khách thưởng thức mùi vị ngọt ngào. Mà trong đĩa hoa quả còn có quít, bởi vì trong tiếng địa phương từ quít đồng âm với từ may mắn. Ẩn ý là chúc khách may mắn, cuộc sống ngọt ngào như quả quít.

Tập tục mỗi địa phương

Theo TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU được biết thì khi đãi khách, tập tục của mỗi một địa phương cũng không giống nhau. Ở Bắc Kinh, thấp nhất cũng phải là một mâm 16 món, tức là 8 đĩa và 8 bát. 8 đĩa là món ăn nguội, 8 bát là món ăn nóng. Ở tỉnh Hắc Long Giang miền Đông Bắc TQ khi tiếp khách các món ăn đều phải có đôi. Tức là mỗi món nhất định phải có đôi. Ngoài ra, ở một số khu vực, phải có cá, với ý là cuộc sống dư thừa. Trong cuộc sống hàng ngày, những bữa cỗ thường thấy là cỗ cưới dẫn đến nhiều cỗ tiệc, như cỗ ăn hòi, cỗ gặp mặt, cỗ đính hôn, cỗ cưới, cỗ hồi môn v,v. Trong đó cỗ cưới là long trọng và cầu kỳ nhất.

Một số khu vực ở tỉnh Thiểm Tây miền Tây Trung Quốc, mỗi món trong cỗ cưới đều có hàm ý riêng. Món thứ nhất là thịt đỏ, “đỏ” là mong muốn “mọi điều may mắn”; Món thứ hai “gia đình phúc lộc” với ngục ý là “cả nhà sum họp, cùng hưởng phúc lộc”, món thứ 3 là bát cơm bát bảo to, nấu bằng tám loại như gạo nếp , táo tàu, bách hợp, bạch quả, hạt sen v,v với ngụ ý là yêu nhau đến bạc đầu v,v. Ở vùng nông thôn tỉnh Giang Tô, cỗ cưới đòi hỏi phải có 16 bát, 24 bát, 36 bát. Ở thành phố, tiệc cưới cũng rất long trọng. Những điều này đều có ngụ ý là may mắn, như ý. Tiệc chúc thọ là tiệc để mừng thọ các cụ già, lương thực thường là mỳ sợi, còn gọi là mỳ trường thọ.

Ở một số khu vực miền bắc tỉ̉nh Giang Tô, Hàng Châu miền Đông TQ, thường là buổi trưa ăn mỳ, buổi tối bày tiệc rượu. Người Hàng Châu khi ăn mỳ, mỗi người gắp một sợi mỳ trong bát mình cho cụ, gọi là “thêm thọ”mỗi người nhất định phải ăn hai bát mỳ, nhưng không được múc đầy, vì như vậy sẽ xúi quẩy.

Tìm hiểu về tập tục ăn uống của người Trung Quốc

Bạn muốn học tiếng Trung mà không có thời gian đến trung tâm ? Bạn muốn học tiếng Trung để áp dụng vào công việc thường ngày trong thời gian ngắn nhất ? Đừng lo khi mà TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU đã có giải pháp. Với 41 chủ để của hơn 20 ngành nghề khác nhau, có file nghe phát âm chuẩn tiếng Trung, kèm theo chữ cứng – phiên âm – chữ bồi –  giải nghĩa,.. ”  Tiếng Trung Giao Tiếp Cho Người Đi Làm Văn Phòng – Công Xưởng – Kinh Doanh ” sẽ là phương án cho bài toán của bạn. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY

Cách ăn cơm bằng đũa

Nguồn gốc

Theo TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU được biết, trên thế giới có cách để ăn cơm. Trực tiếp lấy tay bốc chiếm 40%,  dùng dao và dĩa chiếm 30%, còn 30% là ăn bằng đũa.

Đũa là một phát minh lớn của người Trung Quốc. Từ thời Ân Thương cách đây hơn 3000 năm đã bắt đầu biết dùng đũa. Ban đầu không gọi là “đũa”. Theo văn hiến thời cổ ghi chép, lúc đó người ta gọi “đũa” là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “Cân”. Vậy tại sao lại gọi là đũa ? theo văn hiến ghi chép, người dân miền Giang Nam miền Đông TQ cho rằng, phát âm từ “trợ” và “trọ” là giống nhau, mà những người đi thuyền trên sông lại rất kỵ “thuyền ngừng Lại” <vì trong tiếng Trung Quốc từ trọ đồng âm với từ ngừng>, nên đặt ngược ý là “đũa”. Đến đời nhà Đường, trong thế kỷ 7, người ta lại ghép chữc trúc với chữ nhanh, bởi vử đũa thường là làm bằng trúc. Thế là, đôi đũa để ăn cơm mà TQ phát minh mà ai nấy đều biết mới có tên gọi là “đũa” .

Tìm hiểu về tập tục ăn uống của người Trung Quốc

Như vậy, trong bối cảnh nào đũa đã được phát minh?. Ngày xưa, khi nướng đồ ăn , mọi người đã tiện tay bẻ lấy 2 cành trúc. Mục đích sử dụng cành trúc để gắp đồ ăn giống như đũa bây giờ. Như vậy vừa không bỏng, lại có thể thưởng thức món ăn thơm ngon nóng sốt, vì vậy đã chuyển biến thành đũa. Kết cấy của đôi đũa hết sức đơn giản. Về hình dáng, là hai que nhỏ, đũa của Trung Quốc trên to dưới nhỏ, trên vuông dưới tròn. Tạo hình như vậy có ưu điểm là gấp rất tiện, không bị trơn. Khi để trên bàn cũng không bị lăn đi lăn lại. Đầu đũa tròn khi gắp thức ăn cho miệng cũng không bị xước môi. Sau khi đũa được truyền vào Nhật bản, người Nhật lại làm thành đũa vuông. Lý do vì người Nhật hay ăn đồ tươi sống thì loại đũa này sẽ tiện hơn.

Trang trí

Đũa rất đơn giản, nhưng nguyên liệu để làm đũa và trang trí đũa thì rất cầu kỳ. Từ hơn 2000 năm về trước đã có đũa ngà và đũa mạ đồng. Trong khoảng thời gian vài thế kỉ gần đây, trong cung đình, quan phủ, những gia đình giàu có trong xã hội, họ đều sử dụng đũa. Nhưng chất liệu của đũa được làm từ vàng, bạc. Trên những chiếc đũa vàng, bạc còn được điêu khắc trang trí thêm bằng san hô. Hay những hình điêu khắc tinh xảo,…. Có một vài gia đình sử dụng đũa bịt bạc lên đầu đũa nhằm mục đích thử độc tố trong các món ăn.  Nếu như có độc, lập tức miếng bạc sẽ chuyển màu biến thành màu xanh.

Vai trò

Đũa đóng một vai trò tương đối quan trọng trong dân gian. Tại một số địa phương, của hồi môn của cô gái đi lấy chồng sẽ có hai đôi đũa và hai cái bát. Phải chăng cha mẹ thân sinh muốn nhắc nhở con cái “tay làm hàm nhai?” . Hơn thế nữa, họ sử dụng dây màu đỏ để buộc bát và đũa vào nhau. Hành động này goi với tên gọi thân thương “bát con cháu”. Ngụ ý ở đây nhằm chúc phúc cho hai vơ chồng kể từ đây sinh sống bên nhau sớm sinh quý tử .

Tại khu vực phía Bắc của Trung Quốc, bạn bè người thân hay họ hàng đến thăm cô dâu. Tất cả những người thân đế đều phải vui chơi nhảy múa trong phòng cưới. Mọi người xung quanh bên ngoài sẽ ném đũa vào trong phòng cưới để chúc may mắn, vạn sự như ý. Đũa tuy nhỏ nhưng cũng phải cầm đúng cách mới có thể sử dụng được.

Nghệ thuật cầm đũa Trung Hoa rất khác biệt, thường thu hút sự chú ý mọi người xung quanh. Thậm chí một số người phương tây còn có những trung dâm bồi dưỡng nghệ thuật sử dụng đũa. Có chuyên gia ý học cho rằng, dùng đũa có thể họat động hơn 30 khớp xương và hơn 50 cơ bắp trong cơ thể con người, có lợi cho sự linh hoạt của tay và sự phát triển của bộ não. Trung Quốc là quên hương của đũa. Nhưng “viện bảo tàng đũa” đầu tiên trên thế giới nghe nói là ở Đức. Hiện nay, viện bảo tàng này triển lãm này đã có hơn 10 nghìn đôi đũa trưng bày. Những đôi đũa  làm bằng những nguyên liệu khác nhau. Ví dụ : vàng, bạc, ngọc, xương v,v, thu tập từ các nước và khu vực khác nhau.

Đúng là mỗi nơi có một nét văn hóa khác nhau phải không nào? Các bạn muốn biết thêm nhiều nét văn hóa trung quốc khác nữa thì học ngay khóa học online tiếng Trung nhé ! 

 Đặt nền tảng để có thể tìm hiểu thêm thật nhiều điều về văn hóa Trung Quốc với khóa học Tiếng Trung tại TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU. Đăng ký ngay

Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :

 Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu

♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau

 Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau

♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau

Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595

?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.

?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội

 

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP