Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Bí ẩn rùng mình về những lăng mộ hoàng đế Trung Quốc

Phạm Dương Châu 14.07.2020 Lịch sử Trung Quốc

Khi nhắc đến văn hóa Trung Quốc thì không thể không nhắc đến những lăng mộ hoàng đế Trung Quốc với kiến trúc vĩ đại của các triều đại Trung Hoa , một trong số đó phải kể đến lăng mộ của Tần Thủy Hoàng秦始皇帝陵/qínshǐhuáng dì líng/ . Một lăng mộ khét tiếng với sự tàn bao trong lịch sử Trung Hoa. Tuy vậy, lăng mộ này chỉ được xếp ở vị trí thứ 2 trong 4 lăng tẩm của các vị vua đáng sợ nhất quốc gia này. Sau đây , chúng ta cùng Tiengtrung.com tìm hiểu về 4 vị vua có lăng tẩm đáng sợ , tàn bạo và những điều bí ẩn phía sau đó nhé !

Lăng mộ Hiên Viên hoàng đế

Xếp thứ nhất chính là lăng mộ của Hiên Viên Hoàng Đế . Lăng mộ được coi là đáng sợ nhất Trung Hoa . Ông là người đứng đầu trong Ngũ Đế của dân tộc Hoa Hạ từ thời viễn vổ . Lăng mộ của ông nằm tại núi Kiều Sơn . Không một ai dám xâm phạm khu vực lăng tẩm này của ông trong suốt mấy ngàn năm.

Lăng mộ Hiên Viên hoàng đế

Lăng mộ Hiên Viên hoàng đế

Có rất nhiều nội dung khác nhau ghi chép về lăng tẩm của vị vua này . Tuy nhiên , theo sử kí ghi chép lại và một số quan điểm của các nhà sử gia nói rằng : Hiên Viên Hoàng Đế chỉ tồn tại trong truyền thuyết , giai thoại hay những câu chuyện hư cấu , không có thật và những câu chuyện về vị vua này chỉ là do người đời thêu dệt lên về ông . Tuy nhiên , một số khác cho rằng ông là một vị vua đã đóng góp rất nhiều công trạng to lớn , đáng chú ý cho quốc gia này và sự xuất hiện của ông là hoàn toàn có thật . Do đó , dưới thời nhà Hán đã xây dựng lăng tẩm để thờ phụng Hiên Viên Hoàng  Đế để thờ phụng , tưởng nhớ và ghi lại công lao to lớn của ông . Người dân đã khởi công và xây sựng lăng tẩm của ông tọa lạc ở núi Kiều Sơn ( Hoàng Lăng , Thiểm Tây ,Trung Quốc ) hiện giờ lăng mộ vẫn tọa lạc tại địa điểm này .

Ngôi mộ được tọa lạc tại một vị trí đắc địa , xung quanh lăng tẩm được bao bọc bởi khu rừng bách xanh mướt . Cón những cây “đại” bách thân cây to lớn phải 7,8 người ôm mới hết thân cây , có cây cao lên đến tận 20m .

Có một điều đặc biệt và khá thú vị , đó chính là xung ngội mộ này lại không có di hài của vị vua này ở trong , nhưng người dân vẫn coi đây là một địa điểm linh thiêng và bất cứ ai xâm phạm đều sẽ gặp điều không may mắn , tốt lành . Phía trong lăng mộ có rất nhiều ngọc ngà châu báu quý giá, có giá trị . Những lễ vật này được chính những người dân dâng lên để bày tỏ lòng tôn kính với công lao , đóng góp và thành tựu của vị Hiên Viên Hoàng Đế . Nhưng một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao trong khu lăng mộ có nhiều đồ vật quý giá , đáng giá trị nhưng tại sao lại không bị kẻ gian  xâm phạm trong hàng nghìn năm dài như thế ? . Đây là điều lạ kì đến khó tin mà hiện nay vẫn là một dấu hỏi lớn .

Có rất nhiều người tin rằng , sở dĩ lăng mộ của ông nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa vì sự tín ngưỡng , tôn sùng đến khó tin cúa người dân , coi ông là thủy tổ của dân tộc mặc lăng mộ không có di hài và tiểu sử của ông thực hư không một ai rõ . . Do vậy , cho dù là kẻ gian thì cũng không một ai có đủ bản lĩnh để xâm phạm vì tội bất kính và sẽ bị trừng phạt .

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng秦始皇帝陵/qínshǐhuáng dì líng/

Lăng mộ của vị vua Tần Thủy Hoàng được xây dựng ở phí bắc của núi Ly Sơn骊山/lí shān/ , vị trí này thuộc huyện Lâm Đồng , thành phố Tây An , tỉnh Thiểm Tây , Trung Quốc . Lăng mộ được khởi công và xây dựng trong hơn 38 năm , từ những năm 246 đến tận năm 208 TCN . Lăng mộ của vị vua nằm dưới một gò có độ cao 76m , hình dạng của gò này giống hình dạng của 1 kim tự tháp . Bố cục của lăng mộ được thiết kế, bày biện mô phỏng trên kinh đô nhà Tần là Hàm Dương , nơi đây được chia thành các khi nội thành và ngoại thành , phân bày bố  trí khá chi tiết và logic . Chỉ tính khu vực nội thành là 2,5km chu vi , tương  đương với 1,55 dặm và chu vi ngoại thành là 6.3km , tương đương 3.9 dặm . Phần mộ chính của ông nằm ở phía Tây Nam của khu vực nội thành và hướng về phía Đông , Bên trong , buồng lăng của mộ chính chứa quan tài và các hiện vật được chôn cất brrn dưới chính là tâm điểm của quần thể kiến trúc lăng mộ này . Trên thực tế , ngôi mộ này chưa được khai quật hoàn toàn tất cả khu lăng mộ . Các nhà thám hiểm khảo cổ học hiện đang taajo trung vào các địa điểm khác liên quan đến khu vực lăng tẩm của vị vua này .Xung quanh lăng tẩm còn các khu nghĩa địa  rộng lớn xung quanh lăng mộ , bao gồm cả đội quân đất nung được đặt ở phía đông của gò mộ, đội quân này được tượng trưng như là những người chiến sĩ bảo vệ lăng tẩm cho vị vua này , tuy nhiên đội quân này vẫn chưa được khai quật hết hoàn toàn .  Theo truyền thuyết kể lại rằng , có rất nhiều kho báu , bảo vật quý hiếm và giá trị được hôn cất sâu trong khu lăng tẩm của Tần Thủy Hoàng , nhưng sau 1 thời gian dài khai quật thì những gì có trong lăng tẩm này vẫn đang là dấu ấn bí ẩn , chưa có lời giải thích . Trước khi ông băng hà , chính ông đã huy khoảng 700.000 công nhân để thi công xây dựng khu  vực lăng tẩm cho chính mình . Có rất nhiều bí ẩn về khu lăng mộ này mà cho đến hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác , cụ thể :

Liệu rằng thi thể của Tần Thủy ‘Hoàng Đế vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 2000 năm hay không ?

Câu hỏi này đã xảy ra khi  vào năm 1970 , cả thế giới phải trầm trồ , kinh ngạc khi một thi thể của một phụ nữ còn nguyên vẹn trong Ngôi mộ Mã Vương Đôi ( ngôi mộ này dưới thời Hán , nằm tại khu vực thành phố Trường Sa , Trung Quốc ) . Xương xủa người phụ này đã được tẩm ướp và vẫn còn nguyên vẹn sau rất nhiều năm. Đây là chuyện lạ khó tin và gây sốc toàn thế giới . Theo một số lời giải thích thì thi thể của người phụ nữ này thuộc thời nhà Tần , chỉ trước Mã Vương Đôi 100 năm , cũng có thể họ đã làm chủ kĩ thuật ướp xác . Nhưng vấn đề đặt ra là : có phải thi thể của Tần Thủy Hoàng đã không được bảo quản ở trạng thái tốt nhất hay không ? vì trên đường vận chuyển , kiểm tra tới Hàm Dương , nhiệt độ tăng cao nên cơ thể của ông đã có dấu hiệu phận hủy .

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Liệu có phải thủy ngân đã được chôn cất trong lăng mộ của ông hay không ?

Có nhiều thông tin ghi chép lại rằng ‘Sử kí tư mã thiên’ , việc sử dụng thủy ngân để chôn cất trong lăng mộ của ông để tạo ra các con sông và biển nhân tạo trong lofnh của ngôi mộ .thwo thông tin khác từ ‘Hán thư’  cũng ghi chép lại tương tự như thông tin trên . Nhưng sự thật về việc có thủy ngân hay không thì chưa một ai giải đáp được.

Cho đến ngày hôm nay , khoa học vông nghệ phát triển nhanh chóng , nhờ áp dụng được những sự tiến bộ mới trong thế giới hiện đại mà các nhà khảo cổ học đã có những thiết bị tân tiến để khám phá ra những điều kì bí , thú vị về bí ẩn này . Có rất nhiều kết quả khảo cổ mẫu thuẫn nhau , điều này dẫn đến những lần khảo sát , thử nghiệm lập đi lặp lại nhiều lần . Và kết quả cuối cùng đưa ra , tất cả các nhà khảo cổ đều tìm thấy lượng thủy ngân cao bất thường trong các mẫu đất tại khu vực lăng tẩm này .  Các khu vực ngoài lăng mộ , các nhà khảo cổ lại không tìm thấy lượng thủy ngân tại đây, đây được coi như là một bằng chứng rõ ràng nhất . Do vậy, thủy ngân có trong lăng mộ là hoàn toàn có thật .

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng sâu bao nhiêu ?

Các khảo sát gần đây thể hiện rằng lăng mộ của ông dài 260m tính từ Đông sang Tây và rọng từ Bắc tới Nam là 160m . Tổng diện tích của lăng tẩm là 41.600m2 – một lăng mộ lớn nhất trong triều đại thời nhà Tần và nhà Hán , kích thước này gấp 5 lần so với 5 sân bóng đá quốc tế .

Các nhà khảo cổ sau này đã sử dụng máy khoan để kiểm chứng rằng ngôi mộ này được thiết kế theo chiều dọc . Trích lời của Tư Mã Thiên : ‘chiều dài ngôi hầm mộ này dài hơn 3 con sông hợp lại’.

Tìm hiểu thêm về Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Thập Tam Lăng nhà Minh

Thập Tam Lăng nhà Minh明十三陵 / Míng Shísān Líng/

Thập Tam Lăng nhà Minh

Thập Tam Lăng nhà Minh

Nghĩa đen của tên gọi này nghĩa là : mười ba lăng mộ nhà minh . Đây chính là nơi mà được tập trung xây dựng các ngôi mộ của vị vua nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa . Lăng mộ thứ nhất chính là lăng mộ của Chu Nguyên Chương là Minh Hiếu Lăng ở Nam Kinh , tỉnh Giang Tô . Tuy nhiên các cụm lăng mộ khác ở Bắc Kinh cũng được gọi chung là Thập Tam Lăng . Cụm lăng tẩm này đặt tại Xương Bình , các trung tâm Bắc Kinh khoảng 42km dọc theo hướng phía Bắc và Tây Bắc . Quần thể lăng mộ nằm ở sườn nam của núi Thiên Sơn , sựa theo nguyên tắc của hoàng đế thứ 3 nhà Minh là Minh Thành Tổ .năm 1420 , sau khi xây dựng cung điện Hoàng Gia Tử Cấm Thành ông đã chọn địa điểm để khởi công lăng tẩm cho riêng mình . Các vị hoàng đế nhà Minh sau đó cho xây dựng lăng mộ của họ cũng tại khu vực thung lũng với tổng cộng 13 vị hoàng đế đã lựa chọn chôn cất tại đây. Lăng mộ thứ hai của vị hoàng đế  Minh Huệ Đế là người bị lật đổ bởi Minh Thành Tổ . Minh Đại Tông không được chôn cất tại quần thể lăng tẩm này vì vua Minh Anh Tông đã không coi ông là một vị vua của nhà Minh.

Nhưng thay vào đó thì thi hài của nhà vua Minh Đại Tông được chôn cất lăng mộ hoàng đế Trung Quốc tại phía tây của thành phố Bắc Kinh . Trong ku quần thể lăng tẩm này thì vị hoàng đế cuối cùng của nhà Minh được chôn cất tại đây là Minh Tư Tông, ông thắt cổ tự sát vào ngày 25 tháng 4 năm 1644. Thi hài được chôn cất tại Minh Tư lăng là lăng mộ nhỏ hơn nhiều so với các lăng mộ hoàng gia khác. Nhưng cho đến năm 1644, quân đội của Lý Tự Thành đã lục soát và đốt cháy nhiều ngôi mộ trước khi tiến vào Bắc Kinh trong tháng 4 năm đó.

Hiện tại, Thập Tam lăng là một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận với tên gọi là Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh

Càn Lăng của Võ Tắc Thiên

Xếp ở vị trí thứ tư , càn lăng – nơi chôn cất Tắc Thiên và vị Hoàng đế Đường Cao Tông, đây chính là lăng mộ hoàng đế Trung Quốc bí ẩn nhất thế giới trong só những lăng tẩm đế Vương Trung Hoa còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay . Trải qua hơn một thiên niên kỉ , Càn Lăng vẫn là một nơi linh thiên bất khả xâm phạm cho dù nơi đây đã từng có 17 lượt xâm lăng thất bại , gây tranh cãi trong dư luận về những nhiều bí ẩn khoa học nơi đây .

Lăng tẩm này tọa lạc tại đỉnh cao của núi Lương Sơn , nay trở thành một công trình kiến trúc có tên tuổi thuôc huyện Càn , tỉnh Thiểm Tây , Trung Quốc . Công trình này được xây dựng trong quá trình 23 năm mới hoàn thành , bắt đầu thi công từ năm 684 . Lúc bấy giờ , nhà Đường tin rằng núi Lương Sơn hợp với nữ mệnh .Đó chính là lý do Võ Tắc Thiên đã chọn nơi đây là nơi yên nghỉ khi qua đời

Mô phỏng theo kinh đô của nhà Đường là thành Tràng An , kiến trúc kết cấu của Càn Lăng bao gồm các thành quách , cung thành và ngoại quách . Từ chính Nam đến Bắc kéo dài tới 4.9km . Theo các nhà khảo sát cổ , tổng diện tích của lăng mộ khoảng 2,3 triệu m2. Nằm sâu bên trong lăng mộ là tấm bia khổng lồ cao 7,5m, nặng gần 100 tấn, trên đó không ghi chữ nào, được gọi là vô tự bia với ý nghĩa để đời sau phán xét. Đối với tấm bia này, nhiều giả thuyết cho rằng do công đức của Võ Tắc Thiên quá lớn, nên không một tấm bia hay văn tự nào có thể diễn tả hết. Ngoài ra, một số khác cho rằng vì bà là thân phận nữ nhi và có không ít lỗi lầm nên công tội thật khó luận rõ.

Càn Lăng của Võ Tắc Thiên

Càn Lăng của Võ Tắc Thiên

Càn Lăng là nơi hợp táng đến 2 vị Hoàng đế nên ước tính về báu vật trong đây được xem là con số cực kỳ lớn. Do vậy, việc Càn Lăng luôn là con mồi hấp dẫn đối với các đạo chích không phải là chuyện bất ngờ. Theo sử sách ghi chép, Càn Lăng đã tồn tại được hơn 1300 năm, trải qua hơn 17 lần xâm chiếm nhưng tất cả đều phải đầu hàng trước một thế lực bí ẩn đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp. Trong số đó, có 3 vụ trộm mộ nghiêm trọng xảy ra vào 3 thời kỳ khác nhau.

Lời nguyền rùng rợn cho những kẻ có ý định xâm chiếm Càn Lăng

Lần đầu tiên, vụ trộm Càn Lăng xảy ra vào cuối thời nhà Đường khi nghĩa quân của Hoàng Sào dấy binh tạo phản. Theo sử sách ghi chép, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này đã đem 400 ngàn binh đến tấn công Lương Sơn. Tuy nhiên, điều kỳ lạ rằng, dù có tấn công tới đâu thì cũng không thể tìm được phương hướng để tiếp cận mộ của Võ Tắc Thiên, vì vậy mà mọi âm mưu đều bị phá vỡ hoàn toàn.

Lần thứ hai, vụ trộm Càn Lăng xảy ra dưới thời Ngũ Đại thập quốc, do Tiết độ sứ Diệu Châu là Ôn Thao cầm đầu. Người này đã từng đào trộm 17 ngôi mộ hoàng gia nhà Đường, vì vậy mộ tặc họ Ôn tin rằng với tài năng của mình, việc xâm chiếm Càn Lăng chỉ nằm trong lòng bàn tay.

Càn Lăng của Võ Tắc Thiên

Càn Lăng của Võ Tắc Thiên

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, khi binh lính của Ôn Thao đào bới Càn Lăng thì trời đang trong xanh bất ngờ trở nên mù mịt âm u, gầm gừ như muốn “dằn mặt” hành động không thể dung thứ. Cũng chính vì vậy mà nhiều lần mộ tặc đã phải nhiều lần dừng tay nửa chừng. Khi bọn chúng dừng tay thì trời lại trong xanh và ngược lại khi dự định tiếp tục hành động của mình thì trời lại nổi giông gầm gừ. Thậm chí, có những mộ tắc bất chấp đào mộ thì gặp tai nạn hoặc bệnh tật, vì vậy chúng đã sớm bỏ của chạy lấy người, cuối cùng kế hoạch xâm lăng đã thất bại.

Nghiêm trọng nhất chính là lần thứ ba, vụ trộm Càn Lăng xảy ra vào thời kỳ Dân quốc do tướng quân Tôn Liên Trọng cầm đầu. Để xâm chiếm Càn Lăng, tướng quân Tôn đã huy động binh đoàn, dùng thuốc nổ để phá 3 tầng nham thạch vào trong núi. Tuy nhiên, hành động này không thể giúp họ chạm được tới Càn Lăng.

Tương truyền rằng, trong đợt nã pháo thứ nhất, bên trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc Võ Tắc Thiên tỏa ra làn khói trắng rồi vần vũ xung quanh đám người ở đó rồi bay lên trời hóa thành gió bão khiến trời đất âm u. Ngoài ra, có một số tương truyền khác nói rằng, vào ngày hôm đó trong lúc dùng thuốc nổ để phá lăng, có 7 người hộc máu chết tại chỗ. Chính vì những điều này mà đoàn binh của tướng quân Tôn đã quá sợ hãi mà tháo chạy khỏi Càn Lăng.

Vì những câu chuyện bí ẩn này mà nhiều người cho rằng, bên trong Càn Lăng không chỉ có ngọc ngà châu báu mà còn có cả lời nguyền ghê rợn cho những kẻ dám đến phá giấc ngủ ngàn thu của hai vị hoàng đế.

Tính đến thời điểm hiện tại, Càn Lăng chưa được khai quật. Trải qua hơn 1300 năm lịch sử với vô vàn lời đồn đoán về nó, nhiều nhà khảo cổ tin rằng, bên trong Càn Lăng là cả một gia tài kho báu không thể ước tính được giá trị thực sự. Theo đó, nhiều giả thuyết cho rằng vị Hoàng đế Đường Cao Tông có thể được chôn cùng với ⅓ số tài sản quốc gia lúc bấy giờ. 20 năm sau, Võ Tắc Thiên qua đời cũng được chôn với ⅓ số tài sản khi đó, ước tính châu báu trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc lên đến 500 tấn.

[Tổng hợp] Lịch sử phong kiến Trung Quốc 

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP