Câu bị động trong Tiếng Trung
Giống như tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Trung cũng có câu bị động. Câu bị động trong tiếng Trung là kiến thức ngữ pháp vô cùng quan trọng rất phổ biến.Vậy câu bị động là gì ? Cách sử dụng như thế nào cũng như có những lưu ý gì khi sử dụng câu bị động, hôm nay hãy cùng tiengtrung.com tìm hiều về chủ điểm ngữ pháp này nhé!
1. CÂU BỊ ĐỘNG TIẾNG TRUNG VỀ Ý NGHĨA
Đối với câu có ý nghĩa chủ động , chủ ngữ đều là chủ thể phát sinh động tác, nhưng đối với câu bị động , chủ ngữ của nó lại là đối tượng chịu tác động của hành động . Nó dùng để nhấn mạnh đối tượng bị tác động.Do đó về mặt ý nghĩa nó mang ý nghĩa bị động.
Cấu trúc
Đối tượng chịu tác động + Chủ ngữ tác động + động từ + thành phần khác.
Ví dụ:
1.我的签证你放在哪里了?
Wǒ de qiānzhèng nǐ fàng zài nǎlǐle?
Visa của anh em để chỗ nào rồi?
2. 你的签证我放在你手提包里了。Nǐ de qiānzhèng wǒ fàng zài nǐ shǒutí bāo lǐle.
Vi sa của anh em để trong túi xách rồi.
Câu ví dụ 1 và 2 “我的签证” , ” 你的签证 “về mặt ý nghĩa đều chịu sự chi phối của “放”
Các câu ví dụ sau cũng tương tự như vậy.
3. 工作你完成了吗?Gōngzuò nǐ wánchéngle ma?
Công việc bạn hoàn thành chưa?
4. 作业我都做完了。Gōngzuò nǐ wánchéngle ma?
Bài tập tôi làm xong rồi.
5. 衣服我洗好了。Yīfú wǒ xǐ hǎole.
Quần áo tôi giặt sạch sẽ rồi.
2. CÂU BỊ ĐỘNG DÙNG “被”, “叫”, “让”
Cấu trúc câu bị động trong tiếng Trung dùng “被”,“叫”,“让” như sau:
Cấu trúc
Chủ ngữ chịu tác động + 被/ 叫/ 让 + đối tượng tác động + động từ + thành phần khác
Chủ ngữ trong câu này là đối tượng chịu tác động của hành động , còn kẻ chủ động phát ra động tác lại là tân ngữ của giới từ “被”,“叫”,“让”.
Ví dụ:
1.我的车被他借走了。
Wǒ de chē bèi tā jiè zǒule.
Xe của tôi bị anh ta mượn mất rồi.
2.电视被我妈妈关上了”。
Diànshì bèi wǒ māmā guānshàngle”.
Máy tính bị bố tắt đi rồi.
3. 我的钱包让小偷偷走了。
Wǒ de qiánbāo ràng xiǎotōu tōu zǒule.
Ví tiền của tôi bị tên trộm trộm đi mất rồi.
4. 我的衣服被雨淋湿了。
Wǒ de yīfú bèi yǔ lín shīle.
Áo của tôi bị mưa dầm xối rồi.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng câu “chữ bị”:
a. Động từ vị ngữ của loại câu này phải là động từ cập vật, về ý nghĩa có thể chi phối được chủ ngữ.
b. Phía sau động từ phải có thành phần khác, mục đích dùng để nhấn mạnh tác động của động tác làm cho một sự vật thay đổi về tính chất , địa điểm , vị trí ….. Nếu trong câu ” chữ bị ” không có thành phần khác chắc chắc ý nghĩa của câu sẽ không hoàn chỉnh . Thành phần khác của động từ có thể là : bổ ngữ , 了 , tân ngữ…
c. “被”,“叫”,“让” cùng với kẻ chủ động sau nó tạo thành ngữ giới tân làm trạng ngữ.
d. “被” thường được dùng nhiều trong văn viết và nói, “叫”,“让” thường dùng trong khẩu ngữ. Tân ngữ sau chữ ” 被 ” có thể bỏ đi nếu người nói không biết đối tượng tác động là ai hoặc không muốn nói đến, nhưng tân ngữ đứng sau “叫”,“让” bắt buộc phải có , nếu không biết hoặc không thể nói ra thì dùng “人”.
Ví dụ:
1. 我被骗了。
Wǒ bèi piànle.
Tôi bị lừa rồi.
2. 他的钱叫人偷走了。
Tā de qián jiào rén tōu zǒule.
Ví tiền của anh ta bị ai đó ăn cắp rồi.
Không được nói : 他的钱叫偷走了。
3. 我的手机被弄坏了。
Wǒ de shǒujī bèi nòng huàile.
Điện thoại của tôi bị làm hỏng rồi.
4. 我的眼镜让妹妹弄丢了。
Wǒ de yǎnjìng ràng mèimei nòng diūle.
Kính mắt của tôi bị em gái làm mất rồi.
Không được nói : 我的眼镜让弄丢了。
e.Nếu trong câu có động từ năng nguyện hay phó từ phủ định nó sẽ được dùng trước “被”,“叫”,“让”.
Ví dụ:
1. 我的衣服没有让雨淋湿。
Wǒ de yīfú méiyǒu ràng yǔ lín shī.
Áo của tôi không bị mưa dầm ướt.
2. 这些东西不能叫孩子看见。
Zhèxiē dōngxī bùnéng jiào háizi kànjiàn.
Những đồ này không được để con nhìn thấy.
3. TRỢ TỪ “给”, “所” BIỂU THỊ BỊ ĐỘNG
Ngoài ra ,để biểu thị bị động, người ta còn có thể dùng trợ từ “给” và “所”.
a. Trợ từ “给” không những có thể dùng ngay trước động từ để biểu thị bị động, nó còn có thể dùng trong câu bị động và cả câu chủ động.
Ví dụ:
1. 房间都让我打扫得干干净净了。
Fángjiān dōu ràng wǒ dǎsǎo dé gàn gānjìng jìngle.
Phòng tôi đã được tôi quét sạch sẽ.
2. 老鼠给打死了。
Lǎoshǔ gěi dǎ sǐle.
Chuột đã bị đánh chết.
b. Trong văn viết để biểu thị ý nghĩa bị động , chúng ta có thể sử dụng trợ từ “所” dùng cùng với “为” hoặc “被” .
Ví dụ:
1. 大家都为他奉献精神所感动。
Dàjiā dōu wèi tā fèngxiàn jīngshén suǒ gǎndòng.
Mọi người đều cảm động bởi tinh thần hy sinh của anh ấy.
2.这个科技发明 早已被实践所证明。
Zhège kējì fāmíng zǎoyǐ bèi shíjiàn suǒ zhèngmíng.
Phát minh khoa học kỹ thuật này sớm đã được thực tế chứng minh.
Trên đây là những kiến thức cần nắm được khi sử dụng câu bị động trong tiếng Trùn.Việc sử dụng câu bị động tiếng Trung sẽ giúp cách nói của bạn trở nên đa dạng, biểu thị đúng ý nghĩa câu nói, từ đó khiến người nghe thuyết phục hơn.Hãy liên hệ với chúng tôi để có nhiều thông tin về khóa học tiếng Trung cho nhiều cấp độ nhé!
Xem thêm =>> Khóa học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu – Giao tiếp cơ bản trong 2 tháng
Trên đây là toàn bộ ngữ pháp về câu bị động. Để học tốt ngữ pháp tiếng Trung các bạn nên tham khảo khóa học online và bộ sách giáo trình do thầy Phạm Dương Châu biên soạn nhé !
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : tầng 4 – số 25 – ngõ 68 Cầu Giấy