Văn Hóa Trung Quốc Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Và Phong Tục Tập Quán Của Người Việt Nam Như Thế Nào?
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất, đặc sắc trên thế giới. Nó ảnh hưởng đến khá nhiều nền văn hoá khác, đặc biệt nó có ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Ở Việt Nam. Văn hoá Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân Việt Nam cũng như rất nhiều những lĩnh vực khác trong văn hoá Việt Nam.
Các ngày lễ tết, lễ hội(节日)
Việt Nam đã sử dụng lịch của Trung Quốc từ rất sớm nên các lễ hội cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các lễ hội của Trung Quốc. Lễ Tết, Đoan Ngọ, và Tết Trung thu cũng là những lễ hội quan trọng ở Việt Nam.
Lễ Tết (春节)
Lễ Tết (春节)là lễ hội quan trọng nhất của người Việt Nam. Cũng giống như Trung Quốc, những người con xa quê dù xa quê bao lâu thì về trong những ngày này cũng sẽ hướng về quê hương và người thân, trở về đoàn tụ để cùng đón chào năm mới. Phong tục đón Tết của người dân tổ chức lễ hội bao gồm: Giao thừa(除夕)và chúc mừng năm mới(拜年).
Giao thừa của Việt Nam cũng là ngày cuối cùng của âm lịch hàng năm, là ngày giao thoa giữa cái cũ và cái mới. Vào ngày này, cả gia đình được đoàn tụ, vui vẻ, ăn tối sum họp và tận hưởng khoảng thời gian hiếm hoi bên nhau. Sau khi dùng bữa tối sum họp, mọi người cùng chờ đón khoảnh khắc năm mới.
Ngay khi tiếng chuông giao thừa vang lên sẽ bắt đầu thờ cúng tổ tiên. Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Khi thờ cúng tổ tiên, mâm ngũ quả rất cần thiết vì nó tượng trưng cho ngũ hành của trời đất. Mọi người thông qua điều này để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời mong một năm mới an khang, mạnh khỏe.
Tiếp theo là chúc mừng năm mới. Sau đêm giao thừa, người Việt sẽ đi chúc Tết vào ngày mồng 1, 2, 3 Tết. Lời chúc Tết là một cách để người Việt bày tỏ lời chúc phúc đến nhau. Vào buổi sáng ngày Tết, họ chúc Tết người lớn tuổi và nói một số lời chúc như “sức khỏe và bình an”. Ngoài ra còn có phong tục tặng phong bao lì xì mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và cầu bình an. Thông thường, sau khi thế hệ trẻ chúc Tết người lớn tuổi, những người lớn tuổi sẽ phát những phong bao lì xì, cầu chúc sức khỏe và an khang thịnh vượng trong năm mới. Phong bao lì xì không nằm ở số tiền mà là để tạo điềm lành, cầu may trong năm mới.
Nắm vững trong tay bí kíp tiếng Trung dành cho dân văn phòng – công sở để công việc trở nên thuận lợi hơn từ ngay bây giờ. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY
Tết Trung thu(中秋节)
Ngoài ra còn có Giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng tổ chức Tết Trung thu(中秋节). Việt Nam cũng có truyền thuyết dân gian liên quan đến mặt trăng, nhưng nhân vật chính của câu chuyện đã được thay thế bằng một nhân vật quen thuộc hơn với người Việt Nam.
Vào ngày Tết Trung thu, mọi người tập trung trên đường phố để xem các màn trình diễn đường phố, sau khi các buổi biểu diễn đường phố kết thúc, họ trở về nhà cùng gia đình để thưởng thức đêm trăng. Giống như Trung Quốc, Tết Trung thu người Việt Nam cũng ăn bánh trung thu(月饼). Khi Tết Trung thu đến gần, báo chí và tivi bắt đầu quảng cáo về bánh trung thu. Ở Việt Nam có hai loại bánh trung thu: một loại có hình thức và nhân giống bánh trung thu của Trung Quốc; loại còn lại làm bằng bột nếp màu trắng sữa, nhân cũng có nhiều kiểu, ngọt và béo ngậy, đậm chất Việt Nam.
Tết Đoan Ngọ(端午节)
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ(端午节)là một lễ hội dân gian, chỉ sau Lễ Tết, là ngày mồng năm tháng năm âm lịch. Với sự phát triển của thời đại, ngày nay Tết Đoan Ngọ còn được gọi là lễ diệt sâu bọ.
Ảnh hưởng trong nét ẩm thực Việt Nam (饮食)
Ngay từ 3000 năm trước, trà Trung Quốc đã được du nhập vào Việt Nam. Có thể nói, trà là thức yếu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Khi tiếp đãi bạn bè, khách khứ thì tách trà là thứ không thể thiếu được. Ngoài ra, văn hóa Trung Hoa cũng có tác động đến văn hóa dùng đũa của người Việt. Đũa được phát minh bởi người Trung Quốc, và người Việt Nam đã học cách sử dụng đũa từ Trung Quốc. Hiện nay người Việt Nam vẫn thường dùng đũa khi ăn, đặc biệt là khi ăn mì, người Việt Nam cũng duy trì những cách thức và kiêng kỵ khi dùng đũa như ở Trung Quốc.
Ảnh hưởng trong phong tục tập quán(风俗习惯)
Trong các phong tục của Việt Nam, phong tục chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhiều nhất là phong tục cưới hỏi. Một số nghi thức truyền thống đã được thể hiện đầy đủ trong phong tục cưới hỏi của người Việt, như xính lễ, đón dâu, rước dâu, dán chữ Hỷ, vv…
Những ảnh hưởng về tôn giáo.
Trung Quốc là một quốc gia có rất nhiều những tư tưởng và tôn giáo nổi tiếng. Rất nhiều trong số đó có ảnh hưởng sâu rộng tới Việt Nam. Đặc biệt chúng ta phải kể đến những ảnh hưởng của Phật giáo (佛教), hay các hệ tư tưởng kinh điển như Nho giáo (儒教), Đạo giáo(道教),… cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam. Ngày nay, những hệ tư tưởng ấy vẫn còn ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước.
Bắt nguồn từ Trung Quốc có Nho giáo, do nhà triết gia vĩ đại Khổng Tử sáng lập. Nho giáo bắt đầu du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Việc xây dựng Miếu thờ Khổng tử là minh chứng cho việc thừa nhận sự du nhập và ảnh hưởng sâu của Nho giáo dưới thời nhà Lý. Đến thời nhà Lê thì Nho giáo thạm chí trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
Một trong những ảnh hưởng rõ nét của Nho giáo đó là chế độ khoa cử, chỉ có thông qua khoa cử mới có thể làm quan. Chế độ khoa cử được tổ chức rất quy củ dưới các thời. Ví dụ, dưới thời nhà Trần có tất cả 14 khoa thi, trong đó là 10 khoa thi chính thức và 4 khoa thi phụ với 282 người đỗ đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, nước ta đã tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. Ba người đỗ đầu ( Tam Khôi) là: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa. Thời bấy giờ, tầng lớp nho sĩ ở nước ta xuất hiện rất nhiều những nhân tài của đất nước như Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, vv… Cũng không thể không kể đến Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với Việt Nam không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tôn giáo, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác. Về lễ hội, Lễ hội đèn lồng, Lễ hội hàn thực,vv…của Việt Nam cũng giống như Trung Quốc. Về mặt phong tục, Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong tục cưới hỏi truyền thống ở Việt Nam. Ví dụ như trong đám cưới truyền thống của Việt Nam có lễ ăn hỏi. Bói toán là một phương thức quan trọng của văn hóa Đạo giáo, cũng có ảnh hưởng khá lớn.
Y Học cổ truyền (中国传统医学)
Y học Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc đến nền y học Việt Nam. Ngày nay, chúng ta hay gọi đó là Đông y hay Y học cổ truyền. Bắt mạch, châm cứu, cạo gió hay những thủ thuật y học, những bài thuốc quý của Trung Quốc vẫn luôn được người dân Việt Nam coi trọng.
Ảnh hưởng về mặt tư tưởng
Từ thời xa xưa, thì Nho giáo của Khổng Tử cùng với Đạo giáo Trung Hoa đã có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng của những người trí thức nước ta thời xưa. Về mặt chính trị, các bậc quân vương và các quan đại thần của Việt Nam xưa hầu hết đều chủ trương nhân nghĩa của Nho giáo và nhấn mạnh tư tưởng tam nguyên, ngũ thường của Nho giáo.
Tôn giáo đã được thiết lập như là hệ tư tưởng chỉ đạo để điều hành đất nước. Trong đó phải kể đến việc xây dựng Miếu thờ Khổng Tử dưới thời nhà Lý sau khi Nho giáo du nhập vào nước ta, tổ chức khoa cử,vv… Nội dung của kỳ thi hầu hết là kinh điển của Nho giáo, chẳng hạn như thơ, sách, lễ nghi và âm nhạc. Phật giao cũng ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của nhân dân với những quan niệm, tín ngưỡng dành cho Phật Tổ, Bồ Tát, ở hiền gặp lành, ăn chay, cứu độ chúng sanh,vv…Và những tư tưởng ấy còn tồn tại cho đến ngày nay.
Những ảnh hưởng trong kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ.
Trung Quốc là một quốc gia nổi tiếng với vô vàn các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới có lịch sử lâu đời như Vạn Lý trường thành(万里长城), Cố cung(故宫)- lăng tẩm của vua chúa. Biểu hiện về ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa đến kiến trúc của Việt Nam thì chúng ta phải kể đến: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Thành nhà Hồ, các công trình chùa chiền, đền đài, vv…
Về điêu khắc, chúng ta cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ. Phải kể đến các bức tượng điêu khắc tinh xảo, tượng phật, tứ linh (四灵:rồng, kì lân, rùa, phượng hoàng) của Việt Nam có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Quốc.
Hội hoạ Trung Quốc(中国画)đến nay đã có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình khác nhau, mang những nét riêng biệt: bạch hoạ, bản hoạ, hoạ ý, bích hoạ. Chúng ta không thể không kể đến nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mặc ( tranh vẽ sông núi bằng mực đen trắng). Tranh thuỷ mặc ảnh hưởng rất nhiều tới Việt Nam. Hội họa cảu Việt Nam đã có sự tiếp thu từ hội hoạ Trung Hoa, và tạo nên những thành tựu riêng. Phải kẻ đến Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống là những tác phẩm có thêm những nét hội hoạ riêng của Việt Nam.
Những ảnh hưởng của từ chữ Hán và văn học, nghệ thuật Trung Hoa
Chữ Hán 汉字 ( Hán tự) là nét đặc sắc trong văn hoá Trung Quốc, luôn được Trung Quốc tự hào “bác đại tinh thâm” mỗi khi được nhắc đến. Nước ta thời phong kiến đã từng bị thực dân phương Bắc đồng hoá, áp đặt học chữ Hán nhưng bất thành. Tuy nhiên, chữ Hán đã có một vai trò rất lớn trong việc sáng tạo nên chữ viết của riêng dân tộc Việt Nam, vì từ chữ Hán, dân ta đã sáng tạo nên chữ Nôm của riêng mình. Có thể nói, chữ Nôm ra đời dựa trên cơ sở chữ Hán nhưng đã có sự biến tấu. Sau đó thì dân ta có chữ Quốc ngữ, khác hẳn với chữ Hán. Tuy nhiên, bên cạnh việc học chữ Quốc ngữ thì học tiếng Trung cũng trở thành ngôn ngữ chính trong các trường học thời bấy giờ.
Văn học(文学) và nghệ thuật(艺术) của Trung Hoa cũng du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Chúng ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của thông qua các thể thơ Đường Cổ, các quy tắc về âm vần trong các thể thơ. Tiêu biểu như các tác phẩm như Sông núi nuốc Nam ( Nam quốc sơn hà), truyện Kiều,Kim Vân Kiều truyện, vv…
Trang phục (服装)
Sau thời gian nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, thì trang phục thời xa xưa của Việt Nam đã có rất nhiều nét tương đồng với Hán Phục(汉服).
Vì sao nên học từ vựng tiếng Trung theo sơ đồ tư duy?
→ Là phương pháp học hiện đại được hầu hết các nước châu Âu hiện nay khuyến khích giảng dạy theo phương pháp này.
→ Chỉ với một từ gốc được hệ thống hóa phát triển ra nhiều từ vựng khác tác động lên não bộ, phát huy sự vận động của các nơron thần kinh.
→ Phát huy tối đa được trí tưởng tượng phong phú và tính sáng tạo cho người học.
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội