Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

[Văn hóa Trung Quốc ] Tết Trùng Cửu của người Trung Quốc

Phạm Dương Châu 31.10.2020 Văn hóa trung quốc

1. Từ vựng về tết Trùng Cửu

Chữ hán Phiên âm Tiếng Việt
重阳节 chóngyáng jié tết Trùng Dương
重九节 chóng jiǔ jié tết Trùng Cửu
登高节 dēnggāo jié tết Đăng Cao
民族的传统节日 mínzú de chuántǒng jiérì ngày lễ truyền thống của dân tộc
登高 dēnggāo leo núi
习俗 xísú phong tục, tập tục
农历 nónglì âm lịch
民俗活动 mínsú huódòng hoạt động dân tộc
文化内涵 wénhuà nèihán yếu tố văn hóa
饮菊花酒的风俗 yǐn júhuā jiǔ de fēngsú phong tục uống rượu hoa cúc
出游赏景 chūyóu shǎng jǐng du lịch thưởng ngoạn phong cảnh
登高远眺 dēnggāo yuǎn tiào leo núi ngắm cảnh
观赏菊花 guānshǎng júhuā ngắm hoa cúc
饮菊花酒 yǐn júhuā jiǔ uống rượu hoa cúc
交流感情 jiāoliú gǎnqíng trao đổi tình cảm
锻炼身体 duànliàn shēntǐ rèn luyện thân thể
生命长久 shēngmìng chángjiǔ sinh mệnh dài lâu
健康长寿 jiànkāng chángshòu khỏe mạnh trường thọ

2. Tại sao lại gọi là tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu (重九节 chóng jiǔ jié) hay còn gọi là tết Trùng Dương (重阳节 chóngyáng jié) là một trong những ngày lễ truyền thống và trọng đại của người dân Trung Hoa vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Cái tên tết Trùng Dương bắt nguồn từ sách Kinh Dịch của Trung Hoa. Trong Kinh Dịch số 6 được coi là số âm còn số 9 được coi là số dương. Sự lặp lại hai lần số 9 gọi Trùng Cửu hay còn còn gọi là Trùng Dương.

Còn trong quan niệm dân gian, 99 (九九 jiǔ jiǔ) đồng âm với lâu dài, mãi mãi (久久 jiǔ jiǔ). Hơn nữa số 9 còn là số lớn nhất trong các số, vì vậy Trùng Cửu còn mang ngụ ý chỉ sinh mệnh lâu dài, khỏe mạnh, trường thọ.

Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa, vào tháng 9 âm lịch hàng năm nhà Tần đều tổ chức lễ cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu. Kể từ đó trở đi ngày mùng 9 tháng 9  cũng được xem là ngày đại cát, tết Trùng Cửu cũng ra đời và mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu

3. Các tích về tết Trùng Cửu

Tích 1: Đời Hậu Hán có một người tên là Hoàng Cảnh, huyện Nhữ Nam, theo Phí Trường Phòng học đạo tiên . Một ngày nọ Phí Trường Phòng bảo với Hoàng Cảnh: “gia đình ngươi sẽ gặp phải tai nạn vào ngày mồng 9 tháng 9 tới đây. Ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ đựng hột thù du (một loại hạt tiêu), uống rượu hoa cúc. Đến khi trời tối mới được trở về thì mới may ra tránh khỏi kiếp nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy dặn, đến tối trở về quả nhiên thấy gà, vịt, chó, heo trong nhà bị dịch chết hết.

Tích 2: Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối thời nhà Hạ, do vua Kiệt dâm bạo tàn ác nên Ngọc Hoàng Thượng Đế tức giận nên giáng một trận đại hồng thủy làm nhà cửa khắp nơi đều bị nhấn chìm trong biển nước. Nhiều người dân chết đuối, thây xác nổi đầy sông. Trận đại hồng thủy đó xảy ra vào ngày mồng 9 tháng 9. Nên mỗi năm cứ đến ngày này dân chúng lại lo sợ, già trẻ gái trai đều đưa nhau lên núi để lánh nạn… Sau thành tục lệ.

Tích 3: Đến đời Hán Văn Đế cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung. Mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng hoàng hậu, cung phi, hoàng tử công chúa cùng nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy.

Tích 4: Đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 chính thức trở thành ngày Tết Trùng Cửu. Đến ngày này các văn nhân thi sĩ khắp cả nước sẽ cùng nhau tụ họp uống rượu ngâm thơ.

Các tích về tết Trùng Cửu

Các tích về tết Trùng Cửu

4. Các hoạt động trong ngày tết Trùng Cửu

Theo những tài liệu ghi chép, từ thời Chiến Quốc đã có tập tục leo núiuống rượu hoa cúc vào ngày tết Trùng Cửu. Các hoạt động vào ngày tết Trùng Cửu cũng rất phong phú như: leo núi, du lịch, ngoạn phong cảnh, uống rượu hoa cúc, thưởng hoa,…

Vào tết Trùng Cửu, người cổ đại thường có thói quen leo núi , chính vì vậy ngày này còn được gọi là tết Đăng Cao. Phong tục leo núi ngày Trùng Cửu cũng bắt nguồn từ sự sùng bài đồi núi, sơn thần của người xưa.

Ngày nay, sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối trở nên thiếu sức sống nên không còn thích hợp để đi chơi dã ngoại. Vì vậy dân gian còn gọi ngày này là Từ thanh hay còn gọi là tạm biệt cỏ xanh . Vậy nên Tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi cuối cùng trước khi tiết trời đổi sang đông. Hằng năm, vào ngày này thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút rất nhiều người đến tham dự.

Theo nghiên cứu, mục đích tết Trùng Cửu tay đeo thù du, uống rượu hoa cúc giống như tết Đoan Ngọ tay đeo cành xương bồ, uống rượu hùng hoàng là để phòng trừ bệnh tật, côn trùng,… Bởi ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, nước ta vào thời Lý – Trần, các nho sĩ cũng tổ chức uống rượu, leo núi vào ngày này.

Chữ Hán: 歲晚山中無歷日,
菊花開處即重陽。

Phiên âm: Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật,
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.

Tạm dịch: Cuối năm ở trong núi không có lịch,
Thấy cúc nở biết rằng đã tiết trùng dương.

                 (trích Cúc Hoa Kỳ 3 – Huyền Quang thiền sư)

Các hoạt động trong ngày tết Trùng Cửu

Các hoạt động trong ngày tết Trùng Cửu

Ngày nay, tết Trùng Cửu được xem là tết của người già, trong ngày này con cháu sẽ biểu đạt lòng tôn kính đối với người già,  chúc các cụ bách niên giai lão.

Vào ngày này cũng có người sẽ làm loại bánh mang tên ‘bánh Trùng Cửu’ (loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi). Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm(糕点 Gāodiǎn), từ bánh (糕 gāo) đọc đồng âm giống từ cao (高 gāo) nghĩa là lên cao. Vì vậy mọi người cho rằng, việc ăn bánh Trùng Cửu có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Ở nhiều khu vực không có núi non thì việc làm bánh Trùng Cửu là sự kết hợp hài hòa với thói quen ẩm thực đặc trưng các vùng miền. Không chỉ nguyên liệu sử dụng khác nhau mà ngay cách chế biến cũng khác nhau, vậy nên mùi vị của bánh mỗi nơi cũng sẽ không giống nhau.

 


Xem ngay KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Trung tâm Tiếng Trung Dương Châu – Trung tâm lớn nhất Hà Nội.

Để được tư vấn về các sách học tiếng Trung và các khóa học tiếng Trung.

Liên hệ ngay Tiếng Trung Dương Châu:

Cơ sở 1: số 10, ngõ 156 phố Hồng Mai, Bạch Mai, Hà Nội.

Hotline: 09 4400 4400

Cơ sở 2: Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline: 09 8595 8595.

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP