Nhân vật Na Tra – thần thoại của phim hoạt hình Trung Quốc
Hôm nay TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU sẽ giới thiệu cho các bạn một nhân vật thần thoại trong những bộ phim hoạt hình của Trung Quốc được khá nhiều người biết đến nhé – Na Tra! Bạn đã biết những gì về nhân vật này rồi?
➥ Hướng dẫn phương pháp học tiếng Trung qua phim ảnh hiệu quả nhất
I. Nhân vật Na Tra có thân thế như thế nào?
Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu Tử của Thái Ất Chân Nhân, được Nguyên Thủy Thiên Tôn sắp xếp xuống trần gian để giúp Khương Tử Nha định bảng Phong Thần. Ông chuyển sinh vào bụng Ân Thị hóa ra kiếp người, trở thành con trai thứ ba của Lý Tịnh.
Theo “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Ân Thị – mẹ của Na Tra đã phải mang thai ông trong ba năm sáu tháng, khi ông sinh ra thì tay phải đã đeo một chiếc vòng vàng, quanh bụng đeo một dải lụa màu đỏ, đó chính là Vòng Càn Khôn cùng Hỗn Thiên Lăng, pháp khí (vũ khí) mà ông mang theo khi hạ thế.
Khi cậu bé vừa được sinh ra, Thái Ất Chân Nhân đã tìm ngay đến cửa nhà và thu nhận ông làm đồ đệ.
Na Tra lớn rất nhanh, mới bảy tuổi mà mình cao sáu thước, vai rộng hai thước, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao. Song bản tính của cậu lại ngỗ nghịch, nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình. Chính vì bản tính đó mà Na Tra đã gây nên nhiều tại họa. Ông đánh chết Ngao Bính (Tam Thái tử) con trai Long Vương, giết tướng Dạ Xoa Lý Cấn của Đông Hải Long Vương, giương Chấn Thiên Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương v.v. Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương bắt giữ để hỏi chuyện, Na Tra chỉ còn cách tự sát mới có thể cứu được cha mẹ mình. Ông bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Tứ Hải Long Vương bèn tha cho vợ chồng Lý Tịnh.
Sau khi chết, hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho cậu báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc mà trước đây mà cậu bé đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Thái Ất Chân Nhân đành hoán thân tráo cốt Na Tra vào cây sen. Sau khi Na Tra có lại được thân thể của mình, ông đã tìm tới cha mình để trả thù. Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh, Thái Ất Chân Nhân đã nhờ hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn Na Tra. Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả hai người, giúp cha con Lý Tịnh xóa bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu phạt Trụ, thiết lập triều đại nhà Chu.
Na Tra và cha là Lý Tịnh cùng hai người anh Kim Tra, Mộc Tra đã đắc đạo thành tiên. Na Tra theo cha Lý Tịnh cùng các vị thần tiên được phong thần lên trấn giữ thiên đình. Kim Tra theo phò Như Lai, Mộc Tra theo phò Quan Thế Âm Bồ Tát.
II. Na Tra gây nhiều tai họa tại sao lại được phong thần?
Na Tra trong “Phong thần diễn nghĩa” là một cậu bé ương bướng, ngang ngạnh, hay gây tai họa, hay đối kháng lại cha mình. Cậu đã đánh chết Ngao Bính con trai Long Vương, giết tướng Dạ Xoa Lý Cấn của Đông Hải Long Vương, giương Chấn Thiên Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương v.v. Tuy vậy sau đó vẫn được phong thần lên trấn giữ thiên đình. Tại sao lại như vậy? Liệu có huyền cơ gì mà ta chưa biết chăng?
Sau khi Na Tra giương Chấn Thiên cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương, Thạch Cơ tìm đến, sư phụ của ngài đã giải thích và nói ra sứ mệnh của đồ đệ mình. Na Tra giáng trần, sinh ra trên trần thế này là để phò tá nhà Chu hoàn thành đế nghiệp. Đó chính là sứ mệnh của ngày. Để giúp Khương Tử Nha diệt Thành Thang, Na Tra đã phụng mệnh Nguyên Thủy Chưởng Giáo, đã bắn chết đồ đệ của Thạch Cơ. Đồ đệ của Thạch Cơ chết âu cũng là do ý trời. Còn Thạch Cơ là người tu đạo không nên bận tâm vinh nhục, hành động nông cạn mà tổn hại đạo hạnh của mình.
Khi Na Tra giết chết Ngao Bính con trai của Long Vương, Tứ Hải Long Vương đã lập tìm đến nhà Lý Tịnh, bắt giữ Lý Tịnh và phu nhân để tra hỏi. Cậu bé chỉ còn cách chết đi thì mới có thể cứu được cha mẹ của mình. Vốn là một người con hiếu thảo, cậu đã sẵn sàng từ bỏ sinh mạng của mình, cậu nói với Ngao Quảng Đông Hải Long Vương rằng: “Ta quyết mổ bụng móc ruột, lóc xương trả cha lóc thịt trả mẹ, không làm phiền song thân. Nếu như không được, ta sẽ cùng các ngài đến Linh Tiêu Điện gặp Thiên Vương, ta sẽ tự nói”. Tứ Hải Long Vương mới tha cho vợ chồng Lý Tịnh. Na Tra cầm thanh kiếm trên tay chém bỏ một cánh tay của mình, sau đó tự mổ bụng, lôi ruột lóc xương, phân tán ba hồn bảy vía. Cậu không hề tham sống sợ chết, không hề trốn tránh trách nhiệm, dám làm dám chịu, cương trực thẳng thắn, sẵn sàng chịu một cái chết tàn khốc để cứu cha mẹ mình. Tấm lòng hiếu thảo cảm động đất trời.
Na Tra chết và đã được Thái Ất Chân Nhân được hóa thân tráo cốt vào thân sen. Sau khi hồi sinh, cậu đã cùng cha mình và các tướng sĩ khác phò trợ Võ Vương phạt Trụ, thiết lập triều đại nhà Chu, hoàn thành sứ mệnh của mình.
Cổ nhân có câu: “Trời sinh ta tất hữu dụng”, điều này thực sự vô cùng chính xác. Na Tra vốn là Linh Châu Tử, sự ra đời của ông là có lý do, cậu có sứ mệnh của mình, đó chính là giúp Võ Vương phạt Trụ, thành lập ra triều đại nhà Chu. Cậu bé đã vượt qua bao gian nan thử thách, bao kiếp nạn, thậm chí phải hi sinh thân mình, hoàn thành tốt sứ mệnh mà mình đã được giao phó. Vì vậy mà ông được phong thần để trấn giữ thiên đình là hoàn toàn xứng đáng.
Tự tin hơn trong công việc khi thành thao tiếng Trung.
Tiếng Trung Giao Tiếp Cho Người Đi Làm Văn Phòng – Công Xưởng – Kinh Doanh phiên bản mới gồm các chủ đề gần gũi và cần thiết nhất trong môi trường làm việc. Người lao động, làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Trung ở nhiều ngành nghề trên có thể tìm thấy từ vựng, mẫu câu, và các tình huống thường gặp trong cuốn sách này. Từ đó các bạn có thể học theo, có thể tra từ để giao tiếp, nghe hiểu đối phương nói gì và diễn đạt được ý muốn của mình. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY
III. Sự thật chưa từng tiết lộ về nhân vật Na Tra của “Tây du ký 1986”
Na Tra là một vị thần vô cùng quen thuộc, thường được dân gian hình tượng đến là một vị thiên tướng khôi ngô tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, song bản tính lại nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình.
Khán giả thường nhớ đến hình ảnh Na Tra trong “Phong Thần diễn nghĩa” hay “Tây Du Kí”, cậu tay phải cầm Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Vòng Càn Khôn, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Tráo và Đả Tiên Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hỏa Luân.
Trong Tây du ký 1986, vai diễn này được thể hiện bởi nữ diễn viên Ngải Kim Mai. Tuy nhiên trong các tập 12, 17 và 22 của bộ phim, nhân vật này đã được giao cho Dương Bân đảm nhận khi Ngải Kim Mai có việc bận không thể tham gia.
Na Tra không phải nhân vật duy nhất mà Dương Bân đảm nhận khi tham gia vào tác phẩm truyền hình “Tây Du Kí”, nam diễn viên còn đảm đương rất nhiều nhân vật khác trong phim.
Vì Dương Bân có tướng mạo thanh tú và nhỏ nhắn, mặc dù lúc đó đã 20 tuổi nhưng ngoại hình của Dương Bân chỉ trạc 16, 17 tuổi. Với tướng mạo thanh tú đó lại còn biết võ công nên Dương Bân đã được đạo diễn giao cho vai Mộc Tra hầu cận bên cạnh Quan Âm Bồ Tát.
Có một kỷ niệm đáng nhớ với Dương Bân khi quay “Tây du ký 1986”, đó là cảnh vua Đường tiễn biệt Đường Tăng, diễn viên đóng vai cung nữ lại không xuất hiện. Đạo diễn Dương Khiết liều nghĩ ngay đến Dương Bân bởi thân hình nhỏ bé, mặt mũi xinh xắn của ông không khác gì thiếu nữ nên đã giao cho Dương Bân.
Có thể kể đến những vai diễn khác của Dương Bân trong “Tây Du Ký 1986” như: Huệ Ngạn hành giả – đệ tử của Bồ Tát nhận lệnh xuống giúp thu phục Sa Tăng; Tam thái tử con vua Hoa Châu, được Sa Tăng nhận làm đồ đệ và truyền võ nghệ.
Hay vai diễn đạo sĩ Hoàng Hoa quán, pha chế thuốc độc cho yêu tinh rết nhằm đầu độc hãm hại thầy trò Đường Tăng trong tập “Vào nhầm Động Bàn tơ”; vai tiểu hòa thượng ở Trường An đi theo vị đại hòa thượng do Bồ Tát hóa thân đến bán áo cà sa và bảo trượng cho vua Đường và Đường Tăng trong tập “Giam cầm Ngũ Hành Sơn” v.v.
IV. Na Tra trên màn ảnh hoa ngữ
Hãng phim Trung Quốc đã làm riêng một bộ phim hoạt hình về truyền thuyết dân gian Na Tra có tựa đề là “Na Tra truyền kỳ” và gần đây nhất là “Na Tra ma đồng giáng thế”. Chúng ta hay cùng tìm hiểu nội dung của hai bộ phim hoạt hình này nhé.
1. Na Tra truyền kỳ
“Na Tra truyền kỳ” là một bộ phim hoạt hình Trung Quốc được sản xuất vào năm 2003. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết “Phong thần diễn nghĩa” của Hứa Trọng Lâm. Bộ phim quay quanh cuộc đời của Na Tra, cậu bé người trời bị giáng xuất trần, rất tinh nghịch, nhưng chí khí, tâm tính thiện lương, luôn hướng về chính nghĩa. Với võ công và phép thuật cao cường, cậu đã ra sức trừ gian diệt ác mang đến cuộc sống thanh bình cho người dân trong thời buổi yêu ma hoành hành.
2. Na Tra ma đồng giáng thế
“Na Tra ma đồng giáng thế” là bộ phim điện ảnh hoạt hình bom tấn đến từ Trung Quốc được ra mắt khán giả vào năm 2019. Bộ phim hoàn toàn làm hài lòng khán giả với một nội dung hấp dẫn được thể hiện qua từng thước phim mãn nhãn.
Khác xa những phiên bản trước, “Na Tra ma đồng giáng thế” xoay quanh một Na Tra xấu xí, dữ dằn, ngỗ nghịch và rất hiếu thắng, do Ma Hoàn đầu thai. Tương truyền rằng, ngày xưa có một viên ngọc hấp thụ tinh khí của trời đất và chứa đựng nguồn năng lượng khổng lồ. Để khống chế nó, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn đã tách nó ra làm 2 viên Linh Châu và Ma Hoàn. Nếu Linh Châu đầu thai sẽ trở thành anh hùng cứu thế, còn Ma Hoàn nếu đầu thai sẽ tàn sát thiên hạ. Chính vì thế, ngay từ khi chào đời, Na Tra đã bộc lộ bản chất quậy phá, ngang tàng khiến cả dân làng sợ hãi và xa lánh.
Mặt khác, viên Linh Châu đã đầu thai trở thành Ngao Bính – con trai của yêu tộc Long thần. Sau nhiều năm trời bị cầm chân ở dưới Long Cung, nhằm trấn giữ đủ loại yêu ma quỷ quái dưới biển sâu, Long Vương cùng Thân Công Báo đã nảy sinh tham vọng phục hưng gia tộc và đặt hết niềm tin vào Ngao Bính. Liệu Na Tra và Ngao Bính có giống như vận mệnh mà đã được định đoạt từ ba năm trước? Hay chính họ sẽ tự quyết định vận mệnh cho chính mình? Đó chính là ý tưởng và thông điệp mà đạo diễn Sủi Cảo muốn truyền tải xuyên suốt bộ phim “Na Tra ma đồng giáng thế”.
Không những được trau chuốt về mặt nội dung mà từng cảnh phim đều được dàn dựng tỉ mỉ, không thua kém bất kỳ bộ phim hoạt hình Hollywood nào. Bên cạnh những cảnh chiến đấu đầy mãn nhãn, sự xung đột hoành tráng giữa lửa và băng, “Na Tra: ma đồng giáng thế” còn hút mắt khán giả với những phân cảnh nên thơ trong bức tranh của Thái Ất Chân Nhân. Tạo điểm nhấn bên cạnh những cảnh đánh nhau sử dụng nhiều kỹ xảo, là đoạn 4 nhân vật gồm Na Tra, Ngao Bính, Thái Ất Chân Nhân và Thân Công Báo giành lấy cây cọ vẽ. Cảnh phim này được máy quay lia suốt theo từng đoạn di chuyển của cây cọ, tuy chuyển địa điểm liên tục nhưng lại không bị rối mắt, ngược lại còn cuốn hút người xem vào từng khung hình, không muốn rời mắt một phút giây nào.
Phần tạo hình của nhân vật cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công cho “Na Tra ma đồng giáng thế”. Đối lập với một Na Tra quỷ quái, sở hữu sức mạnh của lửa là chàng Ngao Bính lãng tử, điền đạm, một bạch long hoàng tử với sức mạnh của nước và băng. Sự tương phản về ngoại hình cũng như sức mạnh của họ làm nổi bật triết lý âm dương của người Trung hoa. Một điểm hay khác ở hai nhân vật này chính là họ đều bị người đời coi là yêu quái, là kẻ ngoại tộc, cho dù lòng dạ có tốt đẹp đi chăng nữa. Na Tra và Ngao Bính tưởng chừng như là hai nhân vật có sức mạnh, được người đời sùng bái nhưng ngược lại, sự khác biệt đã đẩy họ vào thế cô độc, luôn chịu áp lực dưới các định kiến.
Bộ phim có thông điệp hay về tình cảm gia đình, định kiến, số mệnh… nhưng cách truyền đạt không quá khó hiểu với trẻ em. Diễn biến nhanh của phim giúp thu hút khán giả ngay từ những phút giây đầu tiên, những sự kiện diễn ra tiếp theo được liền mạch, không có chi tiết thừa, cộng thêm những tình tiết hài hước giúp khán giả nhí không cảm thấy mệt mỏi trong suốt gần 2 tiếng. Yếu tố hài của phim khá dễ thương với con nít và cũng không gây khó chịu cho người lớn. Bên cạnh đó, những tình tiết về tình cảm gia đình, tình bạn và quá trình chống lại các định kiến của Na Tra đã lấy đi nước mắt của nhiều khán giả. Người xem có thể tìm thấy sự đồng cảm với nhân vật này trên hành trình để có được sự công nhận của gia đình và xã hội. Có thể nói, sự xấu xí của Na Tra càng giúp cho diễn biến tâm lý của nhân vật trở nên càng thuyết phục hơn.
Tiengtrung.com vừa điểm cho bạn những bộ phim hay về nhân vật thần thoại của Trung Quốc – Natra rồi đấy! Bạn đã xem hết những bộ phim này chưa? Nếu chưa còn chờ gì mà không chọn ngay cho mình một bộ phim để vừa xem phim giải trí vừa trau dồi kĩ năng nghe và nhận biết chữ Hán của mình nhỉ? Phương pháp vừa học vừa chơi này chắc chắn sẽ khiến bạn thấy thú vị và không còn nhàm chán khi học tiếng Trung nữa đấy!
Để có thể vừa học tiếng Trung vừa xem phim hiệu quả nhất các bạn nên tham khảo bộ sách giáo trình do thầy Phạm Dương Châu biên soạn dành riêng cho người Việt nhé. Với những chủ đề rất gần với thực tiễn của người Việt Nam đang học tiếng Trung nên giúp người học dễ tiếp thu bài giảng hơn đồng thời cũng sẽ dễ dàng luyện tập trong quá trình giao tiếp hàng ngày hơn. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua bộ giáo trình này TẠI ĐÂY nhé
➥ Tổng hợp mục lục phim Trung Quốc không nên bỏ lỡ
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội