TRANH THỦY MẶC – NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI TRUNG HOA
Trong thế giới muôn màu của nghệ thuật hội họa, tranh thủy mặc lại chiếm một mảng màu riêng biệt, một biểu tượng độc đáo cho nền nghệ thuật Trung Hoa. Hôm nay, tiengtrung.com sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về tranh thủy mặc Trung Quốc có gì khác với các dòng tranh hiện đại nhé!
1. Tranh thủy mặc là gì?
Thủy (水 shuǐ) là nước, mặc (墨 mò) là mực nên tranh thủy mặc nghĩa là tranh được vẽ bằng mực nước. Cách vẽ của loại tranh này rất đơn giản, chỉ cần mài mực ra rồi pha với nước, sau đó dùng bút lông vẽ trên giấy hoặc lụa nên màu chủ đạo chỉ có hai màu trắng đen.
Chủ đề chính trong tranh vẽ thường là núi non, phong cảnh, cây cối, hoa, chim thú, con người… và thường được viết bài hoặc câu thơ chữ Hán lên phía trên.
Mang theo tâm trạng buồn bã ưu tư hay sâu lắng về cuộc đời, mỗi người một phong cách sống khác nhau. Thật ra, đây là nền nghệ thuật có phong cách riêng, là sự tổng hợp giữa thơ, thư, họa và dấu ấn riêng mỗi người. Là sự tổng hợp giữa nội dung, tâm hồn và kiến thức , làm xao xuyến biết bao thế hệ người mê tranh.
Đây có thể coi là một phong cách cổ điển của người phương Đông nói chung
2. CÔNG CỤ VẼ TRANH THỦY MẶC
Tranh thủy mặc được coi là quốc họa của người Trung Hoa. Muốn có một tác phẩm tranh thủy mặc tốt thì điều kiện trước tiên là công cụ vẽ phải tốt. Công cụ vẽ bao gồm: giấy – bút- nghiên – mực, hay còn gọi nôm na là “văn phong tứ bảo”.
Đầu tiên người họa sĩ phải biết chọn bút vẽ, chọn bút lông loại cứng hay mềm còn tùy thuộc vào nội dung vẽ tranh là gì. Ví dụ phác thảo trúc và lan phải dùng bút lông sói, khi nhuộm màu chọn bút lông dê, dùng cọ cứ để vẽ sơn thủy, rễ cây,…
Giấy xuyến chỉ (loại giấy được làm thủ công nhưng rất cao cấp – trắng – mịn, chứ không như giấy dó của tranh Đông Hồ hơi vàng – ngà – sần) là loại giấy vẽ ăn ý, hài hòa với mực và tạo sức lan tỏa theo ý muốn đi bút tạo hình của tác giả.
Mực tốt phải được mài nhuyễn, khi hòa với nước phải thể hiện 7 màu đen từ đậm đến nhạt, sáng tối đa dạng.
Nghiên tốt giúp mài mực nhuyễn và không bị cặn, mực không nhanh bị khô. Có thể nói chất lượng của giấy, bút, mực, nghiên giúp họa sĩ thể hiện độ sâu của tác phẩm.
Người xưa coi họa sĩ vẽ nên tranh thủy mặc còn hơn cả một võ sư, người đó phải tích đủ nội công lại đầy cảm xúc, ý tưởng rồi mới có thể hạ bút. Vì giấy xuyến chỉ có đặc điểm là rất thấm mực nên bắt buộc phải vẽ nét nào ra ăn nét ấy, không thể sửa chữa. Sắc màu của mực đậm hay nhạt, thanh hay dày cũng tùy thuộc vào cách đưa bút của người vẽ.
Khi một họa sĩ đã kết hợp chặt chẽ được giữa tâm tính và thư họa, phần thần và sắc, thì đồng nghĩa với họ đã mang đầy đủ tài năng và tư duy nghệ thuật rất cao thâm mới có thể sáng tác được những tác phẩm vừa tự nhiên, vừa sống động đến vậy. Trong cảnh vật ấy mang đến cho người xem một cảm xúc sâu sắc cả về khí chất , cốt cách con người lẫn tư tưởng và kiến thức nghệ thuật, cũng như giá trị đạo đức mà ẩn chứa trong bức tranh đó.
3. Bút Pháp
Kỹ năng cầm bút cũng như xử lý màu sắc đòi hỏi người họa sĩ phải có đôi tay luôn nhịp nhàng và uyển chuyển khi thể hiện nội dung tác phẩm. Những đường nét mềm mại, uyển chuyển, bay bướm, đậm nhạt theo ý tưởng và cảm xúc của tác giả tạo nên bức tranh sống động, phóng khoáng khó có loại tranh nào có thể bì kịp. Đó chính là đặc trưng, sắc thái riêng của loại hình nghệ thuật này.
Khi vẽ tranh đòi hỏi người họa sĩ phải thuần thục trong việc điều chỉnh điểm mực nhiều hay ít, thanh hay mỏng, đậm hay nhạt,…kết hợp linh hoạt giữa các ngón tay, bàn tay và cách tay đưa lên, xuống nhịp nhàng, nhanh, chậm. Biến hóa góc độ cọ vẽ như thẳng cọ, nghiêng cọ, xoay cọ,..
4.Bố cục
Để bức tranh có điểm nhấn thu hút và hà hòa thì bố cục của tranh thủy mặc cũng rất quan trọng. Trình bày một bài thơ bằng thư pháp bên cạnh cũng phải cân nhắc kỹ bởi chỉ bình diện khi tranh hơi trống. Lạc khoản (hàng chữ ở góc tranh ghi năm tháng, tên họ tác giả) và dấu ấn cũng được tác giả bố trí khéo léo. Thư pháp là cốt của tranh còn thơ là ý của tranh, qua đây tác giả bày thể hiện kỹ thuật nhuần nhuyễn đồng thời gửi gắm lý tưởng cao cả, thổi hồn vào tranh. Đó cũng chính là những giá trị nghệ thuật của loại hình tranh thủy mặc này.
5. Tranh thủy mặc du nhập vào Việt nam từ bao giờ?
Tranh thủy mặc của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam chúng ta đã từ nhiều thế kỷ qua. Có hai nguyên nhân chính đó là do việc giao lưu văn hóa hay của những di dân mang theo, và do những người Trung Quốc sống định cư lâu đời vẽ để lại. Chính những điều ấy đã làm phong phú và đa dạng thêm nền văn hóa bản địa.
6. Các trường phái tranh thủy mặc
Tề tất họa ( tranh tả thực): tranh thể hiện, phác họa cảnh vật nhưng hết sức chút trọng từng bộ phận chi tiết cảnh vật sau đố tiến hành tô màu. Loại màu dùng cho lối hội họa này chưa nhiều loại chất khoáng, vì thế mà trải qua nhiều năm tranh vẫn được bảo tồn, màu sắc tươi mới. Loại tranh này khá đẹp mắt và có giá trị trang trí nên nhiều họa sĩ cung đình đều áp dụng lối vẽ này để thể hiện sự trù phú, giàu có, quý phái của triều đình Trung Hoa xưa.
Thô tất họa (tranh ngụ ý) với đường nét phác họa đơn giản, nội dung tranh nhẹ nhàng gần gũi như vẽ tôm, cua, cá…thể hiện sự sống động, thần thái của con vật. Loại tranh này thường áp dụng đường nét phát họa chuẩn xác, đi sâu vào miêu tả một cách chi tiết, sau đó sử dụng màu sắc diêm dúa, nồng đậm để tăng ấn tượng…Phong cách này yêu cầu sự chuẩn xác, tinh tế của người vẽ.
7. Những bức tranh thủy mặc nổi tiếng của Trung Hoa
Dưới đây là những bức tranh thủy mặc nổi tiếng Trung Hoa cổ, hãy cùng tiengtrung.com xem đôi bàn tay khéo léo của các họa sĩ nhé!
Trên đây là những thông tin về nghệ thuật tranh thủy mặc Trung Hoa cổ mà tiengtrung.com muốn giới thiệu đến các bạn. Cùng tiengtrung.com học tiếng Trung để tìm hiểu thêm thật nhiều nhé!
Xem ngay KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Trung tâm Tiếng Trung Dương Châu – Trung tâm lớn nhất Hà Nội.
Để được tư vấn về các sách học tiếng Trung và các khóa học tiếng Trung.
Liên hệ ngay Tiếng Trung Dương Châu:
Cơ sở 1: số 10, ngõ 156 phố Hồng Mai, Bạch Mai, Hà Nội.
Hotline: 09 4400 4400
Cơ sở 2: Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 09 8595 8595.