Một số nét đặc trưng văn hóa của 56 dân tộc ở Trung Quốc
Việt Nam chúng ta có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ chữ S, thì người anh em láng giềng của chúng ta – Trung Quốc cũng là một quốc gia trong số các quốc gia ở Châu Á có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ đấy! Trung Quốc có tới 55 dân tộc, ngoài người dân tộc Hán là chủ yếu chiếm đa số trong tổng số dân thì còn có các dân tộc thiểu số ít người khác như dân tộc Mông Cổ, dân tộc Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Hồi, dân tộc Miêu,… sống rải rác trên lãnh thổ rộng lớn. Hôm nay, TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU sẽ giới thiệu cho các bạn một vài nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của những dân tộc Trung Quốc nhé!
I. Khái quát các dân tộc Trung Quốc
Ở Trung Quốc có tất cả 56 dân tộc tất cả, trong đó chủ yếu là người Hán chiếm tới hơn 90% số dân Trung Quốc. Ngoài ra sẽ còn những dân tộc khác phân bố rải rác ở lãnh thổ Trung Quốc, chủ yếu ở khu vực phía Bắc Trung Quốc.
STT | Dân tộc | Giản thể | Phồn thể | Phiên âm |
1 | Hán | 汉族 | 漢族 | Hàn zú |
2 | Choang | 壮族 | 壯族 | Zhuàng zú |
3 | Mãn | 满族 | 滿族 | Mǎn zú |
4 | Hồi | 回族 | 回族 | Huí zú |
5 | H’Mông (Miêu) | 苗族 | 苗族 | Miáo zú |
6 | Duy Ngô Nhĩ | 维吾尔族 | 維吾爾族 | Wéiwúěr zú |
7 | Thổ Gia | 土家族 | 土家族 | Tǔjiā zú |
8 | Di | 彝族 | 彝族 | Yí zú |
9 | Mông Cổ | 蒙古族 | 蒙古族 | Měnggǔ zú |
10 | Tạng | 藏族 | 藏族 | Zàng zú |
11 | Bố Y | 布依族 | 布依族 | Bùyī zú |
12 | Đồng | 侗族 | 侗族 | Dòng zú |
13 | Dao | 瑶族 | 瑤族 | Yáo zú |
14 | Triều Tiên | 朝鲜族 | 朝鮮族 | Cháoxiǎn zú |
15 | Bạch | 白族 | 白族 | Bái zú |
16 | Hà Nhi (Cáp Nê) | 哈尼族 | 哈尼族 | Hāní zú |
17 | Cát Táp Khắc | 哈萨克族 | 哈薩克族 | Hāsàkè zú |
18 | Lê | 黎族 | 黎族 | Lí zú |
19 | Thái | 傣族 | 傣族 | Dǎi zú |
20 | Xa | 畲族 | 畲族 | Shē zú |
21 | Lật Túc | 傈僳族 | 傈僳族 | Lìsù zú |
22 | Cờ Lao (Ngật Lão) | 仡佬族 | 仡佬族 | Gēlǎo zú |
23 | Đông Hương | 东乡族 | 東鄉族 | Dōngxiāng zú |
24 | Cao Sơn | 高山族 | 高山族 | Gāoshān zú |
25 | La Hủ (Lạp Hộ) | 拉祜族 | 拉祜族 | Lāhù zú |
26 | Thủy | 水族 | 水族 | Shuǐ zú |
27 | Va (Ngõa) | 佤族 | 佤族 | Wǎ zú |
28 | Nạp Tây | 纳西族 | 納西族 | Nàxī zú |
29 | Khương | 羌族 | 羌族 | Qiāng zú |
30 | Thổ | 土族 | 土族 | Tǔ zú |
31 | Mục Lão | 仫佬族 | 仫佬族 | Mùlǎo zú |
32 | Tích Bá | 锡伯族 | 錫伯族 | Xíbó zú |
33 | Kha Nhĩ Khắc Tư | 柯尔克孜族 | 柯爾克孜族 | Kēěrkèzī zú |
34 | Đạt Oát Nhĩ | 达斡尔族 | 達斡爾族 | Dáwòěr zú |
35 | Cảnh Pha | 景颇族 | 景頗族 | Jǐngpō zú |
36 | Mao Nam | 毛南族 | 毛南族 | Màonán zú |
37 | Tát Lạp | 撒拉族 | 撒拉族 | Sālā zú |
38 | Bố Lãng | 布朗族 | 布朗族 | Bùlǎng zú |
39 | Tháp Cát Khắc | 塔吉克族 | 塔吉克族 | Tǎjíkè zú |
40 | A Xương | 阿昌族 | 阿昌族 | Āchāng zú |
41 | Phổ Mễ | 普米族 | 普米族 | Pǔmǐ zú |
42 | Ngạc Ôn Khắc | 鄂温克族 | 鄂温克族 | Èwēnkè zú |
43 | Nộ | 怒族 | 怒族 | Nù zú |
44 | Kinh | 京族 | 京族 | Jīng zú |
45 | Cơ Nặc | 基诺族 | 基諾族 | Jīnuò zú |
46 | Đức Ngang | 德昂族 | 德昂族 | Déáng zú |
47 | Bảo An | 保安族 | 保安族 | Bǎoān zú |
48 | Nga La Tư | 俄罗斯族 | 俄羅斯族 | Éluósī zú |
49 | Dụ Cố | 裕固族 | 裕固族 | Yùgù zú |
50 | Ô Tư Biệt Khắc | 乌孜别克族 | 烏孜别克族 | Wūzībiékè zú |
51 | Môn Ba | 门巴族 | 門巴族 | Ménbā zú |
52 | Ngạc Xuân Lân | 鄂伦春族 | 鄂倫春族 | Èlúnchūn zú |
53 | Độc Long | 独龙族 | 獨龍族 | Dúlóng zú |
54 | Tháp Tháp Nhĩ | 塔塔尔族 | 塔塔爾族 | Tǎtǎěr zú |
55 | Hách Triết | 赫哲族 | 赫哲族 | Hèzhé zú |
56 | Lạc Ba | 珞巴族 | 珞巴族 | Luòbā zú |
II. Đời sống văn hóa của các dân tộc Trung Quốc
1. Người Hán
Người Hán còn gọi là người Hoa, người Tàu là một nhóm dân tộc và quốc gia Đông Á, có nguồn gốc lịch sử ở khu vực lưu vực sông Hoàng Hà của Trung Quốc hiện đại. Họ tạo thành nhóm dân tộc lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 18% dân số toàn cầu và bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau nói các loại ngôn ngữ Trung Quốc đặc biệt. Ước tính 1,4 tỷ người Hán trên toàn thế giới hầu hết tập trung ở Trung Quốc đại lục, nơi họ chiếm khoảng 92% tổng dân số. Ở Đài Loan, họ chiếm khoảng 97% dân số. Người gốc Hán cũng chiếm khoảng 75% tổng dân số Singapore.
Người Hán có tổ tiên chung là người Hoa Hạ, xuất phát tên gọi của liên minh ban đầu của các bộ lạc nông nghiệp sống dọc theo sông Hoàng Hà. Thuật ngữ Hoa Hạ đại diện cho liên minh thời đại đồ đá mới của các bộ lạc nông nghiệp, những người định cư dọc theo đồng bằng trung tâm xung quanh giữa và hạ lưu sông Hoàng Hà ở phía bắc Trung Quốc. Các bộ lạc này là tổ tiên của người Hán hiện đại đã khai sinh ra nền văn minh Trung Quốc. Ngoài ra, thuật ngữ Hoa Hạ được sử dụng riêng biệt để đại diện cho một nhóm dân tộc ‘văn minh’ trái ngược với những người được coi là người man di ‘mọi rợ’ xung quanh họ. Người Hán liên kết cùng với một lịch sử chung sống trên một lãnh thổ của tổ tiên cổ xưa trong hơn bốn ngàn năm, bắt nguồn sâu xa với nhiều truyền thống văn hóa và phong tục khác nhau. Các bộ lạc Hoa Hạ ở miền bắc Trung Quốc đã trải qua một sự mở rộng liên tục xuống miền Nam Trung Quốc trong hai thiên niên kỷ qua. Văn hóa Hoa Hạ lan rộng về phía nam từ vùng trung tâm của nó trong lưu vực sông Hoàng Hà, tiếp thu nhiều nhóm dân tộc không phải người Trung Quốc đã dần bị Hán hóa trong nhiều thế kỷ tại các điểm khác nhau trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Hán được coi là một trong những triều đại vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vì nó khiến Trung Quốc trở thành cường quốc khu vực Đông Á và tăng cường phần lớn ảnh hưởng của nó đối với các nước láng giềng trong khi cạnh tranh với Đế quốc La Mã về dân số và địa lý. Uy tín và sự nổi bật của nhà Hán đã ảnh hưởng đến nhiều người Hoa Hạ cổ đại bắt đầu tự nhận mình là “Dân tộc Hán”. Cho đến ngày nay, người Hán đã lấy tên dân tộc của họ từ triều đại này và chữ viết của Trung Quốc được gọi là “chữ Hán”.
2. Dân tộc Tạng
Đặc trưng cơ bản của trang phục dân tộc Tạng là tay áo dài, eo rộng, váy dài, bốt cao cổ. Đặc điểm này phần lớn quyết định bởi môi trường sinh thái cũng như phương thức sản xuất và sinh hoạt hình thành trên cơ sở đó của nhân dân dân tộc Tạng. Mặc bộ trang phục to rộng như chiếc chăn đi ngủ có thể chống lại giá rét khi đêm xuống; tay áo rộng giúp cánh tay có thể co duỗi thoải mái, ban ngày nhiệt độ lên cao có thể cho một cánh tay ra ngoài, tiện cho tản nhiệt, điều tiết nhiệt độ cơ thể. Do vậy, kiểu mặc một bên ống tay áo đã tạo thành phong cách độc đáo của trang phục dân tộc Tạng. Trang phục dân tộc Tạng phong phú đa dạng, đặc điểm của nó còn thể hiện nổi bật ở việc phối màu và tạo hình hoa văn. Cứ đến dịp tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ và chào mừng ngày lễ tết, trang phục dân tộc Tạng màu sắc rực rỡ đều sẽ trở thành tiêu điểm; trang phục ngày thường của người dân dân tộc Tạng thường lấy màu xanh da trời, màu trắng làm tông màu chính, trang trí bằng thắt lưng hoặc viền hoa rực rỡ. Tại khu vực chăn nuôi, viền hoa của trang phục dân tộc Tạng thường dùng các gam màu như xanh da trời, xanh lá cây, tím, xanh lam, vàng, trắng… lần lượt xếp thành đai màu ngũ sắc. Áo bào da nữ thường dùng bào cổ hoa hình chữ thập, tạo cảm giác “từ bi”, “thương yêu” đối với mọi người. Ngoài ra, trang phục dân tộc Tạng còn mạnh dạn sử dụng các cặp màu mạnh đối lập nhau như đỏ và xanh lá cây, trắng và đen, đỏ và xanh da trời, vàng và tím, việc phối màu hết sức mạnh dạn và tinh tế. Chàng trai cô gái dân tộc Tạng rất chú trọng đồ trang sức, chất liệu làm đồ trang sức gồm bạc, vàng, ngọc trai, mã não, ngọc, san hô, phổ phách,… sử dụng rộng rãi trong đồ trang sức cài đầu, cài tóc, hoa tai, dây chuyền, thắt lưng và nhẵn. Tạo hình đẹp mắt, phần lớn lấy cảm hứng từ thiên nhiên, có thể nói đồ trang sức là điểm nhấn của trang phục dân tộc Tạng
3. Dân tộc Miêu
Người Miêu là nhóm dân tộc thiểu số đông dân thứ 5 tại Trung Quốc và nằm trong danh sách 55 dân tộc thiểu số chính thức được công nhận bởi Chính phủ Trung Quốc.
Từ lâu, người Miêu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu và được xếp chung vào với người Dao, Xá do có quan hệ nguồn gốc, thuộc nhóm Miêu – Dao, là tộc người có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Dân tộc Miêu ở Trung Quốc cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hải Nam, Hồ Bắc (thuộc các vùng Hoa Nam và Tây Nam Trung Quốc). Người Miêu ở Trung Quốc bao gồm 5 tộc người khác nhau là người Hmong, Hmub, Xong và A-Hmao và được chia thành 2 nhóm là người Miêu Thuần và Dã Miêu. Người Miêu Thuần là những người Miêu đã định cư ở vùng đồng bằng và sống hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Trong khi đó, nhóm người Dã Miêu lại sinh sống ở những vùng núi non hiểm trở, duy trì những nét văn hóa và lối sống vô cùng khác biệt với người Hán hoặc những người dân tộc thiểu số khác sinh sống ở các thành thị trung tâm.
Cuốn sách đột phá trong tư duy đầu tiên của ngành Hán ngữ bạn đã biết chưa ? Đừng để mình là người cuối cùng sở hữu nhé. Tham khảo ngay
4. Dân tộc Duy Ngô Nhĩ
Người Duy Ngô Nhĩ còn được gọi với cái tên khác là người Uyghur. Trong lịch sử, tên gọi “Uyghur” được dùng để chỉ các bộ lạc nói tiếng Turk sống tại khu vực dãy núi Altay. Cùng với người Göktürk (Kokturk), người Uyghur là một trong các nhóm gốc Turk lớn nhất và tồn tại lâu nhất tại vùng Trung Á. Người Duy Ngô Nhĩ sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Tiếng Việt còn gọi dân tộc này là Hồi Ngột, Hồi Hột và Hồi Cốt.
Người Uyghur mang trong mình dòng máu pha trộn giữa đại chủng Á và đại chủng Âu. Tổ tiên của họ là người Hồi Hột từng là một thế lực đáng kể ở phía bắc Trung Quốc từ thời Đường tới thời Tống. Tôn giáo chính hiện nay của họ là Hồi giáo. Người Uyghur giỏi sản xuất nông nghiệp, làm đồ thủ công và buôn bán.
5. Dân tộc Mông Cổ
Dân tộc Mông Cổ (Trung Quốc) là những công dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuộc người Mông Cổ. Họ là một trong 55 dân tộc thiểu số chính thức được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận. Có xấp xỉ 5,8 triệu người thuộc sắc tộc Mông Cổ sống tại Trung Quốc. Hầu hết trong số đó sống tại Nội Mông, Đông Bắc Trung Quốc, Tân Cương. Một điều đáng chú ý là người dân tộc Mông Cố tại Trung Quốc nhiều hơn gấp 2 lần so với dân số nước Mông Cổ độc lập (2,7 triệu), trong khi chỉ 85% công dân Mông Cổ là thuộc sắc tộc Mông Cổ.
Như vậy, người dân tộc Mông Cổ tại Trung Quốc đông gấp khoảng 2,5 lần người dân tộc Mông Cổ tại Mông Cổ. Với địa hình đa phần là thảo nguyên và nhiệt độ vào mùa đông ở nhiều vùng lên tới -50 độ C. Để chống chịu lại sự khắc nghiệt này người dân nơi đây thường sống trong các nhà lều. Đây được xem như là một nét văn hóa Mông Cổ đặc sắc nhất. Các ngôi lều có ống khói xanh tỏa ra từ lò sưởi. Còn ở bên cạnh lò sưởi này còn có các món ăn ngon lành. Đó là thịt dê, thịt hầm, rượu. Người Mông Cổ cả nam hay nữ đều có tài năng cưỡi ngựa, bắn tên rất tuyệt kỹ. Người ta vẫn thường gọi người Mông Cổ với cái tên dễ thương là những người lớn trên lưng ngựa.
6. Dân tộc Mãn
Dân tộc Mãn chủ yếu phân bố tại ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, cư trú đông nhất tại tỉnh Liêu Ninh. Trong 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, số dân của dân tộc Mãn đứng thứ hai chỉ sau dân tộc Choang. Dân tộc Mãn có lịch sử lâu đời, có thể truy nguồn đến người Túc Thận cách đây hơn hai nghìn năm, Mạt Hạt Hắc Thủy là tổ tiên trực hệ của dân tộc Mãn, sau đó phát triển thành Nữ Chân. Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, dân tộc Mãn Châu đổi tên là dân tộc Mãn. Ngày tết truyền thống chủ yếu có Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Mồng 2-2, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung thu. Trong thời gian ngày tết thường tổ chức hoạt động thể thao truyền thống như “Bóng ngọc trai”, nhảy ngựa, nhảy lạc đà và trượt băng… Tết Ban Kim là ngày “Chào mừng dân tộc” của dân tộc Mãn. Tháng 10 năm 1989, chính thức quy định ngày 3/12 hàng năm là “Tết Ban kim”.
7. Dân tộc Choang
Choang là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây; châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên.
Theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, cách đây mấy chục vạn năm đến hơn một vạn năm, trên khắp vùng Quảng Tây đã có những hoạt động của người cổ đại. Lưu vực thung lũng sông Hữu nơi dân tộc Choang sinh sống đã phát hiện nhiều di chỉ thời đại đồ đá cũ cách đây 6, 7 vạn năm của người cổ đại, trong đó có không ít di vật văn hóa. Đặc trưng thể chất của người cổ đại là đầu to, lưỡng quyền nhô cao, xương mũi thấp, sống mũi hơi lõm, hàm răng trên hình lưỡi cày… Những đặc trưng này thuộc về chủng người Mongoloit, giống với đặc trưng thể chất người Choang hiện nay.
Tổ tiên của người Choang đã sống ở Quảng Tây trải qua các triều đại Thương, Chu, thời kỳ Xuân Thu, Chiến Quốc, các triều đại Tần, Hán, Đường, Tống, với nhiều tên gọi khác nhau như Tây Âu, Lạc Việt, Ô Hử, Lý, Liêu, Lương, Thổ… Thời kỳ này, ảnh hưởng của người Hán còn rất hạn chế. Thời Nam Tống (1127 – 1279), mới bắt đầu có tên gọi Choang. Về sau, Choang dần trở thành danh xưng dân tộc thống nhất, cùng với những cư dân người Hán từ Trung nguyên đến sinh sống ở Quảng Tây ngày một nhiều.
8. Dân tộc Hồi
Người Hồi là một dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Họ là một trong 56 dân tộc được nhà cầm quyền chính thức công nhận. Hầu hết những người Hồi có ngoại hình và văn hóa giống người Hán, nhưng họ theo Hồi giáo (Islam) và vì thế có một số đặc điểm văn hóa riêng. Ví dụ, họ bị cấm ăn thịt lợn, loại thịt được ăn nhiều nhất tại Trung Quốc, ngoài ra họ cũng không ăn thịt chó, ngựa, và uống rượu. Y phục của họ khác người Hán vì đàn ông người Hồi đội mũ trắng và đàn bà người Hồi đội khăn quàng và thỉnh thoảng dùng mạng che mặt.
Theo cách hiểu hiện đại, định nghĩa về thế nào là Hồi không bao hàm các nhóm dân tộc như Uyghur, một dân tộc cũng sống trên đất nước Trung Hoa và theo đạo Islam nhưng dân tộc này hoàn toàn khác biệt về văn hóa nếu so sánh với người Hán. Ví dụ, tại Khu tự trị Uyghur tại Tân Cương (新疆), nơi khoảng 10 phần trăm số dân là người Hồi, thì người Hồi có đặc điểm đặc trưng về dân tộc hoàn toàn rất khác so với người Uygurs, Kazakhs, và Kyrgyz, là những dân tộc có đặc điểm gần gũi với người Thổ sinh sống ở Trung Á ở cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.
Trong số người Hồi còn có một số người Trung Quốc theo đạo Hồi, không giống người Hán, nhưng không được liệt kê thành một nhóm dân tộc riêng, như những người Hồi ở đảo Hải Nam (người Utsul) đang sử dụng một ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Đảo (tiếng Tsat) tương tự như tiếng của người Chăm ở Việt Nam và được cho là hậu duệ của người Chăm di cư đến Hải Nam.
Các bạn có thể tự trải nghiệm thêm các văn hóa Trung Quốc bằng cách book cho mình một chuyến du lịch Trung Quốc nha! Nhưng trước hết chúng mình cần chuẩn bị hành trang tiếng Trung thật tốt để có một chuyến đi thật hoàn hảo! Các bạn có thể đăng ký học tiếng Trung hoặc tự mua sách về học đều được nha!
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội