Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Nên treo tranh “Ngũ phúc lâm môn” ở đâu để ngũ phúc vào nhà?

Phạm Dương Châu 18.08.2020 Thành ngữ tiếng Trung

Bài viết trước, Tiếng Trung Dương Châu đã cùng các bạn tìm hiểu thành ngữ “ngũ phúc lâm môn” là gì rồi nhỉ? Bất kì chúng ta ai cũng mong rằng phúc đức sẽ đến với nhà mình. Vậy làm thế nào để “ngũ phúc” vào được nhà mình? Các bạn hãy tìm hiểu nên treo tranh “ngũ phúc lâm môn” trong nhà như thế nào để giúp gia đình có “ngũ phúc” nhé! 

Ngũ phúc lâm môn treo ở đâu?

Ngũ phúc lâm môn được treo nằm ngang trước cửa nhà là năm phúc đến cửa. Phong tục vào dịp lễ tết cổ truyền của người Á đông đặc biệt người Trung Quốc và Việt Nam. Dù sống tha phương, phong tục này vẫn được gìn giữ và phát huy.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

 

Phong tục treo chữ và treo tranh hay đồng tiền “ngũ phúc lâm môn” không thể thiếu trong văn hóa lễ tết người Việt Nam. Cổ nhân có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Điều này có nghĩa là tin tưởng vào những điều đem lại may mắn, bình an, phúc lộc luôn trong tâm tưởng của con người.

Trong cuộc sống, nhất là những gia đình truyền thống hay treo ngũ phúc lâm môn bằng tranh, đồng tiền… Và họ tin tưởng rằng điều này sẽ mang lại nhiều may mắn. Nhưng thật sự có phải vậy không thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết. Và đó cũng là một truyền thống đòi hỏi con cháu phải biết và giữ gìn.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Câu đối ngũ phúc lâm môn ngày tết

Trong dịp lễ tết, họp mặt đầu năm, người ta thường chúc nhau câu “ngũ phúc lâm môn” tức sống lâu sống thọ, gia đình an khang hạnh phúc. Có được điều này, mọi người sẽ có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, tròn đầy.

Trong suốt cuộc đời, mấy ai có được trọn vẹn năm loại phúc này. Người xưa dạy rằng Hảo Đức gồm có tám phương diện bao gồm: Nhường nhịn, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Tám chữ này còn gọi là bát đức là tiêu chuẩn đạo đức của con người.

Ý nghĩa ẩn chứa trong”ngũ phúc lâm môn”

Sách viết rõ Hảo Đức thể hiện ra hành vi bao gồm năm phương diện: Ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, nhường nhịn. Tâm tính ôn hòa là nhẹ nhàng, mềm mại sinh ra tâm sinh lý khỏe mạnh. Lương thiện là nhân từ, thương yêu mọi người. Người lương thiện, nhân từ thường xuyên bố thí, giúp đỡ người khác nên thường sống thọ lâu.

Cung kính là biết giữ lễ nghĩa, lễ độ thường tránh được tai ương, giữ được tâm thái bình tỉnh, an tường. Tiết kiệm là không hoang phí. Người cần cù tiết kiệm sẽ mang lại tài lộc, thân thể khỏe mạnh không sa ngã ăn chơi hay lòng tham mà đánh mất lương tâm, phẩm đức. Nhường nhịn chính là khiêm tốn, nhún nhường có thể khiến ôn hòa, lương thiện,cung kính, tiết kiệm phát huy được.

Trong cuộc sống, con người luôn nghĩ rằng mưu cầu hạnh phúc, vì vậy ai cũng nỗ lực làm việc, tập trung sức lực vào công việc mong sẽ có tài sản thay đổi cuộc đời mình và để lại cho con cháu sau này. Nhưng kỳ thực các bậc hiền đức xưa cho rằng chỉ có trọng đức hành thiện mới có thể thực sự lo cho tương lai.

Về sau bản thân cũng như con cháu sẽ được hưởng đức từ những việc thiện đã làm. Lợi ích chân chính bắt nguồn từ một lý trí sáng suốt, phân biệt rõ đúng sai từ đó mà lựa chọn con đường đúng, từ đó có được phúc báo, có được tương lai tốt đẹp. Theo đó, đạo đức của con người cũng được rèn luyện nhiều hơn.

Chính vì ý nghĩa như vậy nên hình ảnh ngũ phúc lâm môn được sử dụng rất nhiều trong những đồ vật đặc trưng của văn hóa Việt Nam như sập gụ tủ chè, trường kỷ, tủ bày đồ cổ, bàn ghế lối xưa…

 

Ngũ phúc lâm môn trong tiếng Hán

Chữ Phúc là một chữ lâu đời nhất của Trung Quốc, xuất hiện trong giáp cốt văn, có hình dáng của đồ đựng rượu để tượng trưng cho cuộc sống thượng lưu của người xưa. Chữ này thường tượng trưng cho sự tốt lành, điều may mắn. Chữ Phúc trong từ điển Khai Trí Tiến Đức chính là điều tốt đẹp do việc nhân đức mà ra.

Vì vậy “Phúc Đức” luôn gắn liền với nhau. Theo chữ Hán chữ Phúc có chữ Nhất đặt trên chữ Khẩu, dưới cùng là chữ Điền có nghĩa là miệng chúng ta nói một lời thành tâm tốt đẹp sẽ được Phúc. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã hiểu ngũ phúc lâm môn ý nghĩa như thế nào rồi.

Chữ Phúc có cấu tạo từ bốn chữ Thị – Nhất – Khẩu – Điền:

Chữ Thị chỉ thiên thần và địa thần.

Chữ Nhất chỉ sự khởi thủy, duy nhất sau hóa thành vạn vật.

Chữ Điền chỉ việc cày ruộng, săn bắn.

Chữ Khẩu theo sách Thuyết Văn giải tự thì Khẩu (miệng) là bộ phận của con người.

Theo chữ Hán, chữ Phúc là biểu tượng của niềm tin của con người vào Thần và cầu nguyện mong ước có ruộng có vườn một đời no đủ. Ngũ phúc lâm môn chữ Hán luôn mang một ý nghĩa sâu xa tốt đẹp cho con người.

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP