Trang phục hí kịch – khơi nguồn hấp dẫn cho nghệ thuật truyền thống
Kinh kịch từ lâu đã là một nền văn hóa truyền thống độc đáo của người dân Trung Hoa, là niềm kiêu hãnh của nhân dân Trung Quốc với bạn bè quốc tế. Một trong những điều hấp dẫn người xem đến với của thể loại này chính là những bộ trang phục mà các diễn viên mặc khi lên sân khấu biểu diễn. Hôm nay, TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU sẽ cùng các bạn khám phá những điều độc đáo có trong bộ trang phục hí kịch này nhé!
I. Vài nét về hí kịch Trung Quốc
1. Hí kịch Trung Quốc là gì ?
Hí kịch ( tên tiếng Trung: 京戏, phiên âm: Jīngxì) hoặc còn được biết đến với tên gọi khác là Kinh kịch (tên tiếng Trung: 京剧, phiên âm: Jīngjù), là một loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Thể loại này đã sớm hình thành và đặc biệt phát triển dưới thời nhà Thanh, nhất là thời kỳ trị vì của Càn Long. Hí kịch hình thành dựa trên nền tảng của ca kịch dân gian, sau dần dần tổng hợp giữa kịch nói, đấu võ, vũ đạo nâng cao thành hí kịch. Những câu chuyện được nhắc đến trong các màn biểu diễn thường kể lại một sự kiện lịch sử, hoặc một nhân vật lịch sử có sẵn.
2. Lịch sử phát triển của hí kịch Trung Quốc
Ban đầu, kinh kịch đơn giản chỉ ca múa kèm vũ đạo, tương tự như nghệ thuật tuồng. Hoặc có pha trộn thêm một số loại tạp kĩ như xiếc hoạt kê, các màn nhào lộn, kể chuyện hay những đoạn đối thoại và cả võ thuật. Cho đến thời nhà Đường, tên gọi kinh kich còn được gọi là hí kịch. Các thể loại nghệ thuật khác của Trung Quốc thường lấy cốt truyện từ lịch sử. Họ thường lấy những vị anh hùng làm đề tài chính. Sang thời nhà Tống thì kinh kịch còn được gọi là Tham Quân hí hay có thể gọi là Tạp Kịch. Các nhân vật trong kinh kịch thường là những anh hùng, văn nhân hay cả những nữ cường nữa. Hoặc cả những quan tòa, tu sĩ, ẩn sĩ, nhân vật ma quỷ bí ẩn hay cả những thần phật.
Kinh kịch cũng đã trải qua với nhiều tên gọi : Nam hí, Truyền kì, Côn Khúc, Huy Kịch và bây giờ tên chính thức là kinh kịch.
Xuyên suốt quá trình lịch sử, sự thay đổi của các triều đại đã minh chứng được rằng, Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật rất được ưa chuộng thời đó.
II. Trang phục hí kịch Trung Quốc là gì?
Trang phục hí kịch là những bộ quần áo thường được các diễn viên sử dụng trong quá trình lên sân khấu biểu diễn các vở kịch. Những bộ trang phục này thường được thiết kế sắc sỡ và đậm màu sắc cổ trang.
Giải quyết dứt điểm nỗi sợ viết chữ và nhớ chữ Hán chỉ với một bộ sách. Vậy tại sao bộ sách này lại hiệu quả ?
– Mỗi trang sách đều có các ô tập viết, để người học có thể thực hành viết chữ ngay trên sách, dựa theo gợi ý quy tắc bút thuận in sẵn rất thuận tiện.
– Học được cách viết rồi thì quan trọng nhất là phải có cách nhớ. Và những câu truyện về chữ rất logic dựa trên trình tự xuất hiện của các bộ, các nét, lại hài hước, thâm sâu khiến việc nhớ chữ dễ như ăn kẹo.
– Không phải cuốn sách nào, trung tâm nào cũng chú trọng việc dạy bộ trong quá trình học chữ như tại TTDC. Tổng cộng 214 bộ thủ được gọi tên, giải nghĩa rất chi tiết trong bộ sách này.
Để luyện nhớ được chữ Hán cần đưa chữ vào văn cảnh, vào ví dụ. Có những chữ được dùng rất đa dạng vừa là danh từ vừa là động từ hoặc tính từ. Có bộ sách này, người học sẽ không nhầm lẫn nữa.
Tham khảo ngay nhé.
III. Độc đáo của trang phục hí kịch Trung Quốc
1. Được thiết kế với màu sắc sặc sỡ, bắt mắt
Trang phục hí kịch Trung Quốc thường được dựa trên thiết kế của các loại phục trang thời Minh. Phần nếp áo gập sang bên phải, trang phục nữ cổ áo có ba nếp gấp. Với những nhân vật phụ nữ mang hơi hướng quý tộc như vua chúa thì sẽ mặc áo choàng tay áo rộng. Còn nhân vật biểu hiện tầng lớp thấp kém, dân lành thì tay áo tròn và hẹp. Màu sắc của những loại trang phục này cũng biểu hiện cho địa vị của họ trong xã hội phong kiến. Vua chúa, quan lại sẽ mặc màu đỏ, vàng hoặc xanh là những màu sắc sặc sỡ. Còn tầng lớp thấp trong xã hội, thường dân thì mặc màu sắc nhạt nhòa hơn chủ yếu là màu tím hoặc trắng nhạt. Phía dưới mặc phần váy thường thiết kế theo kiểu đuôi phương tức là chiết eo ở trên và xòe rộng ở phía dưới. Trên đầu sẽ đội những chiếc mũ được trang trí khá kì công, gắn những viên ngọc hoặc đính đá thành sợi dài.
2. Phối với rất nhiều đạo cụ
Ngoài những bộ quần áo thì người diễn viên hí kịch còn phải kết hợp với rất nhiều đạo cụ nữa đấy nhé các bạn. Thông thường người biểu diễn sẽ cầm thêm những đạo cụ như kiếm, quạt, mái chèo, hoặc cây roi quất ngựa,… để biểu thị những hình ảnh tượng trưng như cảnh cưỡi ngựa, chèo thuyền, đấu kiếm,… ở trong các phân cảnh. Nhờ những hình ảnh biểu tượng đó mà người xem vẫn có thể hình dung sống động về những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử.
Không chỉ vậy, mà người diễn viên còn thường sử dụng thêm cả mặt nạ trong những màn biểu diễn của mình. mặt nạ được xem là yếu tố đặc sắc nhất. Qua những sắc thái trên mặt nạ chúng ta có thể biết được nhân vật vai thiện hay ác. Mỗi khuôn mặt, mỗi kiểu tính cách lại có những cách tạo hình nhân vật khác nhau. Cho dù là nhân vật gian trá, thiện lành hay xấu xa, cao thượng hay thấp hèn đều thể hiện rõ nét trên khuôn mặt. Màu sắc trên khuôn mặt cũng chiếm giúp việc tạo hình được thành công hơn. Màu đỏ thường biểu thị cho những con người trung thành hết mực. Màu trắng thể hiện nhận vật gian trá,giả trân, độc ác. Màu xanh làm phản chiếu nhân vật kiên cường và dũng cảm. Mặt na màu bạc thể hiện sự tàn bạo. Màu vàng thể hiện thần phật quỷ quái. Màu sắc thể hiện được sự huyền ảo kì bí đồng thời cũng thu hút người xem hơn rất nhiều.
Một nét độc đáo nữa mà bất cứ người diễn viên hí kịch cũng phải có khi lên sân khấu chính là kiếm phổ hay còn gọi là nghệ thuật hóa trang. Trong đó, phương pháp vẽ lại thiên hình vạn trạng, mỗi kiểm phổ có nét kỳ diệu riêng. Một số kiểm phổ chỉ đơn thuần dùng tay chấm màu vẽ và bôi nhẹ lên mặt, không cần dùng bút kẻ các đường nét, ví dụ như trong các tuồng Võ hí, diễn viên đóng các vai anh hùng đều áp dụng cách vẽ này. Kiểm phổ được vẽ tinh xảo, màu sắc rực rỡ, khuôn mặt có thể méo mó nhưng cũng có thể ngay thẳng, đường nét có thể thô hoặc mỏng, rất đa dạng. Kiểm phổ thể hiện nên tính cách tốt – xấu, trung trực – gian xảo, vừa có thể nói lên quan hệ huyết thống, tính cách, lại có thể nói lên thân phận của nhân vật, và cũng có thể gây nên sự chú ý của khán giả, từ đó bù đắp những thiếu sót về biểu hiện cảm xúc của nhân vật được hóa thân, do đó kiểm phổ là nét đặc trưng lớn của Kinh kịch. Để biểu thị quan hệ huyết thống, có thể nhân vật cha con trong kịch sẽ được vẽ mặt cùng một màu, cách vẽ và hình vẽ sẽ to nhỏ khác nhau. Để biểu thị thân phận: nhân vật được vẽ màu vàng kim hoặc màu bạc không là tiên thì cũng là Phật; nhân vật được vẽ hình rắn, sâu bọ, cá, tôm thì chắc chắn sẽ là thủy quái hoặc sơn yêu; khuôn mặt lộ vẻ uy nghiêm đa phần là trung thần hoặc hiếu tử; mặt vẽ màu xanh lá hoặc xanh dương đều là những bậc anh hùng xuất thân trong tầng lớp nhân dân; vẽ “mắt eo”, “mày dùi cui” (nghĩa là ở giữa thô, phía dưới có hình tròn nhọn, phía trên rất nhọn, lông mày ngắn có hình dạng như chiếc dùi cui) cho nhân vật hòa thượng; kiểm phổ có mắt đen với vòng mắt nhỏ, miệng nhỏ chắc chắn sẽ là thái giám cung đình; bôi “miếng đậu phụ” màu trắng ở ngay giữa sống mũi đều là những vai phụ xuất hiện để chọc cười mua vui trong kịch. Kiểm phổ còn có thể mở rộng phạm vi diễn xuất của diễn viên, diễn viên có thể đóng luôn các vai động vật, không cần phải kéo trâu thật ngựa thật lên sân khấu, và diễn viên vừa lột tả được hết tính cách của vai diễn, lại vừa có thể nói chuyện được, thú vị vô cùng.
IV. Thuê trang phục biểu diễn hí kịch ở đâu?
1. Ở Hà Nội
+ Chie cosplay shop: 8 ngách 23 ngõ 82 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
SĐT: 0987.930099.
Link facebook: Chie Cosplay
+ Songshop: Số 4, ngõ 405 đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.
SĐT: 097 833 10 80.
Link facebook: Song shop cổ trang
2. Ở Hồ Chí Minh
+ BB Cosplay: 118/19 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 094.342.9974.
Link facebook: BB Cosplay
+ Cosplay – Cổ trang shop: Số 44, đường số 1, phường 7, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
SĐT: 0984. 168.184.
Link facebook: Cosplay – Cổ trang shop
Các bạn có thể tự trải nghiệm thêm các văn hóa Trung Quốc bằng cách book cho mình một chuyến du lịch Trung Quốc nha! Nhưng trước hết chúng mình cần chuẩn bị hành trang tiếng Trung thật tốt để có một chuyến đi thật hoàn hảo! Các bạn có thể đăng ký học tiếng Trung hoặc tự mua sách về học đều được nha!
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội