[VĂN HÓA TRUNG QUỐC] TẾT NGUYÊN TIÊU
1. Tết Nguyên tiêu là gì ?
Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng qua thời gian lễ tết này được bổ sung nhiều yếu tố của văn hóa Đông Á, vì thế nguồn gốc của nó cũng được lý giải theo nhiều cách khác nhau.
Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là ngày Rằm Tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có thể nói đây là ngày lễ cổ truyền không chỉ tại tại Trung Quốc mà còn là lễ Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm được bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm), trọn ngày 15 (ngày rằm) và kéo dài cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch. Đây được coi là một trong những ngày lễ tế quan trọng, thậm chí có những nơi còn quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Là một trong những ngày lễ có thể xem là quan trọng của người Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng bạn đã bao giờ biết đến sự tích của ngày tết nguyên tiêu này chưa, hãy cùng tiengtrung.com tìm hiểu nhé !
2. Truyền thuyết Tết Nguyên Tiêu
Sự tích 1: Truyền thuyết về con thiên nga
Câu truyện về một con thiên nga trên trời vốn được Ngọc hoàng yêu quý. Một hôm thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới rong chơi.
Nhưng không may thiên nga bị một người thợ săn nhìn thấy và đã vô tình bắn chết. Việc này đến tai Ngọc Hoàng thượng đế khiến người rất tức giận. Nhưng thay vì trừng phạt người thợ săn, Ngọc Hoàng đã ra lệnh trừng phạt tất cả loài dưới hạ giới. Hàng năm cứ vào đúng ngày 15 tháng 1 Người lại sai một đội quân Thiên binh Thiên tướng xuống thiêu rụi mặt đất để trừng phạt con người.
May thay, trên thiên đình có những vị thần cảm thấy lệnh trừng phạt này quá khắt khe và nặng nề nên đã không tán thành cách làm của Ngọc Hoàng. Có vài vị thần đã liều mình, bí mật xuống hạ giới và bầy cho chúng sinh kế để thoát thân. Từ đó về sau cứ vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà người người đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống hạ giới lầm tưởng rằng nhà cửa, làng mạc của con người đã bị phóng hỏa thiêu rụi. Nhờ vậy mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.
Cũng kể từ đó đến nay, cứ vào ngày 15 tháng 1 hàng năm người dân chọn ngày này làm Tết Nguyên Tiêu và hình thành phong tục treo đèn lồng đỏ, duy có pháo hoa sau này bị bãi bỏ. Mọi người cùng nhau nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bình an, may mắn. Đèn lồng đỏ cũng vì thế mà cũng được người dân sáng tạo ra nhiều hình dáng khác nhau như đèn lồng cá chép, đèn rồng, phượng,…
Sự tích 2. Nàng cung nữ Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc thời Tây Hán.
Tương truyền vua Hán Vũ Đế có một thần tử tên là Đông Phương Sóc tính tình lương thiện, khôi hài. Mùa đông năm nọtuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên chợt phát hiện có một cung nữ nước mắt đầm đìa đang định nhảy xuống giếng tự vẫn. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn cản và hỏi nàng rõ sự tình. Thì ra cô cung nữ ấy tên là Nguyên Tiêu, từ khi Nguyên Tiêu vào cung đến nay chưa được xuất cung về gặp mặt người thân bao giờ. Mỗi năm khi xuân đến nàng lại càng nhớ nhà, cảm thấy mình bất hiếu, không báo hiếu được cho song thân nên tìm đến cái chết. Đông Phương Sóc cảm động liền hứa với nàng rằng sẽ tìm cách để nàng trở về đoàn tụ với gia đình.
Sau này Đông Phương Sóc xuất cung và bày một gian hàng xem bói trong kinh thành Trường An. Nhiều người tranh nhau đến nhờ ngài xem quẻ. Quẻ của tất cả mọi người đều giống nhau là “ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân”. Trong phút chốc, cả kinh đô Trường An lâm vào bầu không khí khủng hoảng. Người người nhà nhà tranh nhau cầu xin, tìm cách giải trừ tai ương. Đông Phương Sóc bảo rằng:
“Ngọc Hoàng thượng đế sẽ phái Hỏa thần xuống trần gian thiêu đốt cả thành Trường An vào đúng ngày rằm tháng Giêng. Ta sao lục lại lời kệ đưa cho mọi người xem, có thể vào ngày hôm đó cùng nhau nghĩ ra được biện pháp”.
Nói xong liền vất một tờ thiếp đỏ xuống đất rồi sải bước ra đi. Mọi người vội vàng nhặt tờ thiệp đó lên nhặt rồi đem vào cung trình bẩm báo lên Thánh thượng. Bên trên viết:
“Trường An gặp nạn
Lửa thiêu Đế khuyết
Ngày 15 lửa trời
Đỏ rực suốt đêm”.
Hán Vũ Đế thấy vậy liền kinh hãi lập tức cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến. Đông Phương Sóc giả vờ suy nghĩ rồi nói:”Thần nghe nói Hỏa thần rất thích ăn bánh trôi. Chẳng phải trong cung của Bệ hạ có một người trù nghệ rất tài giỏi là nàng Nguyên Tiêu đó sao? Đêm rằm tháng Giêng Người hãy bảo nàng ta làm bánh trôi dâng lên để bệ hạ thắp hương cúng tế. Đồng thời truyền lệnh cho người người nhà nhà trong kinh thành đều phải làm bánh trôi đồng loạt dâng cúng Hoả thần. Sau đó Bệ hạ truyền dụ cho thần dân vào đêm đó treo lồng đèn đỏ, khắp thành đốt pháo, nổi lửa giống như cả thành đang cháy, làm như vậy mới có thể qua được mắt Ngọc Hoàng thượng đế được. Ngoài ra, truyền lệnh thông báo cho dân chúng ngoài thành vào đêm rằm tháng Giêng phải vào kinh xem hoa đăng để tiêu tai giải nạn”.
Hán Vũ Đế nghe vậy liền mừng rỡ rồi thực thi y lời Đông Phương Sóc. Đến ngày rằm tháng Giêng, trong thành Trường An treo đèn kết hoa, vô cùng náo nhiệt. Cha mẹ nàng Nguyên Tiêu cũng dẫn em gái của nàng vào thành, khi họ nhìn thấy trên đèn treo trong cung viết hai chữ Nguyên Tiêu tên nàng liền hét lớn: “Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!”. Cuối cùng nàng Nguyên Tiêu cũng được gặp lại cả nhà theo ý nguyện.
Sau này tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cỗ cúng có sự khác nhau. Những gia đình có điều kiện còn làm một đàn lễ ngoài trời để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với thần, Phật, ông bà tổ tiên và đều cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Còn với những gia đình có đếu điều kiện kinh tế hạn hẹp hơn có thể chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt hay hoa quả tự trồng được hoặc mấy nén nhang để tỏ lòng thành kính. Bên cạnh ngày Tết Nguyên Tiêu còn có nhiều hoạt động lễ hội khác như: Trình diễn múa lân, thả đèn hoa đăng,…
Xem ngay KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Trung tâm Tiếng Trung Dương Châu – Trung tâm lớn nhất Hà Nội.
Để được tư vấn về các sách học tiếng Trung và các khóa học tiếng Trung.
Liên hệ ngay Tiếng Trung Dương Châu:
Cơ sở 1: số 10, ngõ 156 phố Hồng Mai, Bạch Mai, Hà Nội.
Hotline: 09 4400 4400
Cơ sở 2: Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 09 8595 8595.