Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Phong tục “đấu trà” đặc sắc của người Trung Quốc

Phạm Dương Châu 14.11.2014 Văn hóa trung quốc

Một trong những phong tục của riêng đất nước Trung Hoa đó là “đấu trà”, người Trung Quốc không chỉ có sở thích uống trà mà còn cả “đấu trà”. Vậy “đấu trà” là gì? Có điều gì đặc biệt trong phong tục này? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết Phong tục “đấu trà” đặc sắc của người Trung Quốc.

1. Nguồn gốc có “đấu trà”

Có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của tục đấu trà, nhưng hầu hết vẫn cho rằng đấu trà bắt đầu từ đời nhà Tống. Cùng thời gian đó, môn này cũng du nhập vào đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Nhật, người ta chỉ đấu bằng trà xanh, còn ở Trung Quốc thì đấu bằng tất cả các loại trà.

Theo trung tâm tiếng trung được biết thì các cuộc đấu trà thường được tổ chức vào mùa xuân bởi đây là lúc tiết lạnh đã qua đi, cây chè bắt đầu đâm chồi nở lộc khắp nơi. Người dân các tỉnh hái lá chè về để pha uống và phục vụ cho các cuộc thi này.

Vào mùa xuân,khi những đồi chè lá non mơn mởn,các bậc nghệ nhân trà đứng ra mở lớp đấu trà.Theo ông Thái Vinh Chương,đại danh trà Đài Loan,cho biết môn đấu trà này đòi hỏi người chơi phải có trình độ cao mới có thể đoán nhận và bình phẩm được từng loại trà.Có hai cách chơi,cách thứ nhất là thi kỹ thuật pha trà,sao cho màu sắc,hương thơm,mùi vị của trà đạt đến thượng đẳng,thể hiện bản sắc của nó,không lẫn với loại khác.Cách thứ hai là thi tài nhận biết loại trà,thí sinh phải tinh tường phân biệt được hương vị của chén trà rồi nói đúng loại trà đã pha và khó hơn là miêu tả nó đã sao chế như thế nào.

Phong tục “đấu trà” đặc sắc của người Trung Quốc

2. Cách thi đấu trà

Có hai cách thi đấu trà phổ biến ở đất nước này mà học tiếng trung online tìm hiểu được. Thứ nhất là thi pha trà, tức là người dự thi phải làm thế nào pha được tách trà ngon nhất. Người pha trà phải đạt đến trình độ thượng thừa mới pha được loại trà có màu sắc, hương thơm và mùi vị đẳng cấp.

Cách thứ hai cũng không kém phần khó khăn là nhận biệt trà. Ban giám khảo đưa ra năm mẫu trà cho người dự thi xem trước. Sau đó, họ bí mật pha thành các loại trà khác nhau, để thí sinh thử pha phân biệt. Không những phải nhận ra được các nguyên liệu để pha trà, thí sinh còn phải xếp hạng các loại trà theo cấp bậc: tùng, cúc, trúc, mai, xét theo độ ngon miệng, hương vị của chúng.

Cao hơn nữa, các thí sinh thậm chí còn phải nhận xét được lá chè già hay non, hái ở vị trí nào trên cây: gốc, ngọn, cành rồi miêu tả loại trà bằng lời. Ví dụ trà xanh được mô tả là như trai trẻ đôi mươi, trà Bạch hào ô long thì như thiếu nữ… Sau khi trải qua hết các phần thi đó, giám khảo mới công bố kết quả, xem ai là người thắng cuộc, đoán đúng được vị tinh tế trong trà.

Ngày xưa, đấu trà còn kèm theo ngâm thơ phổ nhạc,một bài thơ ẩm trà truyền cho đến nay,đại ý như sau: “Một chén trơn môi trơn cổ,hai chén hết nỗi cô buồn, ba chén tuy cạn nguồn thi hứng nhưng vẫn còn ngàn vạn quyển,bốn chén vã mồ hôi nhẹ, bình sinh mà không sinh sự, năm chén gân cốt thanh sạch,sáu chén thong đạt diệu linh,báy chén như bổng như bay”. Ấy mới hay cổ nhân nghiện trà và say trà đến mức nào!

Mời các bạn click tại đây để biết những nét văn hóa trung quốc thú vị hơn nữa nhé!

tiengtrung.vn

CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội

CS2: Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội

ĐT : 09.8595.8595 – 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :

học tiếng đài loan

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :

học tiếng trung giao tiếp

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP