Tam Tự Kinh
1. Tam Tự Kinh là gì?
Trong những kinh thư cổ của Trung Quốc, Tam Tự Kinh (三字经 Sān zì jīng) là sách học vỡ lòng của trẻ em Trung Hoa. Tam Tự Kinh đơn giản và dễ đọc, phạm vi nội dung của nó bao trùm cả lịch sử, văn học, triết học, thiên văn, địa lý, nhân tố đạo đức và luân thường đạo lý. Nội dung cuốn sách gồm hơn 1.140 chữ, cứ ba chữ ghép lại thành một câu có vần.
Vì sao gọi là Kinh? Có phải như lời của Lưu Hiệp (劉勰 Liúxié) nói trong Văn Tâm Điêu Long (文心雕龍 Wén xīn diāo lóng), sách là do thánh nhân chế tác nên gọi là Kinh (Thánh nhân chế tác viết Kinh – Hiền giả trứ thuật viết Truyện)?
Sách không hẳn là do thánh nhân làm ra, nhưng nó lại là kết tinh của tri thức, sách vở thánh hiền truyền lại.
2. Khái quát về Tam tự kinh
2.1 Lịch sử ra đời
Về lai lịch tác giả và năm sáng tác của Tam tự kinh có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên đại đa số các học giả đời sau đều cho rằng Tam Tự Kinh được viết bởi nhà nho thời Tống tên là Vương Bá Hậu (tức Vương Ứng Lân). Vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho thế hệ sau, Vương Ứng Lân đã biên soạn ra các bài vè tổng hợp kinh, sử, tử, tập (cách phân loại sách vở thời xưa: Kinh điển, Lịch sử, Chư tử, Văn tập) và được sử dụng làm tài liệu cho việc giáo dục tại gia.
Vương Ứng Lân (王應麟Wáng yīng lín) (1223-1296) là người Nam Tống, phần lịch sử trong nguyên tác của Tam tự kinh chỉ dừng lại ở triều Tống. Nhưng các triều đại sau này đều không ngừng bổ sung thêm vào Tam tự kinh. Thời vua Đạo Quang triều Thanh có Hạ Hưng Tư đã bổ sung thêm 24 câu về lịch sử 3 triều đại Nguyên – Minh – Thanh.
2.2 Ý nghĩa & ứng dụng
Tam Tự Kinh có cấu tạo là những đoạn thơ ngắn và đơn giản, dưới hình thức 3 chữ ghép lại với nhau rất vần và dễ đọc. Nội dung phong phú bao trùm cả lịch sử, văn học, triết học, thiên văn, địa lý, nhân tố đạo đức và luân thường đạo lý. Khi một đứa trẻ đọc Tam Tự Kinh, chúng sẽ học được những lễ nghi xã hội, văn học, các sự kiện lịch sử,… Vì vậy nên Tam Tự Kinh luôn là văn thư đầu tiên được chọn khi bắt đầu giáo dục nghi thức cho trẻ.
Tam Tự Kinh gồm 1.140 chữ, cứ ba chữ một ý dừng ngắt, sáu chữ một câu vần. Và được chia thành 48 mục, mỗi mục với 4 đoạn (8 câu). Mỗi mục chứa các phần từ vựng, văn bản và phần giải nghĩa văn bản, câu chuyện, câu hỏi thảo luận,…
Mục lục cuốn Tam Tự Kinh:
01. 人之初 NHÂN CHI SƠ
02. 苟不教 CẨU BẤT GIÁO
03. 昔孟母 TÍCH MẠNH MẪU
04. 养不教 DƯỠNG BẤT GIÁO
05. 玉不琢 NGỌC BẤT TRÁC
06. 香九龄 HƯƠNG CỬU LINH
07. 首孝悌 THỦ HIẾU ÐỄ
08. 三才者 TAM TÀI GIẢ
09. 曰春夏 VIẾT XUÂN HẠ
10. 曰水火 VIẾT THỦY HỎA
11. 稻粱菽 ÐẠO LƯƠNG THÚC
12. 曰喜怒 VIẾT HỶ NỘ
13. 高曾祖 CAO TẰNG TỔ
14. 父子恩 PHỤ TỬ ÂN
15. 凡训蒙 PHÀM HUẤN MÔNG
16. 论语者 LUẬN NGỮ GIẢ
17. 作中庸 TÁC TRUNG DUNG
18. 孝经通 HIẾU KINH THÔNG
19. 有连山 HỮU LIÊN SƠN
20. 我姬公 NGÃ CƠ CÔNG
21. 曰国风 VIẾT QUỐC PHONG
22. 三传者 TAM TRUYỆN GIẢ
23. 五子者 NGŨ TỬ GIẢ
24. 自羲农 TỰ HY NÔNG
25. 夏有禹 HẠ HỮU VŨ
26. 汤伐夏 THANG PHẠT HẠ
27. 周辙东 CHÂU TRIỆT ĐÔNG
28. 嬴秦氏 DOANH TẦN THỊ
29. 光武兴 QUANG VÕ HƯNG
30. 宋齐继 TỐNG TỀ KẾ
31. 迨至隋 ĐÃI CHÍ TÙY
32. 二十传 NHỊ THẬP TRUYỀN
33. 炎宋兴 VIÊM TỐNG HƯNG
34. 莅中国 LỴ TRUNG QUỐC
35. 迨成祖 ĐÃI THÀNH TỔ
36. 膺景命 ƯNG CẢNH MỆNH
37. 读史者 ĐỘC SỬ GIẢ
38. 昔仲尼 TÍCH TRỌNG NI
39. 披蒲编 PHI BỒ BIÊN
40. 如囊萤 NHƯ NANG HUỲNH
41. 苏老泉 TÔ LÃO TUYỀN
42. 若梁灏 NHƯỢC LƯƠNG HẠO
43. 莹八岁 OANH BÁT TUẾ
44. 蔡文姬 THÁI VĂN CƠ
45. 唐刘晏 ĐƯỜNG LƯU ÁN
46. 犬守夜 KHUYỂN THỦ DẠ
47. 幼而学 ẤU NHI HỌC
48. 人遗子 NHÂN DI TỬ
48 đoạn này được phân thành 6 phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa:
Phần 1: Từ “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (人之初,性本善) đến “Nhân bất học, bất tri nghĩa” (人不學,不知義): nói về bản tính của con người là thiện và tầm quan trọng của việc dạy dỗ từ người thầy và vấn đề học hành của con trẻ.
Phần 2: Từ “Vi nhân tử, phương thiếu thời” (為人子,方少時) đến “Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn” (首孝弟,次見聞): dạy cho trẻ phải biết hiếu thảo với phụ mẫu , hòa thuận với huynh đệ tỷ muội trong nhà.
Phần 3: Từ “Tri mỗ số, thức mỗ văn” (知某數,識某文) đến “Thử thập nghĩa, nhân sở đồng” (此十義,人所同): dạy những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến ngũ hành, thời tiết 4 mùa, lục cốc, lục súc…
Phần 4: Từ “Phàm huấn mông, tu giảng cứu” (凡訓蒙,須講究) đến “Văn Trung Tử, cập Lão Trang” (文中子,及老莊): giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các tác phẩm của bách gia Chư tử (Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử Trang Tử, Mặc Tử, Tuân Tử và Lão Tử) để lại.
Phần 5: Từ “Kinh tử thông, độc chư sử” (經子通,讀諸史) đến “Tải trị loạn, tri hưng suy” (載治亂,知興衰): trình bày lịch sử phát triển và sự hưng vong của các triều đại Trung Hoa.
Phần 6: Từ “Độc sứ giả, khảo thực lục” (讀史者,考實錄) đến “Giới chi tai, nghi miễn lực” (戒之哉,宜勉力): nói về những gương hiếu học điển hình để cho trẻ noi theo.
=>Tìm hiểu một số bài nổi tiếng trong bộ Tam tự kinh
Xem ngay KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Trung tâm Tiếng Trung Dương Châu – Trung tâm lớn nhất Hà Nội.
Để được tư vấn về các sách học tiếng Trung và các khóa học tiếng Trung.
Liên hệ ngay Tiếng Trung Dương Châu:
Cơ sở 1: số 10, ngõ 156 phố Hồng Mai, Bạch Mai, Hà Nội.
Hotline: 09 4400 4400
Cơ sở 2: Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 09 8595 8595.