20 tinh hoa văn hóa nhân loại đặc sắc có nguồn gốc từ Trung Quốc
Trung Hoa gây ấn tượng với toàn thể thế giới không chỉ bởi những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đẹp đến mê lòng người, một đất nước với một bề dày lịch sử từ xa xưa hay một đất nước với rất nhiều bậc kỳ tài mà nó còn là nơi có nền văn hóa lâu đời nhất và phong phú nhất thế giới. Văn hóa Trung Hoa được mệnh danh là nền văn hóa “Thần truyền” , vốn dĩ Trung Hoa có cái tên này là bởi lẽ Trung Hoa đã trả qua hàng nghìn năm lịch sử được lưu giữ đến tận ngày nay mà không hề bị mai một . Có thể nói nền văn hóa Trung Hoa vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn đến tận ngày nay , Nó xứng đáng được coi là những tinh hoa văn hóa nhân loại mà chúng ta cần gìn giữ và trân trọng. Vậy những tinh hoa văn hóa đó là gì ? Hãy cùng Tiengtrung.com tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Người đời thường nhắc đến 20 tinh hoa đặc sắc nhất mọi thời đại dưới đây :
1. Đạo đức kinh
Đạo Đức Kinh là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 trước công nguyên . Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Lúc này ,ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc thấy Lão Tử đi qua liền níu ông lại và nói “nếu ngài quyết đi ẩn cư xin hãy vì tôi mà để lại một bộ sách!”, Nghe vậy ,Lão Tử liền ở lại cửa ải Hàm Cốc để viết bộ “Đạo Đức Kinh” , sau đó dặn Doãn Hỷ cứ dựa theo bộ sách đê tu chắc chắn sẽ đắc đạo. Từ đó mà Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử.
Trong lịch sử Trung Hoa, Đạo Đức Kinh là tác phẩm triết học hoàn chỉnh đầu tiên và cũng là nguồn gốc vô cùng quan trọng của tư tưởng triết học Đạo gia. Ba bộ tư tưởng có ảnh hưởng sâu xa nhất của Trung Hoa đó chính là “Đạo Đức Kinh”, “Kinh Dịch” và “Luận Ngữ” đã trở thành nhưng tinh hoa văn hóa cho đến tận ngày nay.
Xem thêm 19 nét văn hóa Trung Hoa đặc sắc và độc đáo nhất
2. Kinh dịch
Kinh Dịch là bộ sách kinh điển của Trung Hoa. Đối với người Á Đông cổ đại mà nói , kinh dịch được coi là một hệ thống tư tưởng triết học mà cái cơ bản được dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Lúc đầu, Kinh Dịch được xem như một hệ thống dùng để bói toán, nhưng sau các nhà triết học Trung Hoa đã dần dần phát triển nó . Đến nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung với mục đích diễn giải ý nghĩa và truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông , đồng thời cũng được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Hiện nay , Kinh Dịch vẫn được duy trì nguyên vẹn và phát triển. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như địa lý,quân sự ,nhân mệnh,thiên văn…
Có thể nói Kinh dịch là kết tinh của trí tuệ và văn hóa Trung Hoa hàng nghìn năm lịch sử. Nó chính là cái cốt lõi của văn hóa Trung Hoa và cũng là ngọn nguồn của triết học.
Xem thêm Mãn phục – Trang phục thời Thanh và những điều chưa kể
4. Y phục (Hán phục)
Hán phục là y phục và trang sức truyền thống của dân tộc Hán, Trung Hoa. Nó còn được gọi là Hán trang, Hoa phục. Nó có nguồn gốc từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
Hán phục Trung Quốc 汉服 (Hànfú). Hán phục Trung Quốc hay còn gọi là trang phục Trung Quốc cổ đại, chính là phong cách thời trang của người Trung Quốc thời cổ đại. Bắt đầu từ thời nhà Hán, trang phục của người Trung Quốc đã phát triển hết sức đa dạng, phong cách cũng như kỹ thuật dệt vô cùng tinh xảo, kế thừa và phát huy các yếu tố tích cực từ các nền văn hóa ngoại lai. Trong lịch sử, Hán phục bên trong thường sử dụng áo choàng hoặc áo sơ mi, ngoài ra thân dưới thường dùng váy xếp li.
Phong cách Hán phục có thể được nói một cách đơn giản là chứa các yếu tố may mặc và sắp xếp theo những cách khác nhau. Điều này không giống với các trang phục truyền thống ở mỗi nhóm dân tộc khác nhau ở Trung Quốc, có thể thấy rằng trang phục của người Hán chịu ảnh hưởng lớn từ người Mãn. Đối với người Hán mà nói ,Sườn xám chính là trang phục truyền thống thực tế của họ.
Một bộ hoàn chỉnh Hán phục có thể được chia ra làm ba phần chính:Thượng y, hạ quần ( khố) và ngoại bào
- Thượng y: Giao lĩnh, phương lĩnh, viên lĩnh, lập lĩnh, đoản áo, trường áo, bán bối, đối khâm, tống mạt.
- Hạ quần(khố): Tống khố, mã diện quần, nhu quần, tề hung quần, xư bồ quần(tống), bạch điệp quần.
- Ngoại bào: Bì giáp, bối tử, đấu bồng, đại tụ sam, hộ đáp, bì phong, sa sam, giáp…
Ngoài ra còn có những phối sức đi kèm nữa như: Trâm, hài, quạt, dù, đái, cung thao, võng cân, cân quắc, hộ uyển, hộ giáp sai, thoa, quan, mão, vân khiên, phi bạch, kha tử, trụy ngọc, . . .
4. Trung Y
Trung y là y học truyền thống của Trung Hoa, còn được gọi là Hán y.“Hoàng Đế nội kinh”được coi là nền tảng lý luận và cội nguồn của Trung y . Nó còn goi là bộ lý luận kinh điển nhất của Trung Hoa.
Xem thêm Trang phục thời Đường: táo bạo nhất trong các trang phục phong kiến
5. Tơ lụa
Trung Hoa là đất nước phát hiện và phát minh ra tơ lụa đầu tiên trên thế giới. Mà vợ của Thủy tổ Hiên Viên Hoàng Đế – Luy Tổ chính là người phát minh ra tơ lụa. Bà còn được có danh xưng là “Nhân văn nữ tổ”.
6. Kỹ thuật chế biến trà
Uống trà, trồng trà và chế tác trà đều có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong sử sách Trung Hoa ghi lại, cách đây 7000 năm trước, thời đại Thần Nông, người Trung Quốc đã phát hiện ra lá trà, hơn nữa họ còn phát hiện ra lá trà có tác dụng làm thuốc.
Trà được coi là một nét đặc sắc văn hóa của người Trung Quốc từ xa xưa. Nói về văn hóa trà của Trung Quốc , chúng ta không thể chỉ nhắc đến nghệ thuật uống trà , mà nó còn bao gồm cả việc trồng trà và chế tác trà. Lịch sử Trung Hoa ghi lại , cách đây 7000 năm trước,vào thời đại Thần Nông, người Trung Quốc đã phát hiện ra lá trà,ngoài công dụng làm thức uống, người Trung Quốc còn phát minh nó như một loại thuốc dùng để chữa bệnh . Ví dụ như các bệnh có liên quan đến mất ngủ , an thần , tiêu hóa….
7. Kỹ nghệ chế tác đồ sứ
Nhắc đến cái nôi của gốm sứ , chúng ta không thể không nhắc đến Trung Quốc . Đây được coi là ” đất nước đồ sứ”. Không những thế , kỹ thuật chế tác đồ sứ còn lan truyền rộng giữa các nước trên thế giới, điều đấy đã góp phần truyền bá văn hóa Trung Hoa một cách rộng rãi trên thế giới.
8. Tranh cổ Trung Hoa
Tranh Trung Hoa là hình thức hội họa truyền thống của người Hán. Khi vẽ tranh Trung Hoa, người ta chỉ dùng bút lông chấm nước, mực vẽ tranh trên lụa hoặc giấy. Tranh loại này còn được gọi là: “Trung Quốc Họa”, gọi tắt là “Quốc Họa”. Trong các bức tranh người ta có thể chú thích là thơ cổ.
Chắc chắn một điều rằng tranh Trung Hoa đã và đang xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Nó có những đặc trưng đậm chất Trung Hoa mà khi nhìn vào chúng ta liền biết đấy chính là tranh cổ Trung Hoa. Hiện tại có rất nhiều loại tranh ra đời phong phú về chủng loại và chất liệu nhưng tranh Trung Hoa vẫn giữ cho mình một ví thế riêng trong lòng bạn bè trên thế giới. Điều đó thể hiện quả thật tranh Trung Hoa có sức hút rất mạnh mẽ.
9. Thư pháp
Thư Pháp là nghệ thuật viết của chữ Hán. Nhắc đến thư pháp không ai trên thế giới không biết nó bắt nguồn từ Trung Quốc , nó được coi như là một tinh hoa văn hóa của nhân loại không thể không duy trì và phát huy. Thư pháp trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử, từ thời “Giáp cốt văn” thời nhà Ân, “Kim văn” thời nhà Chu, “Chữ triện” thời nhà Tần, “Lối chữ lệ” của thời nhà Hán, “Khải thư, hành thư, thảo thư” từ thời Đông Tấn cho đến thời nhà Đường, nghệ thuật thư pháp của Trung Hoa đã dần dần hoàn thiện, không ngừng phát triển cho đến tận bây giờ.
10. Đàn cổ, âm nhạc dân tộc
Đàn cổ hay còn gọi là thất huyền cầm, ngọc cầm. Được coi là một trong những loại đàn cổ xưa nhất của Trung Hoa. Ngay từ thời Khổng Tử, loại đàn này đã được coi là loại nhạc khí thịnh hành có lịch sử hơn 4000 năm.
11. Cờ vây
Nghiêu Đế – một trong “Ngũ đế” chính là người phát minh ra cờ vây. Cho đến ngày nay đã có 4000 năm lịch sử. Tại sao loại cờ này được gọi là cờ vây, do bởi đặc điểm của loại cờ vây này là hai bên quân cờ trắng và đen luôn công kích và bao vây lẫn nhau.
12. Tứ bảo văn phòng (Bút, mực, giấy, nghiên)
Tứ bảo văn phòng là tên gọi để chỉ bốn loại dụng cụ trong văn phòng của người Trung Hoa xưa kia bao gồm: Bút, mực, giấy, nghiên. Mỗi lần nhắc đến tứ bảo văn phòng là người ta có thể nghĩ ngay đến nguồn gốc Trung Hoa của nó. Đây được coi là biểu tượng của Trung Hoa .
13. Đạo giáo
Đạo giáo xuất hiện vào thời kỳ Đông Hán -Trung Quốc. Nó có bề dày lịch sử gần 2000 năm. Người sáng lâp là đạo giáo tôn, Lão Tử là thủy tổ, hay cũng gọi là “Thái Thượng lão quân”.
14. Trung Hoa Lâm viên (kiến trúc)
Kiến trúc Lâm viên hay còn gọi là kiểu kiến trúc xây nhà xung quanh và sân ở giữa. Nó được thế giới tôn xưng là di sản văn hóa quan trọng. Đây được cho là kiểu kiến trúc là có nguồn gốc từ dân tộc Hán.
15. Võ thuật
Trung Hoa được thế giới là một trong những cái nôi của võ thuật. Võ thuật cổ truyền của Trung Hoa có rất nhiều loại, nổi bật nhất là: Thiếu lâm, Túy quyền,Thái cực quyền, …
16. Châm cứu
Châm cứu được xem là di sản quý giá của khoa học truyền thống và văn hóa dân tộc Hán. Liệu pháp châm cứu là một bộ phận quan trọng của di sản y học Trung Hoa, đồng thời cũng là một loại phương pháp pháp trị bệnh độc đáo mà chỉ người Trung Hoa mới có. Vì sự hữu dụng của nó , mà châm cứu dần dần được truyền bá rộng rãi đến các nước khác nhau trên thế giới.
17. Côn kịch
Côn kịch còn được gọi là côn khúc. Loại nghệ thuật truyền thống này có tên gốc của “Côn sơ khang”, gọi tắt là Côn khúc (Tuồng Côn sơn).Bắt nguồn từ thời nhà Nguyên ở tỉnh Giang Tô, Côn Sơn, Trung Quốc , cho đến nay nó đã có hơn 650 năm lịch sử.Nó là điệu hát trong hí khúc, Côn khúc là một trong những loại hý khúc cổ xưa nhất của Trung Hoa.
18. Đũa và ẩm thực Trung Hoa
Không thể không khẳng định rằng ẩm thực Trung Hoa rất phong phú và đa dạng. Mỗi ngày lễ khác nhau, người Trung Hoa sẽ ăn một loại ẩm thực khác nhau. Ví dụ vào tết âm lịch, người Trung Hoa sẽ ăn bánh chẻo (hay còn gọi là sủi cảo). Vào tết Nguyên tiêu người Trung Hoa có truyền thống ăn bánh nguyên tiêu, một loại bánh giống bánh trôi nhưng cách làm hoàn toàn khác. Còn vào ngày tết Đoan ngọ người Trung Hoa có thói quen ăn bánh chưng… Đối với mỗi một loại lễ hội, một loại ẩm thực đều thể hiện một nội hàm ý nghĩa khác nhau, vô cùng đa dạng và phong phú , đang chờ đón để chúng ta khám phá và thưởng thức.
Xem thêm Top 9 thành tựu văn hóa Trung Quốc nổi bật thời phong kiến
19. Câu đối, đố khèn, khúc thủy lưu thương
Một trong số các trò chơi lưu truyền thời Trung Hoa cổ đại, có lịch sử mấy ngàn năm, phải kể đến “Khúc thủy lưu thương” . Trờ chơi này được diễn ra sau khi mọi người cử hành lễ “Phất lễ” xong. Phất lễ là gì? Nó là một nghi thức tế lễ mục đích để tẩy rửa những thứ bẩn thỉu, tiêu trừ điềm xấu. Đầu tiên ,người ta đến ngồi ở hai bên bờ suối, trên mặt nước đặt chén rượu , nếu chén rượu trôi đến trước mặt ai thì người ấy sẽ làm thơ một cách ngẫu hứng. Sau khi làm thơ xong thì người đấy sẽ cầm chén rượu đó lên và uống cạn nó.
20. Nghệ thuật đan kết, thêu Trung Hoa
Nói về loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời của Trung Hoa cổ đại, chúng ta không thể không nhắc đến đan kết . Trong tiếng Hán , chữ “Kết” (结) vốn dĩ đã thể hiệnmột sự hài hòa, một loại năng lực , đồng thời tràn ngập tình cảm giữa người với người, giữa con người với thế giới tự nhiên.
Người Trung Hoa đều sử dụng một từ “kết” này. Cho dù kết hợp, kết giao, kết duyên, đoàn kết, kết quả, hay là vợ chồng một lòng…Nó đều thể hiện sự sum họp, đoàn tụ, thân mật và ấm áp. Điều này cũng được thể hiện trong nghệ thuật đan kết của người Trung Hoa xưa.
Trên đây là top 20 tinh hoa văn hóa nhân loại có nguồn gốc từ Trung Hoa. Hy vọng thông qua bài viết , đã đem đến cho các bạn một cái nhìn khái quát và cụ thể nhất về văn hóa Trung Quốc.
Nếu bạn muốn học tiếng Trung nhưng bạn chưa biết gì về tiếng Trung, chưa biết phải bắt đầu từ đâu và cách học như thế nào? Khóa học tiếng Trung cơ bản sẽ giúp bạn làm quen với tiếng Trung, hiểu được cách đọc chữ Hán, cấu tạo, cách viết chữ Hán và giúp bạn có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung. Tiếng Trung Cơ Bản giúp bạn phát âm chuẩn, có phương pháp luyện nhớ chữ Hán và cách học tiếng Trung hiệu quả. Đây cũng là nền tảng vững chắc để bạn học tiếng Trung Nâng Cao và tiếng Trung chuyên ngành.
Trong khóa học này, các bạn sẽ được học đầy đủ các kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc Viết.
- Nghe: Được luyện nghe người bản xứ đọc phát âm chuẩn, bài khóa, từ mới, bài tập.
- Nói: Được luyện tập hội thoại giao tiếp cơ bản với các thành viên trong lớp, nâng cao phản xạ, kĩ năng giao tiếp.
- Đọc: Luyện đọc theo bào khóa, bài tập một cách bài bản theo giáo trình, luyện đọc phát âm chuẩn, luyện nhớ mặt chữ Hán.
- Viết: Được học cách viết, cấu tạo chữ Hán, các bộ thủ, quy tắc viết chữ, luyện nhớ chữ Hán.