Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

[Thành ngữ tiếng Trung] Khám phá ý nghĩa “Ngũ phúc lâm môn”

Phạm Dương Châu 17.08.2020 Thành ngữ tiếng Trung

Ngoài những thành ngữ đã quen thuộc như “Nhân chi sơ, tính bản thiện” thì chúng mình hãy cùng nhau khám phá thêm một thành ngữ tiếng Trung nữa là “Ngũ phúc lâm môn” với Tiếng Trung Dương Châu nhé!

1.“Ngũ phúc lâm môn” trong sử sách 

Danh từ “Ngũ phúc” này, nguyên từ trong “Thư Kinh – Hồng Phạm”, rất nổi tiếng, nhưng lại ít người biết được “Ngũ phúc” gồm những phúc nào. Và làm như thế nào  để “phúc lâm môn” (phúc vào cửa),thì lại càng ít người biết đến.

Mọi người thường nói câu: “Ngũ phúc lâm môn” (Năm loại phúc vào nhà) , vậy “ngũ phúc” là bao gồm những loại phúc nào? Và “ngũ phúc” này như thế nào mới có thể “lâm môn”, thực sự không phải ai cũng hiểu cho thấu đáo.
“Ngũ phúc” là gì?

Theo « Thư kinh », ngũ phúc gồm 5 loại phúc sau : trường thọ, phú quý, khang ninh, hảo đức và thiện chung.Trong đó :

Trường thọ chỉ sinh mệnh không bị chết yếu, sống lâu sống thọ, tuổi cao khỏe mạnh

Phú quý là tiền tài dư dật, giàu có, sung túc, thêm đó còn có địa vị tôn quý trong xã hội

Khang ninh chỉ thân thể khỏe mạnh, không đau ốm bệnh tật, có tâm an lành và yên vui

Hảo đức miêu tả  phẩm hạnh, đạo đức tốt đẹp, có tính cách nhân từ, lương thiện, khoan dung và độ lượng

Thiện chung được hiểu là có thể dự đoán trước được cái chết của mình. Người có phúc thiện chung thì những năm tháng cuối đời không gặp phải tai họa bất ngờ, than thể không bị đau ốm, bệnh tật. Đó là cái chết an lành, nhẹ nhàng, không có đau đớn khổ sở.

Sự kết hợp của 5 loại phúc này tạo thành một cuộc đời mỹ mãn và tròn đầy.

Mỗi người chúng ta đều mong muốn sống thọ, đều hy vọng có vinh hoa phú quý, tối thiểu là được “ăn no mặc ấm”, trong tay không thiếu thốn, túng quẫn. Đồng thời chúng ta cũng mong muốn có một thân thể khỏe mạnh, thể xác và tinh thần cả đời được an khang, sau trăm tuổi có thể nhẹ nhàng rời đi, khi chết rồi cũng không bị đày xuống nơi địa ngục. Những điều này cũng chính là điều mà con người cả đời khổ sở theo đuổi.
Nhưng ngoài những theo đuổi về vật chất này, con người còn phải có “hảo đức”. Nói cách khác, ở phương diện tinh thần còn phải bồi dưỡng phẩm hạnh đạo đức và hành vi tốt đẹp. Trong sâu thẳm tâm hồn không có sầu lo uẩn khúc thì mới sống được an lành, mỹ mãn.
Trong “ngũ phúc” thì “hảo đức” là loại phúc quan trọng nhất. Bởi vì “đức” là ngọn nguồn của cuộc đời hạnh phúc. “Hảo đức” là gốc rễ của hạnh phúc và vui sướng, khoái hoạt. Từ “Hảo đức” mà có thể bồi dưỡng ra bốn phúc còn lại. Một người nếu không có “Hảo đức” thì sẽ không có bốn phúc còn lại, hay cho dù có một chút thì cũng sẽ không thể được lâu dài.
Cổ nhân dạy rằng “Đức” gồm có tám phương diện, bao gồm: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Tám chữ này được gọi chung là “bát đức”, hay còn gọi là “bát đán”, cũng là tiêu chuẩn của con người.
Sách “Luận Ngữ” viết: “Hảo đức” thể hiện ra hành vi bao gồm năm phương diện: Ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, nhường nhịn.”
Ôn hòa tức là mềm mại, nhẹ nhàng, tâm tình ôn hòa có thể khiến tâm lý khỏe mạnh. Lương thiện là nhân từ, thương người. Người lương thiện, nhân từ bởi vì thường xuyên bố thí, giúp đỡ người khác mà có thể sống lâu, sống thọ. Cung kính là giữ lễ, người biết giữ lễ nghĩa, lễ độ thì thường tránh được tai ương, bảo trì được tâm thái bình tĩnh, an bình. Tiết kiệm chính là cần cù, không hoang phí. Người cần cù tiết kiệm thì sẽ mang đến tài phú và thân thể khỏe mạnh bởi không sa đà vào lòng tham. Nhường nhịn chính là khiêm tốn, nhún nhường, lễ nhượng. Nhường nhịn có thể khiến cho ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm phát huy được tác dụng.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thường phát hiện thấy rằng, người có đạo đức tốt đẹp, lương thiện thường gặp được những việc tốt đẹp mà trong tâm họ không ngờ tới. Đôi khi họ còn có thể gặp họa lại hóa thành may mắn, việc xấu hóa thành việc tốt. Đồng thời, cả đời họ còn có nhiều phúc báo, vĩnh viễn không bần cùng và thiếu thốn. Đây chính là bởi vì người “hảo đức” vốn là người có phúc phận, cũng chính là người có “ngũ phúc”.

 

2 Ngũ phúc lâm môn trong tiếng trung là gì ?

Tiếng Trung:五福临门

Phiên âm: wǔ fú lín mén

Dịch nghĩa: ngũ phúc lâm môn 

Ngũ 五 wǔ là năm. Phúc 福 fú là phúc lộc. Lâm 临 lín mang ý nghĩa là đến, tới. Môn 门 mén có nghĩa là cửa. Như vậy , đơn giản ý nghĩa của cả bốn chữ, “ngũ phúc lâm môn” có nghĩa đen là năm cái phúc cùng đến cửa, nghĩa bóng có thể hiểu là niềm hy vọng có nhiều phước, lộc đến với chính bản thân gia đình gia chủ.

 

3. Điển cố về “ngũ phúc lâm môn”

Hình tượng ông Phúc trong ba ông Phúc Lộc Thọ mà ta hay thấy chính là danh tướng Quách Tử Nghi.

Ông sống vào thời nhà Đường (618-907) ở Trung Quốc, và phục vụ đến 4 đời vua Đường là Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông và Đức Tông. Tướng mạo ông hồng hào, to lớn, đẹp đẽ đến lúc già.

Trong việc nước ông luôn giữ tròn đạo trung quân có công lao to lớn với nhà Đường, đến việc nhà ông giữ vẹn nghĩa vợ chồng, cha con, ông cháu, cụ với chắt…

Cuộc sống ông viên mãn bên vợ và con cháu đến khi ông 83 tuổi, lúc đó ông đã có chút đích tôn – cháu đời thứ năm (ngũ đại đồng đường – năm thế hệ sống cùng một nhà).

Một hôm, ông bồng đứa chút trên tay rồi cả kỵ với chút cùng nhìn nhau cười. Sau tiếng cười mãn nguyện ấy, cụ Quách Tử Nghi từ từ đi vào cõi vĩnh hằng mà không có bệnh tật hay đau ốm gì

Người đương thời cho rằng, sống ở đời mà được như cụ Quách Tử Nghi là có được cả “ngũ Phúc”. Vì nếu không cóPhúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninhthì sao ông có được cuộc sống như vậy, rồi gia đình nào cũng mong có được điều ấy trong nhà và từ đó xuất hiện câu thành ngữ:Ngũ phúc lâm môn”.

3 Làm thế nào để “ngũ phúc” vào nhà? 

Trong cuộc sống, ai cũng đều mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình nhưng điều quan trọng là làm sao, làm như thế nào đễ ‘ngũ phúc’ vào nhà ?

 Đó chính là:

+长寿/ chángshòu /trường thọ: được hiểu là không bị chết yểu, chết trẻ, kéo dài tuổi thọ lâu.

+康宁 /kāngníng/ an khang: được hiểu là thân thể sức khỏe được dẻo dai, vấn đề tâm linh được yên ổn, an vui.

+富贵 /fúguì/ phú quý : được hiểu là có của cải tiền tài dư giả, có địa vị sống trong xã hội, cao sang, quyền quý.

+好德 /hǎodé/ hảo đức : được hiểu là có một đạo đức tốt, phẩm chất đoan chính.

+善终 /shànzhōng/ Thiện chung: được hiểu là có thể dự đoán được cái kết cho cuộc đời của mình – ngày mình sẽ chết. Đó sẽ là năm tháng cuối đời không gặp vận hạn hay tai họa gì bất ngờ, thân thể không bị đau ốm, nội tâm an nhiên không phiền não lo lắng. Mà sẽ được an tường đi khỏi nhân gian trong nhẹ nhàng và không đau đớn.

 Ngũ phúc lâm môn là năm điều phúc đến cửa (nhà mình). Dân gian cho rằng ngũ phúc gồm: phúc, lộc, thọ, hỷ, tài. Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng rằng ngũ phúc là năm thứ hạnh phúc gồm: phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe) và ninh (bình an).

Tuy nhiên với người Trung Hoa thì quan niệm có khác. Người Trung Hoa lại dựa vào thiên “Hồng Phạm” trong Kinh thư mà quan niệm rằng ngũ phúc là: thọ (sống lâu), phú (giàu), khang ninh (mạnh khỏe bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết vì già, chứ không chết vì tai nạn hoặc chết non).“Vì xuất xứ của câu ngũ phúc lâm môn là ở Trung Hoa cho nên cách hiểu của người Trung Hoa mới là cách hiểu đúng đắn nguyên thủy. Còn lối hiểu của người Việt Nam chỉ là ta làm theo cách của ta mà thôi.

Tìm hiểu thêm về cách treo “Ngũ phúc lâm môn” ở đâu để “ngũ phúc” vào nhà? 

 Biểu tượng của ngũ phúc lâm môn

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Chúng ta thường thấy xuất hiện bao quanh chữ “Phúc” sẽ có hình ảnh của 5 con dơi. Dơi ở đây chính là biểu tượng của ngũ phúc lâm môn. Nếu như người phương Tây cho rằng dơi là báo điềm gở; sách báo, tranh truyện, phim ảnh,… thường mô tả trước khi ma quỷ hiện ra hút máu người làm cho thây chết cứng đờ, có hàng đàn dơi bay ra thì người Trung Hoa lại quan niệm con dơi là loài thú tốt lành, họ còn gọi con dơi là phúc thử (tức là chuột phúc) vì hình dáng của nó giống y hệt con chuột.

Trong tranh vẽ, người Trung Hoa thường tượng trưng ngũ phúc bằng hình năm con dơi. Vì lẽ, trong chữ Hán, bức 蝠 (con dơi) và phúc 福 (hạnh phúc) đều phát âm như nhau. Vẽ 5 con dơi tức là ngũ bức 五蝠 , phát âm [wũ fú] giống như ngũ phúc 五福. Con dơi vẽ lộn ngược tức là đảo bức 倒 蝠 , phát âm [dào fú] giống như đáo phúc 到福 , nghĩa là phúc đến.

Tục dán hoặc treo chữ Phúc ngược có xuất xứ từ một truyền thuyết Trung Hoa. Chuyện kể rằng, có một ông vua vi hành vào đêm cuối năm để xem xét cảnh dân tình ăn tết ra sao. Thấy nhà nọ treo cái đèn kéo quân, trên đó có vẽ cảnh tượng chế nhạo ngay chính Hoàng hậu, vua giận lắm, bèn với tay treo ngược chữ Phúc trước nhà người ấy để đánh dấu.

Vua về cung, vẻ mặt chưa hả giận. Hoàng hậu gạn hỏi, vua không giấu được liền kể lại sự việc. Hoàng hậu là người nhân từ nên sau đó ngầm sai đám thái giám đi khắp kinh thành lệnh cho mọi nhà đều treo chữ Phúc ngược. Vì thế, sáng ra, quân cấm vệ không tìm được ai là người chơi đèn kéo quân dám mạo phạm nhạo báng Hoàng hậu.

Đồng tiền cổ người Trung Hoa thường chạm hình một con dơi, ở giữa có đục một ô vuông biểu tượng cho con mắt của đồng tiền, gộp hai hình này lại sẽ thành câu chúc “phúc đáo nhỡn tiền” (phúc đến ngay trước mắt). Một loại tranh chữ có tên là Bách phúc đồ, trên đó viết đủ 100 chữ phúc theo các kiểu tự dạng khác nhau, gọi nôm na là “bức tranh trăm phúc”. Một loại tranh vẽ khác mang ý nghĩa dẫn phúc vào nhà, gọi là “Dẫn phúc quy đường”, trên đó vẽ Chung Ly Quyền (một trong Bát tiên trong Thần thoại Trung Hoa) tay cầm quạt giấy, trên đầu quạt giấy có con dơi đang đậu.

Theo triết lý phương Đông, ba vì sao Phúc tinh, Lộc tinh, Thọ tinh đều là phúc thần, chuyên chăm lo việc phúc phận, quan tước bổng lộc và tuổi thọ cho con người. Người ta thường bày Phúc, Lộc, Thọ vào một chỗ gọi là “Tam tinh tại hộ” để cầu mong điềm tốt lành.

Tổng hợp thành ngữ Tiếng Trung thường dùng 

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP