Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Văn hóa trà Đạo – nét đẹp tinh túy và độc đáo của người Trung Hoa

Phạm Dương Châu 25.11.2020 Văn hóa trung quốc
Trà Đạo – nét đẹp tinh túy con người Trung Hoa
Như bài trước mà tiengtrung.com đã giới thiệu đến các bạn, văn hóa trà đạo bắt nguồn từ Trung Hoa. Uống trà chính là tu tâm dưỡng tính, là thưởng thức cái tinh túy của lá trà và còn là tu luyện nữa. Bản sắc văn hóa trà đạo được lưu truyền từ Trung Quốc đến khắp khu vực Á Đông. Các quốc gia láng giềng với Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản được cả thế giới ưu ái tôn vinh với tên gọi “quốc ẩm”. Bên cạnh nét đẹp cầm – kì – thi – họa , tửu và trà cũng được xếp vào hàng  ngũ để xưng tên 7 nét đẹp văn hóa đặc biệt của người dân Trung Hoa. Đó cũng là lý do tại sao trà được coi là một vật phẩm truyền tải nét truyền thống, nét đặc trưng trong cuộc sống người Á Đông.
Trà Đạo - nét đẹp tinh túy con người Trung Hoa

Trà Đạo – nét đẹp tinh túy con người Trung Hoa

Trà đạo Trung Hoa

Cái nôi của Trà Đạo – Trung Hoa xinh đẹp. Trà đạo ẩn chứa ý nghĩa tiềm ẩn mà lại vô cùng sâu sắc.  Một biểu tượng văn hóa không thể thiếu của người dân Trung Hoa. Họ cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, từng khâu pha trà. Từ những bước sơ chế chọn lọc nguyên liệu, việc chọn lựa lá trà, quy trình pha và cả những bước thưởng trà.

Trà đạo Trung Hoa

Trà đạo Trung Hoa

Để có thể thưởng trà chuyên nghiệp như người dân Trung Hoa, cần lưu ý các bước thưởng trà sau : thế trà ( ngâm trà ) , thưởng trà hay còn gọi là văn trà ( ngửi trà ) , ẩm trà (uống trà ) . Ý nghĩa được ẩn chứa bên cạnh việc uống trà chính là sự tu dưỡng qua nhân tính. Thông qua tu thân , tu tâm dưỡng tính, nuôi dưỡng bản chất, nâng cao bản thể qua việc thưởng thức trà đạo (khâu ẩm trà).

Văn hóa thưởng trà chính là sự tĩnh tâm, rèn luyện tâm trí của bản thân. Tâm tĩnh, vững tinh thần sẽ khiến tập trung mọi việc, mọi tình huống hơn trong cuộc sống. Sự hòa hợp giữa trà và đạo. Trà đắng, tâm tịnh đúng theo giáo lý , tư tưởng của người Á Đông. Tư tưởng tâm hướng nội của Nho Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo của người phương Đông chúng ra. Tư tưởng, tinh thần chính là sự ẩn chứa trong trà, linh hồn của trà đạo.

Trà đạo Trung Hoa

Trà đạo Trung Hoa

Người cha thân sinh của trà đạo của Trung Quốc là Lục Vũ, dưới triều đại thời Thịnh Đường. Lục Vũ – ông đã dành cả thanh xuân, cả cuộc đời của mình để nghiên cứu, sáng lập trà đạo. Ông cũng là người đầu tiên sáng chế ra cuốn sách về trà đầu tiên của Trung Quốc mang tên “Trà Kinh”. Tên gọi khác của quyển sách này là kinh nghiệm về trà.  Đồng thời ông cũng là người có công đóng góp tìm kiếm và phát hiên các cảnh giới : cầm, kỳ, thi, họa” trong trà. Nghệ thuật trà coi trọng giá trị nhân văn, cốt lõi. Qua đó mà thể hiện được lối sống tĩnh tâm, tu dưỡng.

Sự hòa hợp với thiên nhiên từ lời nói, hành động và cử chỉ.  Tất cả từ những hành động nhỏ nhất đều phải phản chiếu được sự hà hòa và tự nhiên. Tất cả những âm thanh ồn ào ngoài thành phố xô bồ tấp nập xin hãy để ngoài tai khi thưởng trà. Không có những sự ganh đua , những vội vàng, những vất cả khổ hạnh. Chỉ còn lại tiếng chim thánh thót bên tai cùng với tiếng suối róc rách, tiếng đàn du dương. Tất cả đều khiến con người trở nên thư thái nhất, hạnh phúc nhất, tâm hồn như chạm đến trời xanh.

Thưởng trà để cảm nhận tâm tư người uống trà, sự ganh đua ồn ã, cuộc sống danh lợi. Thay vào đó chỉ còn sự an lành, tấm lòng an nhiên, cuộc sống dường như chậm lại đi một vài giây.

Sự kết hợp giữa trà và đạo, sự ăn ý đến đỉnh cao giữa nghệ thuật và tinh thần. Cả hai yếu tố đi đôi với nhau như hình với bóng. Nếu chỉ có trà mà không có đạo hay chỉ có đạo mà không có trà thì sao gọi là sự kết hợp.

Trà đạo Việt Nam

Văn hóa trà đạo du nhập từ Trung Hoa, tuy nhiên không giống như “trà kinh” của Trung Quốc. Các cố nhân thưởng trà thường nói, nghệ thuật thì không có công thức hay thước đo nhất định nào cả.

Các tiền nhân cũng đã từng nói rằng văn hóa trà đạo Việt Nam được nhu nhập nhưng luôn có những sự cải tiến, nét độc đáo riêng. Quả đúng là hòa nhập chứ không hòa tan. Môi nhấp ngụm trà, lòng an nhiên thanh tịnh.  Tại Việt Nam thường không có công thức hay quy tắc thưởng trà nào cả. Tuy nhiên, thường sẽ tận hưởng vị trà bằng cách đưa lên mũi hít hà cái hương cái vị của trà trước khi uống.

Trà đạo Việt Nam

Trà đạo Việt Nam

Môi nhấp ngụm trà, đầu tiên là cảm nhận cái hương vị đắng chát, khổ hạnh kiếp nhân sinh.  Sau chuyển dần sang vị ngọt dịu, thanh mát, lúc này là khổ hạnh qua đi đến giai đoạn hái quả ngọt. Và cuối cùng là tâm tịnh an nhiên, lòng sảng khoái đàm đạo

Văn hóa Trung Hoa

Người Việt Nam chúng ta có rất nhiều cách để chế biến ướp hương vị trà. Nào là trà sen, trà nhài, trà hoa cúc, trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm, trà gừng, ….. Mỗi mùi vị mang lại cho người thưởng trà những cảm giác khác nhau. Đặc biệt, trà sen được coi là vô cùng quý giá, ngày trước trà sen chỉ dùng cho những ngườ địa vị cao quý như vua chúa.

Về văn hóa ẩm trà hay còn gọi là thưởng trà, người Việt Nam cũng có nhiều cách để tưởng thức. Cách đầu tiên là uống một mình hay còn gọi là độc ẩm. Cách thứ 2 là ngươi cùng nhau thưởng thức, uống trà gọi là đối ẩm. Và cách cuối cùng là nhiều người cùng thưởng trà với nhau, quây quần đàm đạo thưởng trà được gọi là quần ẩm.

Thưởng trà lúc ngâm thơ, thưởng nguyệt. Chính là độc ẩm. Đối ẩm khi cầm kì thi họa, khi đối thơ cùng với phong cảnh hữu tình. Trà được coi là người bạn tâm giao, khi nhớ, khi quên, lúc nhiệt tình, lúc nhớ líc quên. Đôi lúc lại cùng nhau suy nghĩ về kiếp nhân sinh, về thế gian ngày qua tháng lại.

Cố nhân thường có câu “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh” . Bởi cái nhất thủy chính là nước pha trà sẽ làm nên cái vị trà đậm đà mà chan chứa nhất. Nước dùng trà sẽ được sử dung là nước mưa hứng từ mẹ thiên thiên ban tặng. Hay dùng nước từ suối nguồn thanh mát mà tự nhiên.

Trà đạo Việt Nam

Trà đạo Việt Nam

ihCầu kì, chỉn chu hơn sẽ sử dụng từ những giọt sương ban mai đọng trên cành lá. Nước trà đun sôi cũng phải cần chuẩn bị cẩn thận, chỉn chu, không để ảnh hưởng đến màu sắc hương vị trà khi ẩm. Ngày trước, khi để pha trà cho các vua chúa thường rất cầu kì và công phu. Nước pha trà được lấy từ những giọt sương trên búp sen khi nắng chưa xuất hiện. Còn các tiền nhân thường sử dụng nước mưa để trà thêm vị ngọt nơi họng đọng lại.

“Tam bôi, tứ bình” là nhắc đến công cụ pha trà. Gồm có 4 chén quân, 1 chén tống (hay còn gọi là chén lính) để chuyên trà. Đầu điên sẽ tráng ấm bằng nước sôi để tăng nhiệt độ. Sau đó rót trà vào chén tống rồi mới rót trà sang các chén nhỏ để ẩm.

Cuối cùng ” ngũ quần anh” chính là bạn thưởng trà. Đây là người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ cùng nhau đàm đạo, ngâm thơ và thưởng trà. Họ còn bọ bạch tâm tư tình cảm, cảm nhận về thiên nhiên, đất trời chuyển hóa.

Trà đạo Nhật Bản

Vào thời nhà Nam Tống, năm Thiệu Hy thứ hai có một vị cao tăng Nhật Bản mang tên Eisai. Ông là người đã có công sang Trung Hoa để học về đạo. Khi quay trở về nước ông mang theo một vài hạt trà để gieo hạt tại sân chùa. Sau một thời gian,vị thiền sư đã viết ra cuốn sách “khiết trà dưỡng sinh kí” (Kissa Yojoki). Nội dung cuốn sách ghi về những tập tục uống trà của người Trung Hoa.

Từ đó về sau, ngườ Nhật Bản đã uống trà với tâm thế thiền định. Sự thiền định trong phật giáo và thưởng thức trà đạo, nét văn hóa này vô cùng đặc sắc và được lưu truyền đến tận ngày hôm nay.

Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản

Từ những công đoạn sơ chế, chế biến trà tới cách thưởng trà.  Cho đến nay thì Nhật Bản cũng đã có những nét độc đáo riêng dựa trên văn hóa của họ. Không chỉ đơn giản là uống trà mà còn là một cách để tu tâm dưỡng tính, tu luyện. Trước tiên, uống trà phải có tâm hồn thanh tịnh, sự tĩnh lặng trong tâm. Tiếp sau đó là hoànhình vào với thiên nhiên để tu nuôi dưỡng nội tâm và tâm hồn và cuối cùng chính là đạt được đến cảnh giới là sự giác ngộ.

Nghệ thuật của Trà Đạo nhật bản vẫn giữ nguyên được nét cơ bản nguyên sơ từ Trung Hoa. Gồm 4 bước chính “Hòa, kính, thanh, tịch”. Không như các tiền nhân của trà đạo, thưởng trà xuất phát từ tâm, từ cá nhân chứ không phải từ những yếu tố ngoại cảnh tác động vào.

Qua đây, chúng ta thấy được văn hóa thưởng trà của người phương Đông. Văn hóa trà đạo có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Hoa. Mỗi quốc gia có những yếu tố văn hóa riêng biệt để tạo thành cái riêng của từng quốc gia. Trà đạo ẩn chứa nét độc đáo của Đạo Giáo, nhưng lại mang cả nét đẹp của Nho Gia.

Nói một cách ngắn gọn : Trà đạo như một bông hoa tinh khiết trong sáng như giọt sương mai. Hãy tham gia ngay khóa học tiếng Trung online để tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa Trung Hoa nhé !

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP