Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Khám phá nét đặc sắc văn hóa rượu của người Trung Quốc

Phạm Dương Châu 06.12.2014 Văn hóa trung quốc

Nét đặc sắc văn hóa rượu của người Trung Quốc

Mỗi một nét văn hóa của mỗi nước đều có những cái hay riêng. Nói đến rượu thì ở nước nào cũng phải có. Đặc biệt là trong những dịp giao lưu bạn bè, gặp gỡ đối tác thì rượu không thể thiếu. Với đất nước Trung Quốc thì sao nhỉ? Hãy cùng tiengtrung.com tìm hiểu về văn hóa rượu của người Trung Quốc nhé!

Giới thiệu

Cũng như các quốc gia khác trê thế giới, rượu là đồ uống truyền thống của người dân Trung Hoa. Bề dày lịch sử rượu song hành cùng với chiều dài lịch sử văn hóa Trung Hoa. Chúng ta có thể cảm thấy được từ lúc nào đã ngẫu nhiên đi vào lịch sử. Như chúng ta cũng biết rằng, rượu là một vật phẩm dành thể hiện sự lịch sự và sang tọng. Từ xa xưa, rượu  xuất hiện trong những yến tiệc hay những bữa ngày lễ tết. Hay cả những bừa ăn vua chúa cho đến thường dân.

Rượu Trung Quốc

 

Tại Trung Quốc, rượu đã có từ rất lâu đời, khoảng 7000 năm trước đây. Vào thời vua Thần Nông, nhà vua đã truyền sử sách dạy nghề nông và trồng cấy thảo dược. Từ những việc trồng ngũ cốc cho đến việc nấu ngũ cốc thành rượu. Theo một giả thuyết khác, những kỹ thuật nấu rượu và công thức chế biến xuất hiện từ thời nhà Hạ. Lúc bấy giờ vào khoảng năm 2100 TCN đến khoảng năm 1600 TCN. Những vật dùng uống rượu được các nhà khảo cổ khai quật gọi là tửu khí. Tửu khí cho thấy rượu đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt trong việc cúng tế. 

Văn hóa Trung Hoa

Phân loại

Rượu được chia làm hai loại rượu chính : Hoàng tửu và mễ tửu. Hoàng tửu được ủ và lên men trực tiếp từ ngũ cốc : gạo, lúa mì. Đẻ ra được rượu thành phẩm sẽ mất một khoảng thời gian rất dài. Thường thì nồng độ của hoàng tửu chỉ có dưới 20 độ. Với nồng độ này, rươu đươc coi là rượu nhẹ. Sau khi ra thành phẩm rượu được khử trùng và bảo quản đóng chai bán ra ngoài thị trường. Hoàng tửu cũng chính là nguyên liệu để chưng cất và nấu thành mễ tửu. Mễ tửu hay còn gọi là rượu gạo trắng. Mễ tửu thường sẽ có nồng độ cao hơn hoàng tửu, khoảng 30 độ. Uống vào cảm nhận vị cay cay nóng nóng nơi cổ họng. Mễ tửu còn thường được hâm nóng để uống. Do vậy mễ tửu còn được gọi là thiêu tửu. Và tất nhiên nồng độ hoàng tửu nhẹ hơn nên tốt cho sức khỏe hơn. 

Cũng như đất nước Việt Nam ta, phần lớn tất cả các loại rượu đều được chế biến từ ngữ cốc : lúa mì và gạo. Nguyên liệu gạo mỗi khu vực lại có những nguyên liệu khác nhau. Miền Nam Việt Nam dùng gạo nếp nấu gạo, miền Bắc dùng lúa mì để nấu gạo, hay mọt số nguyên liệu khác như đại mạch, cao lương,…. Bên cạnh đó, để tạo men cho rượu họ còn sử dụng một số hoa quả như lê, cam, vải, sơn tra, mía,….

Việc sử dụng hoa quả khiến cho mùi vị của men thơm hơn. Men rượu còn có tên gọi khác là tửu dược hoặc khúc bính. Độ pH của nước cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến mùi hương của rượu. Để tạo màu và hương thơm cho rượu người chế biến sẽ sử dụng thêm một số thảo dược riêng.  Rượu thảo dược còn có thể sử dụng như một gia vị để nấu ăn. 

 

Rượu Trung Quốc

Nhắc đến Rượu Trung Quốc chắc chắn phải nhắc đến rượu Mao Đài. Rượu Mao Đài có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu Trung Quốc, hiện nay đã được tôn thành quốc tửu. Cái tên thứ 2 chắc chắn phải kể đến đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh Sơn Tây). Hay những cái tên như rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu Lô Châu Lão Diếu của Tứ Xuyên cay nồng. An Huy có rượu Cổ Tỉnh, Bắc Kinh có rượu nho đỏ, rượu nho trắng Sa Thành thì của Hà Bắc còn nho trắng Dân Quyền thì của Hà Nam. Và cuối cùng là cái ten rượu Thiệu Hưng của miền đất Chiết Giang. 

Người dân Trung quốc còn sáng kiến ngâm rượu cùng một số nguyên liệu đẻ thành rượu thuốc hay rượu nhân sâm.  Một số loại khác như rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận… Các thầy thuốc, thầy lang thường pha dược liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt.

Rượu trong cuộc sống 

Mặc dù cuộc sống hiện đại ngày nay, sự du nhập văn hóa từ các quốc gia khác nhưng Trung Quốc vẫn luôn giữ vững những nét văn hóa đặc sắc của mình. Trong tất cả các dịp lễ hiện nay, người dân Trung Quốc vẫn sử dụng rượu trong các bữa tiệc : Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương (hay Trùng cửu, mồng 9 tháng 9 Âm lịch), ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn…

Tại khu vực phía Nam Trung Quốc, khi gia đình sinh được bé gái. Cha mẹ bé sẽ nấu rượu để co vào bình và hạ thổ. Bình rượu được hạ thỏ cho đến khi cô gái đi lấy chồng. Lúc này bình rượu được đào lên làm quà mừng cưới cho cô dâu. Người Trung Quốc tin rằng, nếu uống rượu đủ và đều sẽ rất tốt cho sức khỏe. Rượu khi ngâm cùng thuốc sẽ chữa được một số bệnh cổ truyền dân gian nữa.

Cách uống rượu của người Trung 

Cách uống rượu của người Trung Quốc cũng khác đặc biệt. Khi rót rượu, chủ nhà sẽ rót tràn ly để thể hiện lòng hiếu khách và tôn trọng khách. Khi uống sẽ mời theo địa vị từ cao xuống thấp. Người nào địa vị thấp hơn sẽ hạ ly thấp hơn người địa vị cao. Câu chúc cửa miệng khi mời rượu nhau sẽ là ““Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn”, hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu – uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít”….

Khi uống rượu sẽ nhấp 1 hơi cạn ly, nếu như không thể cạn được ly thì sẽ nhờ người khác giúp mình uống cạn. Đây là hành động giữ thể diện. Tửu lượng không tốt sẽ phải báo trước để mọi người lượng thứ. Vì nếu như đến lượt uống mà không uống thì đây sẽ là hành động thiếu tôn trọng người mời. Có thể nói rằng cách uống rượu này đã trở thành 1 quy luật mà bất kì người Trung Quốc nào cũng biết đến và vận sụng. Đây là cách thể hiện văn hóa Trung Hoa bao đời nay.

Không biết từ bao giờ mà rượu lại là nét văn hóa đặc trưng, giữ vị trí quan trọng trong bản sắc người Trung Hoa. Đây như mọt nét đẹp tinh thần được gìn giữ bao đời nay. 

Trên đây là những thông tin về văn hóa uống rượu của người dân Trung Quốc. Tham gia học ngay khóa học tiếng Trung online để tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa Trung Hoa nhé !

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP