Nỗi băn khoăn về văn hóa khi toàn cầu hoá .
Toàn cầu hoá (TCH) và hiện đại hoá luôn đi kèm với nhau , có thể nói toàn cầu hóa được coi là kết quả tất yếu của việc hiện đại hóa. Mác cho rằng chính sức sản xuất là nhân tố tích cực cũng như năng động nhất trong sự phát triển xã hội, đồng thời không có bất cứ sự vật nào có thể ngăn cản được nó. Sau một giai đoạn thời gian dài , lý lẽ này vẫn luôn đúng mà không ai có thể bác bỏ. Tuy rằng giai đoạn đầu của quá trình TCH có gặp phải nhiều sự phê bình, phản đối, nhưng tất cả điều đó đều không ngăn được nó. TCH thật sự đã mang lại cơ hội cho một nước đang phát triển như Trung Quốc (TQ) , nhưng bên cạnh đó cũng gây ra nhiều sự lo lắng về văn hoá. Họ sợ rằng nền văn hóa với bề dầy lịch sử nghìn năm của Trung Quốc sẽ bị đe dọa.
Bất kỳ một lĩnh vực nào, nếu đất nước đó không chịu tiếp thu kỹ thuật hiện đại tiên tiến thì chắc chắn sẽ không thể nào xây dựng được một đất nước vĩ đại theo hướng hiện đại hoá, theo đường lối CNXH, từ đó dẫn đến việc trì hoãn sự phát triển của quốc gia đó. Một lẽ tất yếu là bất cứ điều gì có lợi cho phát triển sản xuất , đều được các nước khác nhau trên thế giới và các nền văn hoá khác nhau tiếp thu và học hỏi. Nói đến đây chúng ta không thể không kể đến máy bay, máy tính, điện, nhất là công nghệ thông tin – một lĩnh vực đang cực kỳ phát triển và rất được chú trọng. Nếu toàn cầu không có tiêu chuẩn nhất trí thì dẫn đến việc các nước khác nhau trên thế giới không thể cùng hưởng công nghệ. Ví dụ máy móc anh làm, tôi làm thì không kết hợp được và hỗ trợ cho nhau. TCH được đẩy nhanh rất mạnh mẽ từ khi máy tính và số hoá được phát minh ra , thông tin được truyền bá một cách nhanh chóng. Do đó việc học tiếng Anh và tiếng Trung trong TCH chắc chắn vô cùng cần thiết ,nó sẽ mang đến cho chúng ta một cơ hội rất lớn để được hòa nhập với toàn thế giới. Phần mềm tiếng TQ trên máy tính dù làm tốt đến đâu cũng vẫn không thiếu các thuyết minh và menu được viết bằng tiếng Anh. Điều đó nói rõ sự phát triển của bất cứ quốc gia nào cũng không thể tách khỏi thế giới được. Một nước dù vĩ đại đến đâu đi chăng nữa cũng không thể tách rời khỏi tiến trình TCH.
Khi nói TCH có nguy cơ dẫn đến sự thay đổi về văn hóa nghĩa là nói TCH có nguy cơ làm cho nền văn hoá của một số nước trong đó có Trung Quốc bị ảnh hưởng bị hoà tan, bị biến đổi . Nhưng thật sự điều đó có phải là sự thật ? Lấy ví dụ như hầu hết những thứ mà các quốc gia được tiếp thu đều chủ yếu là của Mỹ, nhưng đâu phải học xong rồi thì đất nước đó liền biến thành nước Mỹ thứ 2 ? Nguy cơ này thật ra đã tồn tại ở nhiều nước , trong đó phải kể đến cả Pháp, TQ. Pháp đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế dùng tiếng Anh. Ở TQ hầu như mọi thứ đều dùng đến tiếng Anh: biển báo đường cao tốc, đài truyền hình TQ cũng gọi là CCTV.
>>Xem thêm: 5 nét tương đồng giữa văn hóa Việt- Trung
Xu hướng TCH còn dẫn đến việc mọi thứ sẽ đại chúng hoá, hàng loạt hoá. Đại chúng hoá sẽ khiến mọi người dễ dàng chia sẻ những cái hay về văn hoá ở mỗi nước. Đại chúng hoá, hàng loạt hoá có thể giúp các nước sản xuất với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, TCH không ít không nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sự phân hóa trong tinh hoa văn hóa của các dân tộc.TCH có những tác động và thách thức gì , dù bạn tán thành hay không thì nó cũng sẽ xuất hiện như một lẽ tất yếu.
KHKT phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những thách thức của đời sống đạo đức, tinh thần của người dân ngoài ra còn nhiều vấn đề khác nữa. Như chúng ta đã biết ,TQ là một đất nước đề cao đạo đức con người. Điều này có thể được thấy rõ trong cả thơ văn, như tác phẩm Xuân thu chiến quốc cũng như Đông chu liệt quốc chí, quan niệm đạo đức tốt đẹp trọng nghĩa khinh chết sẵn sàng hy sinh thân mình của người xưa để bảo vệ dân tộc thật sự khiến người ta vô cùng cảm động.
Chính những nỗi lo nói trên, việc xuất hiện trào lưu tư tưởng chống TCH cũng là lẽ đương nhiên, trào lưu này ra đời nhằm chống chủ nghĩa kỹ thuật, chống khoa học hoá thậm chí chống thuyết duy phát triển . Đó chính là “trào lưu tư tưởng phái tả mới”. Có một vài ý kiến của một số triết gia phương Tây đã chống lại TCH đã cho rằng: đằng sau TCH, đằng sau sự phát triển kỹ thuật và công nghiệp văn hoá đều có một kiểu thống trị của tư bản, một kiểu thống trị của siêu cường quốc, nó sẽ gây tai hoạ cho loài người. TQ cũng có tư tưởng ấy nhưng chưa được đưa ra một cách mạnh mẽ như phương Tây. Đối với một số trí thức TQ, nhất là người ở phương Tây, họ nắm bắt được một số vũ khí tư tưởng dùng để phê phán Mỹ và phương Tây.
Văn hoá truyền thống của Trung Quốc
Văn hoá truyền thống TQ có nghĩa là định hướng các giá trị cơ bản, phương thức sinh hoạt cơ bản, phương thức tổ chức xã hội cơ bản,phương thức tư duy cơ bản và đặc sắc thẩm mỹ cơ bản mà dân tộc Trung Hoa đã trải qua mấy nghìn năm nay phát triển và kế thừa và phát huy. Xét về phương diện luân lý và chính trị học, nhà Nho với đạo Nho có mối quan hệ là sự bổ sung lẫn nhau là Tứ Thư. Xét về tư duy triết học, TCH là văn hoá Hán ngữ và Hán Tự, là Kinh Dịch, là sùng bái khái niệm và phán đoán trực quan. Xét về phương diện khu vực và kinh tế , TCH coi văn hoá Hoàng Hà là chính, bổ sung thêm cho văn hoá Sở, là văn hoá nông nghiệp. Xét về phương thức tổ chức xã hội TCH là sự bổ sung cân bằng của chuyên chế phong kiến và tư tưởng dân bản. Xét về văn hoá dân gian TCH là âm dương bát quái,là món ăn TQ, huyết thống tông pháp, Trung y, thuốc Bắc, là trung hiếu tiết nghĩa tuyên truyền mạnh trong kịch hát truyền thống.sùng bái hỗn hợp đa thần.
TCH đồng nghĩa với việc văn hoá truyền thống TQ đang gặp phải thử thách rất lớn, có thể gọi nó là một kiểu tái sinh, cũng có thể nói là một kỳ tích. Chiến tranh Thuốc phiện kết thúc, tình hình TQ không được tươi sáng do nỗi nhục mất nước . Một số nhà yêu nước đã áp dụng thái độ phê phán đối với nền văn hoá TQ. Lỗ Tấn là người phái tả.Lỗ Tấn còn nói thanh niên không nên đọc sách TQ, do đọc sách TQ chỉ khiến lòng bạn yên tĩnh,chỉ nhẫn nại đọc mà không hề cầu tiến, trong khi đó đọc sách nước ngoài xong bạn sẽ trở nên tự cường, tràn đầy tinh thần phấn đấu, đấu tranh; Phái hữu có Ngô Trĩ Huy (người Quốc dân đảng) đã từng nói: Vứt hết sách cổ vào nhà vệ sinh. Một số người trẻ khác cũng phản đối rất mạnh, thể hiện sự căm ghét chữ Hán, văn hoá TQ, cho rằng chữ Hán vô cùng khó học khó nhớ. Do đó TQ chuyên chế. Vì chữ Hán khó học, chỉ có một thiểu số người tài mới học được, nên họ đã áp bức quần chúng. Lã Thúc Tương- đại học giả ngôn ngữ cũng đã từng nói TQ muốn thực hiện được dân chủ chắc chắn cần có thực hành văn tự phiên âm .Chủ tịch Mao tuy rất ghét sùng ngoại, nhưng lại ủng hộ cải cách chữ Hán, ông đã cho ra một danh ngôn Lối thoát của chữ Hán là La tinh hoá. Tiền Huyền Đồng thậm chí còn yêu cầu tất cả người TQ bỏ tiếng TQ để học tiếng Anh từ tiểu học,
Tuy văn hóa TQ còn tồn tạo vài điều mặt lạc hậu, xơ cứng, thối nát, nhưng không thể phủ định sự linh hoạt,tính mở, có thể dễ dàng hấp thu, thích ứng của nó. Vậy nên hiện nay ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị, không thể tiêu diệt nổi. Trong lịch sử chúng ta rất hiếm khi bắt gặp một dân tộc cổ xưa và một nước lớn đối với nền văn hoá của mình có thái độ như vậy.
Thời Ngũ tứ nếu không có các bậc tiên tri nói ra những lời rung trời chuyển đất như vậy, thì sao có được TQ sau này? Chưa biết chừng ngày nay chúng ta vẫn dừng lại ở giai đoạn “Tử viết” “Thi vân”, bởi lẽ sức mạnh của nền văn hoá TQ quá lớn. Phong trào “Phá 4 cái cũ” hồi năm 1966 lại càng đả phá không có giới hạn văn hoá TQ cũ. Nhưng sau đại nạn đó, tình hình hiện nay là ngày càng nhiều người thấy văn hoá TQ rất có giá trị. Rất nhiều thứ ta nhầm tưởng là đúng thì nay lại không thế. Thí dụ chữ Hán, khó học một chút nhưng không phải đặc biệt khó mà cũng có quy luật. Văn tự phiên âm có hơn 20 chữ cái, nhiều nhất 30, mỗi chữ thay cho một âm, âm ấy chẳng có ý nghĩa gì. Thế mà chữ Hán thì bao hàm cả âm thanh, hình tượng, quan hệ logic, chứa một bức tranh đẹp. Nhất là sau khi giải quyết thành công việc đưa chữ Hán vào máy tính thì chẳng ai đòi tiêu diệt chữ Hán nữa. Hiện nay văn hoá TQ sống động trở lại, lại lên cơn sốt mới, thể hiện sức tái sinh, hoàn toàn có thể theo kịp bước tiến của hiện đại hoá, TCH đồng thời lại giữ được nét đặc sắc, tư cách, sức hấp dẫn, thể hiện niềm tin và tự hào của chúng ta đối với văn hoá TQ.
Chữ Hán bản thân đại diện một phương pháp tư duy, khác nhiều với văn hoá phương Tây, đây là vấn đề rất phức tạp. Truyện ngắn Mắt của đêm tôi đăng báo năm 1979, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Các dịch giả đều gọi điện đến hỏi tôi: “Chữ mắt của ông là số nhiều hay số ít? Là eye hay eyes?” Tôi ngớ người ra, vì chữ “mắt’ trong truyện có 3 ý. Một là nhân cách hoá đêm, nên nó không có vấn đề số ít số nhiều. Hai là nhân vật chính trong truyện, tên là Trần Cảo; tôi không nói rõ anh ta chột mắt hoặc anh dũng hy sinh trong chiến đấu, nên dĩ nhiên là eyes rồi. Thứ ba, tôi viết trên công trường có một bóng đèn ánh sáng vàng vọt, đó là “single”. Cho nên mắt của đêm không thể chia thành eye hay eyes. Tôi giải thích thế họ chẳng hiểu, họ nói gì tôi cũng chẳng hiểu. Tôi cho rằng chữ mắt trong chữ Hán càng bản chất hơn một con mắt, hai con mắt. Chữ Hán của ta có một kiểu chủ nghĩa bản chất.
Thí dụ nói con “bò”, đây là bản chất; sau đó đến sữa bò, bò sữa, bò con, bò đực, bò cái v.v…Nhưng trong tiếng Anh không có một chữ thống nhất như thế. Bò dùng cattle, nghĩa là đại gia súc, cũng có nghĩa là bò. Bò cái cow, bơ butter, bò con vealer, thịt bò beef; giữa các chữ ấy không có mối lệ thuộc nào.
Người TQ rất coi trọng cái bản chất đó, thậm chí một, hai, ba trong tiếng TQ cũng được đặc biệt coi trọng. TQ vô cùng coi trọng một, cho rằng mọi sự vật trên thế giới đều phải có một gốc gác (bản nguyên) tập trung, không thể biến đổi cũng không thể lặp lại. Cho nên phế bỏ Hán ngữ thì sẽ rất lôi thôi, là một tai hoạ. Triết gia Vương Quốc Duy tự tử vì thấy văn hoá TQ sắp đi đứt. Chúng ta sống đến ngày nay nhìn thấy văn hoá TQ phát đạt, rực rỡ, đúng là rất may mắn.
Văn hoá truyền thống còn bao gồm ẩm thực, đời sống, y dược, rất nhiều thứ trực quan, cảm thấy được. Thí dụ Trung y có đường đỏ tính nhiệt, đường trắng tính mát, đường phèn càng mát, càng khử hoả. Tôi thấy đây là một loại trực quan, không có căn cứ thực chứng, nhưng tôi thích nó. Khi sốt, tôi không uống nước pha đường đỏ mà pha đường phèn vào nước hoa cúc. Thật khác phương pháp của nước ngoài.
Tín ngưỡng tôn giáo của TQ cũng rất đặc biệt. Một nước lớn thế mà không có tôn giáo thống nhất. Người TQ có thái độ rất linh hoạt đối với tôn giáo; tư duy của chúng ta chẳng giống bất cứ ai. Chúng ta nói “Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận”. Lục hợp là không gian ba chiều, mỗi chiều là hai mặt tương đối, cho nên là lục hợp. Lục hợp chi ngoại tồn nhi bất luận tức là cái gì thuộc về tính sau chót thì ta không bàn luận song cũng không phản đối. Đó là đa thần luận linh hoạt lấy cái tôi là chính. Vua bếp canh bếp cho ta, thần cửa canh cửa, thần tài giúp ta kiếm tiền. Lỗ Tấn từng nói “Khổng Tử kính thần như thần tại”. Một câu nói quá thông minh. Không một tín đồ ngoan đạo nào trên thế giới có thể nói được lời như vậy. Nhưng ông cũng không tuyên truyền thuyết vô thần, chẳng nói tôn giáo là lừa bịp. Ông không phản đối kính thần. Phương thức tư duy của người TQ rất hay.
Tôi quen một nhà Hán học người Đức rất giỏi tiếng TQ, lấy vợ Đài Loan, sau vợ đòi ly dị. Bà ấy bảo: “Ông Vương Mông này, người Đức học tiếng TQ, học Kinh Dịch, Lão Tử, đáng sợ quá! Thành ma quỷ rồi, vì ông ấy kết hợp cái lạnh lùng tàn nhẫn kiểu Đức với cái lắm mưu ma chước quỷ kiểu TQ.” Dĩ nhiên tôi không nói dân tộc ta lắm mưu mô xảo quyệt, nhưng tư duy của ta vô cùng linh hoạt – đó là sự thật. Xưa kia bao nhiêu nơi ở châu Á biến thành thuộc địa, nhưng chẳng ai khuất phục nổi dân tộc Trung Hoa, vì ta có nền văn hoá của mình. Nền văn hoá ấy giúp ta vượt qua khó khăn.
>>Xem thêm: Sách tiếng Trung giao tiếp kinh doanh – Cánh tay phải của doanh nhân
Trên đây là những thay đổi mà Trung Quốc trong quá trình toàn cầu hóa – hiện đại hóa , hy vọng mọi người đã có cái nhìn rõ nét về vấn đề này.
>>Xem thêm: Những bí mật kinh hoàng về phong trào ăn thịt người ở Trung Quốc