Mãn phục – Trang phục thời Thanh và những điều chưa kể
Trong quá trình xem những bộ phim Trung Quốc, sẽ không quá khó để chúng ta có thể nhìn thấy những bộ trang phục truyền thống của người Trung Quốc thông qua các bộ phim cổ trang. Mỗi một triều đại đều gắn với một trang phục riêng tạo nên sự đa dạng về văn hóa Trung Hoa. Hôm nay, TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU sẽ cùng các bạn tìm hiểu về một trong những bộ truyền thống vô cùng đặc sắc của người Trung Hoa là trang phục thời nhà Thanh hay còn gọi là trang phục Mãn Thanh nhé!
I. Đôi nét về triều đại nhà Thanh
Người Mãn Thanh hay còn gọi là Người Mãn Châu vốn là một dân tộc thuộc vùng Đông Bắc của Trung Quốc vào thế kỷ XVII đã tiến hành lật đổ nhà Minh, lập ra triều đại nhà Thanh. Dưới triều đại nhà Thanh đặc biệt là thời kỳ của các vị vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long là thời kỳ thịnh vượng của Trung Quốc. Trong thời kỳ này, diện tích của Trung Quốc rộng nhất trong lịch sử Trung Hoa với một hệ thống số lượng lớn các nước chư hầu, đời sống nhân dân phát triển thịnh vượng, văn hóa cũng vô cùng đa dạng. Đến đầu thế kỷ XX, nhà Thanh dần suy yếu, cùng với sức ép từ nội tại và sự xâm lược của phương Tây đã đẩy Trung Hoa vào thời kỳ dân quốc kéo dài đến năm 1946 sau khi Đảng Cộng sản nhân dân Trung Hoa ra đời.
II. Các tên gọi của trang phục thời Thanh
Người Mãn Thanh còn được gọi là Người Kỳ nên trang phục của người Thanh còn được gọi là kỳ bào. Người Mãn Thanh sau khi lật đổ được nhà Minh đã tiến hành xây dựng nền văn hóa của riêng mình bao gồm cả bộ trang phục. Người Mãn bắt người Hán phải mặc trang phục của họ ban đầu nhiều người Hán còn tích cực phản đối nhưng về sau dần tự nguyện mặc trang phục. Đặc trưng chung của trang phục người Mãn Thanh là những bộ trang phục ôm sát, thích dùng quần hơn so với váy, là những bộ trang phục thuận tiện cho việc cưỡi ngựa hay vận động nhiều như tay áo ngắn và hẹp, thân áo thường hình chữ nhật và khá thanh mảnh, cổ áo hình yên ngựa, không có thắt lưng, nút được đặt trên mặt trước, bên phải là trang trí bởi bản chất người Mãn Thanh vốn xuất thân trên yên ngựa.
III. Các loại trang phục thời Thanh
Trang phục nhà Thanh được chia làm ba loại chính là triều phục, cát phục và thường phục.
1. Triều phục
Triều phục là trang phục dành cho các dịp cực kỳ trọng đại, như lễ sắc phong hoặc đại lễ. Quy định bộ triều phục của một hậu phi thời nhà Thanh là tương đối phức tạp, với ít nhất là 10 yếu tố tạo thành, bao gồm:
Triều quan (朝冠): mũ
Kim ước (金约): dây đeo trán để giữ triều quan
Nhị (珥): hoa tai
Lãnh ước (领约): kiềng trên cổ
Triều châu (领约): bộ dây ngọc khoác bên ngoài
Thải thuế (彩帨): dây rũ bằng vải trước ngực
Triều quái (朝褂): áo khoác mặc ngoài triều bào
Triều bào (朝袍): áo chính
Triều váy (朝裙): Có 2 loại, có áo hoặc không dựa theo hiện vật thật.
Triều ủng (朝靴): giày
Để chi tiết hơn thì từ ngoài vào trong sẽ gồm 3 lớp là Triều quái, Triều bào và Triều váy. Trong đó, Triều phục của Hoàng thái hậu và Hoàng hậu là đồng dạng. Các mệnh phụ cấp cao (phu nhân của đại công thần trong triều) thì có Triều phục giống nữ nhân mang tước vị Tần. Và cũng phải từ tước Tần trở lên mới được phép có Triều quái, Triều bào và Triều quan thôi.
2. Cát phục
Đây có lẽ là thứ phục sức đặc biệt nhất, bởi trong tất cả các triều đại, chỉ có nhà Thanh là hình thành quy định chính thức mà thôi. Khác với Triều phục chỉ được mặc trong các dịp rất trọng đại, thì vào các dịp lễ ít trang trọng hơn, các hậu phi sẽ mặc Cát phục. Về cơ bản, loại trang phục này cũng giống như Thường phục, nhưng có thêm hoa văn và trang sức mỹ lệ hơn, nên còn được gọi là Thải phục (彩服) hay Hoa y (花衣).
Một bộ cát phục bao gồm:
– Long quái(龙褂): áo mặc ngoài, có xẻ vạt, thân áo dài, ống tay tương đối dài, đều có màu xanh đen (tức là Thạch Lam sắc). Long quái của Hậu phi chỉ xẻ đằng sau, trong khi của Đế vương là xẻ cả trước sau.
– Long bào (龙袍): mặc bên trong, cũng là áo chính của bộ Cát phục. Áo cổ tròn, ống tay áo dạng Mã đề tụ, xẻ vạt trái phải, thân áo dài, viền cổ áo có hoa văn. Có thể chỉ cần mặc Long bào, không cần khoác Long quái.
Thông thường chúng ta thường nghĩ rằng “Long bào” là để chỉ trang phục của hoàng thượng và ít ai biết đến cái tên long bào cũng được gọi cho áo chính của bộ cát phục. Thời nhà Thanh có sự phân biệt rất lớn về địa vị, giàu nghèo và sự phân biệt đó được thể hiện qua cả trang phục thông qua màu sắc phải khác nhau tùy theo địa vị. Thái hậu, Hoàng hậu và Hoàng quý phi có Long bào màu Minh hoàng. Kế đến tước Quý phi và Phi dùng màu Kim hoàng, còn Tần thì dùng màu Hương (màu có tone nâu đất, trầm ấm).
Với Long quái, tùy vào địa vị mà hoa văn sẽ có khác biệt. Long quái có thêu rồng vàng 5 móng (Ngũ trảo kim long) được dành cho Hoàng hậu, Hoàng quý phi, quý phi và phi. Riêng tước Tần, phần vạt áo phải theo Quỳ ong – hình rồng lượn trong 1 hình tròn nhưng không quay chính diện.
3. Thường phục
Thường phục là bộ trang phục mặc thường ngày nên không có nhiều quy định như cát phục hay triều phục. Một bộ trang phục hoàn chỉnh thường bao gồm 2 lớp hay nhiều hơn tùy theo thời tiết và hoàn cảnh. Với trang phục 2 mảnh, nó có thể bao gồm 1 cái áo kiểu Hán hoặc 1 áo Mãn Châu. Mảnh bên dưới có thế là 1 cái váy hoặc 1 cái quần ku.
Lớp trang phục lót: có 2 loại phổ biến nhất là 2 mảnh và 1 mảnh.
Lớp chính: có một số kiểu thịnh hành sau:
– Shān qún (tên tiếng Trung: 衫裙): 1 cái áo ngắn đi kèm với váy dài
– Rú qún (tên tiếng Trung:襦裙): 1 cái áo đi kèm với váy hoặc quần
– Kù zhě ( tên tiếng Trung: 褲褶): 1 cái áo ngắn đi kèm với quần
– Zhíduō/zhí shēn (tên tiếng Trung: 直裰/直身): 1 bộ trang phục thời Minh
– Dàopáo/fú shā (tên tiếng Trung: 道袍/彿裟): 1 bộ trang phục dành cho các học giả
– Chángshān (tên tiếng Trung: 長衫): áo dài kiểu Mãn Châu, thường được mặc với áo cưỡi ngựa.
Ngoài ra trang phục của người Mãn Thanh còn có rất nhiều trang sức đi kèm ví dụ như bông tai, hộ giáp, hài, ….
IV. Thuê trang phục thời Thanh ở đâu?
Chắc hẳn những tín đồ của phim cổ trang Trung Quốc thì không thể bỏ lỡ cơ hội khoác trên mình những bộ Mãn phục xinh đẹp rồi phải không nào? Vậy muốn thuê để đi chụp ảnh hay tham dự những buổi cosplay thì chúng ta có thể tìm kiếm ở đâu?
1. Ở Hồ Chí Minh:
Các bạn ở Hồ Chí Minh có thể ghé qua những địa điểm sau để chọn cho mình những bộ Hán phục nhé:
+ BB Cosplay: 118/19 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 094.342.9974.
Link facebook: BB Cosplay
+ Cosplay – Cổ trang shop: Số 44, đường số 1, phường 7, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0984. 168.184.
Link facebook: Cosplay – Cổ trang shop
2. Ở Hà Nội
+ Chie cosplay shop: 8 ngách 23 ngõ 82 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
SĐT: 0987.930099.
Link facebook: Chie Cosplay
+ Songshop: Số 4, ngõ 405 đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.
SĐT: 097 833 10 80.
Link facebook: Song shop cổ trang
Chúng mình đã vừa cùng nhau tìm hiểu bộ trang phục của nhà Thanh rồi đấy. Chắc hắn các bạn đã gặp không ít những bộ trang phục này trong các bộ phim cổ trang phải không nhỉ? Các bạn đã thử một lần khoác trên mình bộ Mãn phục này chưa? Nếu chưa hãy thử nhé!
Các bạn có thể tự trải nghiệm thêm các văn hóa Trung Quốc bằng cách book cho mình một chuyến du lịch Trung Quốc nha! Nhưng trước hết chúng mình cần chuẩn bị hành trang tiếng Trung thật tốt để có một chuyến đi thật hoàn hảo! Hãy bắt đầu học tiếng Trung ngay bây giờ với bộ giáo trình Hán ngữ đã được thầy Châu biên soạn lại để phù hợp hơn với người Việt Nam mình đó nhé. Các bạn có thể tham khảo thêm về bộ sách hết sức thú vị này ngay tại đây nhé
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội