Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Tết dây Trung Quốc – Tinh hoa truyền thống ngàn năm

Phạm Dương Châu 20.11.2020 Văn hóa trung quốc

Ở Trung Quốc, những món hàng trang sức với kiểu dáng đa dạng và màu sắc sặc sỡ, tinh xảo do một sợi dây tết nên được gọi là tết dây Trung Quốc. Tết dây Trung Quốc trước đây được làm thành cúc áo trên trang phục truyền thống của người Trung Hoa, bởi trước đây vẫn chưa có sự xuất hiện của những chiếc cúc áo nhựa hay kim loại.

Kết dây được coi là một loại hình nghệ thuật tinh xảo và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trong khu vực, đặc biệt nó đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa của người Trung Quốc. Hôm nay, Tiếng Trung Dương Châu sẽ chia sẻ với các bạn loại hình nghệ thuật tết dây tinh tế này nhé.

Tết dây Trung Quốc là gì?

Tết dây Trung Quốc là một loại hình nghệ thuật thủ công dân gian truyền thống của người Trung Quốc. Tết dây được xác định là xuất hiện từ thời văn minh tiền cổ, sau đó được phổ biến rộng rãi dưới thời nhà Đường, nhà Minh. Nghệ thuật tết dây đã trải qua một dòng chảy lịch sử lâu dài, nó được giữ gìn, duy trì và tiếp tục phát triển tới ngày nay với những nét đặc trưng vô cùng độc đáo.

Trong suốt chiều dài hơn năm ngàn năm lịch sử, thắt nút dây được cho là xuất hiện cùng với lịch sử của loài người. Theo tư liệu khảo cổ, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, việc thắt nút dây bắt đầu xuất hiện từ thời cổ xưa, khi mà con người còn chưa có văn tự, chữ viết. Nó được dùng để giúp người ta ghi nhớ sự việc.

Dần dần việc thắt nút dây để nhớ sự kiện đã phát triển và trở thành một loại hình nghệ thuật ở Trung Quốc, được dùng để trang trí, trở thành món đồ trang trí thủ công dân gian của người Trung Hoa. Nó không chỉ là biểu hiện của trí tuệ con người thời cổ xưa khi thắt nút dây để thay thế cho chữ viết, mà còn nó chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực nghệ thuật và thẩm mĩ.

Ý nghĩa của nghệ thuật kết dây trong văn hóa truyền thống của người Trung Hoa cổ đại.

Thời kì đầu của giai đoạn hình thành văn hóa, người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng sợi dây. Trước tiên là  bởi sợi dây biểu tượng cho một mối liên hệ dài mật thiết, sau đó người ta còn coi sợi dây giống như con rồng uốn lượn.

Trong văn hóa của Người Trung Quốc, họ luôn coi mình là con cháu của rồng. Vì vậy rồng là một con vật tưởng trưng rất đỗi linh thiêng đối với người Trung Quốc và cũng chính vì lí do đó mà người cổ đại rất sùng bái sợi dây, họ dùng nó như một dạng kí tự thay cho chữ viết để ghi nhớ các sự việc.

Ngoài ra, chữ Kết (结- jié) trong từ “kết dây Trung Quốc” và chữ Cát (吉-jí) trong từ “cát tường” có cách phát âm gần giống nhau .Phúc, lộc, thọ, hỷ, tài, an, khang đều thuộc phạm trù “cát”. “Cát” là chủ đề theo đuổi vĩnh hằng của dân tộc Hoa Hạ, bởi vậy, đồ mỹ nghệ dân gian kết dây này đã trở thành vật truyền tải sự tinh túy của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và được lưu truyền đến ngày nay một cách rất tự nhiên.

Vì vậy mà trong quan niệm của người Trung Hoa, việc tết dây không chỉ dùng để ghi nhớ hay dùng để trang trí mà nó còn thể hiện cho sự liên kết giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên.

Đồng thời việc tết dây còn mang ý nghĩa may mắn, cát tường, mong muốn cuộc sống thịnh vượng, bình an, tài lộc và an khang.

Người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng kết dây như thế nào?

Nghệ thuật tết dây của người Trung Quốc bắt nguồn từ việc thắt nút dây ngày xưa của người Trung Quốc cổ đại vào từ thời thượng cổ, thời mà con người vẫn còn chưa có văn tự chữ viết, nó được dùng để ghi nhớ sự việc, người ta sẽ thắt các nút dây khác nhau trên sợi dây cho dễ ghi nhớ sự việc, việc lớn thì thắt nút lớn, việc nhỏ thì thắt nút nhỏ.

Trong truyền thuyết lịch sử của người Hy Lạp có ghi chép lại, khi vua Ba Tư Darius đệ nhất đích thân đi thân chinh đánh Scythia đã nhờ người Ionia bảo vệ cây cầu. Ông đã dùng một sợi dây thừng đã được thắt nút để tính thời gian.

Ông đưa sợi thừng có 60 nút thắt cho người Ionia và dặn: “Hãy giữ sợi dây thừng này. Sau khi ta bắt đầu rời Danube hành quân tới Scythia, mỗi ngày ngươi hãy tháo bỏ một nút thắt. Ngươi hãy ở lại đây để bảo vệ  cây cầu cho tới khi nút thắt cuối cùng được tháo bỏ. Nếu khi nút thắt cuối cùng đã được gỡ ra, tại tới thời điểm đó mà ta vẫn không trở về, thì nhà ngươi hãy phá cầu và chèo thuyền trở về.”

Như vậy là việc thắt dây còn được người tiền cổ dùng để biểu thị cho số đếm, dùng để phản ánh về số lượng và thời gian.

Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu lịch sử đã tìm thấy các hình vẽ hình lưới cổ in trên các bình nước và các dụng cụ do người nguyên thuỷ để lại, dùng để biểu thị việc kết lưới đánh cá thời cổ. Vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng con người thượng cổ đã sử dụng việc thắt nút dây như một dạng văn tự, chữ viết của họ.

Từ việc thắt nút dây đã trở thành một nghệ thuật tết dây.

Việc thắt nút dây ban đầu được người Trung quốc cổ xưa dùng để ghi nhớ sự việc khi chưa có chữ viết. Về sau, khi con người đã sáng tạo ra chữ viết và càng ngày dẫn hoàn thiện nó, thì việc thắt nút dây để ghi nhớ sự việc đã không còn được sử dụng. Thay vào đó, người Trung Hoa đã khéo léo sử đã dùng việc thắt nút dây để làm thành khuy cài áo trên trang phục truyền thống của mình.

Vào cuối thời kỳ đồ đá cũ, người Sơn Đỉnh Động đã biết dùng kim chế tác bằng xương động vật và sợi chỉ để may vá da thú thành trang phục nhằm tránh mùa đông giá rét và bảo vệ thân thể và như thế, người Sơn Đỉnh Động đã biết cách kết dây thừng làm cúc áo.

Họ đã biết dùng xương thú để làm kim khâu khâu những chiếc cúc áo được bện bằng sợi dây lên trang phục. Trải qua tiến trình lịch sử lâu dài, dần dần việc thắt nút dây đã không đơn thuần như mục đích ban đầu. Nó đã được hoàn thiện và mang theo vẻ đẹp độc đáo, trở thành một loại hình nghệ thuật cổ truyền trong văn hóa của người Trung Quốc.

Đến thời nhà Thanh, việc tết dây đã phát triển đến một trình độ rất cao, các kiểu dáng và chức năng của tết dây trở nên vô cùng phong phú đa dạng, làm cho nó từ món đồ trang trí được nâng cấp thành đồ mĩ nghệ.

Vào thời kỳ Dân quốc, kỳ bào là trang phục rất được phụ nữ Trung Quốc yêu thích. Nó thể hiện phong cách đoan trang, đường nét yêu kiều, mềm mại, đẹp mắt của người phụ nữ. Nhưng sau đó, áo kỳ bào bắt đầu được cắt giảm để trở nên gọn gàng hơn, tạo sự thanh nhã cho người mặc. Các hoa văn và đường viền trang trí không còn to như trước. Ở phần cổ áo có đường viền, người ta trang trí nhiều cúc áo hình bông hoa, hình tròn, nhìn vào thật ấn tượng. Dưới sự tô điểm của cúc áo kết dây, áo kỳ bào trở nên trang trọng và trang nhã. Vì thế, cúc áo có thể được xem là một nhánh quan trọng của kết Trung Quốc.

Loại dây được dùng trong tết dây Trung Quốc chủ yếu là các loại dùng bằng lụa, bông, gai, ni lông, sợi pha trộn, v.v.. Đặc điểm lớn nhất của tết dây Trung Quốc là từ đầu đến cuối của tết dây đều được bện kết trên cùng một sợi dây, cách kết dây phải tuân theo những quy luật riêng tùy theo kiểu dáng và ngụ ý sử dụng của nó.

Người Trung Hoa cổ xưa rất ưa chuộng ngọc, những đồ vật thanh nhã như ngọc bích thường đi kèm với một chuỗi dây được bện tết vô cùng khéo léo, với sự phối màu tinh tế để tôn lên vẻ đẹp của miếng ngọc, làm cho miếng ngọc trở nên tươi sáng và lộng lẫy hơn.

Người Trung Quốc thường sử dụng những sợi dây kết hợp với màu sắc hài hòa để làm nổi bật làm đẹp lên đồ vật cần trang trí, đồng thời nó còn đồng thời toát lên được ngụ ý thâm sâu của mỗi món đồ.

Nghệ thuật Tết dây của người Trung Hoa không chỉ thể hiện trí tuệ của người cổ xưa, mà đồng thời nó là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Trung Hoa.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, hay vào những sự kiện hiếu hỉ trọng đại, người Trung Quốc luôn treo trong nhà mình những cái kết dây được bện tết rất đẹp, trang nhã dùng để trang trí hay làm quà tặng cho người thân và bạn bè.

Những cái tết dây được kết bện tinh xảo thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay và ý tứ thâm sâu của người làm nên nó, đồng thời nó cũng là thước đo mang hàm ý cầu mong bình an và tốt lành ẩn chứa bên trong.

Việc phổ biến rộng rãi của chiếc kết Trung Quốc cũng trải qua nhiều thăng trầm. Vì sợi dây thừng rất dễ bị mục rữa, rất khó bảo tồn qua hàng trăm năm, vì thế, kết Trung Quốc đỏ rực mà người thời nay nhìn thấy phần lớn được khôi phục kiểu dáng từ trong nhiều bức tranh cổ được lưu truyền lại cho đến nay.

Thoạt nhìn, kết Trung Quốc phức tạp, nhưng lại rất đơn giản. Đặc điểm của nó là mỗi chiếc kết đều được kết từ một sợi dây, có tạo hình độc đáo. Nếu kết hợp các kết lại với nhau, trang điểm thêm những vật biểu tượng khác thì sẽ hình thành một đồ mỹ nghệ trang trí truyền thống đa dạng.

Người xưa dựa vào nguyên lý thái cực, âm dương để cấu thành phương thức cơ bản nhất của kết, trên dưới đồng nhất, trái phải đối xứng, mặt trước mặt sau giống nhau, phần đầu và phần đuôi kết nối liền nhau.

Hiện nay, kết Trung Quốc được chế tác ngày càng phức tạp, biến kết Trung Quốc thành một nghệ thuật tạo hình lập thể.

 

Vì sao nên học từ vựng tiếng Trung theo sơ đồ tư duy?

→ Là phương pháp học hiện đại được hầu hết các nước châu Âu hiện nay khuyến khích giảng dạy theo phương pháp này.

→ Chỉ với một từ gốc được hệ thống hóa phát triển ra nhiều từ vựng khác tác động lên não bộ, phát huy sự vận động của các nơron thần kinh.

→ Phát huy tối đa được trí tưởng tượng phong phú và tính sáng tạo cho người học.

Mọi thông tin thêm về bộ sách mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp bằng: 

 inbox fanpage: Tiếng Trung Dương Châu

Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595

?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.

Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP