Văn hóa Trung Quốc thời Đường – Thời kì hoàng kim
Văn hóa Trung Quốc thời Đường
Trung Quốc dưới thời nhà Đường cai trị được coi là thời kì hoàng kim, thời kì đáng được vinh danh trong lịch sử Trung Hoa. Vậy dưới sự cai trị của triều đại nhà Đường, Trung Quốc đã gặt hái được những thành tự đáng ca ngợi nào ? Cùng TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé !
Giới thiệu
Triều đại nhà Đường đã cống hiến cho Trung Hoa rất nhiều thành tựu to lớn, đáng được ca ngợi. Thời kì này đã được người đời ca ngợi là thời kì hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. Thời đại hoàng kim này nằm giữa giai đoạn 2 hoàng đế cai trị đó là Hoàng đế Đường Thái Tông ( Thịnh triều Trinh Quán) và Hoàng đế Đường Nhân Tông ( Thịnh triều Khai Nguyên). Trong giai đoạn này, Trung Quốc Đại Lục nhận lấy một không khí yên bình, thịnh vượng của một quốc gia hùng mạnh. Sự thái bình lan tỏa trên toàn quốc gia, trong mọi lĩnh vực : xã hội, văn hóa, kinh tế, nghệ thuật,… Và thời kì này còn được các hoàng đế đời sau tôn vinh với tên gọi “ Thịnh Đường Khí Tượng”
Để có được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay. Hai vị vua Đường Thái Tông và Đường Nhân Tông đã cống hiến rất nhiều công sức, công lao để đánh đổi được. Sự anh minh chính trực, cao thượng, bao dung, sự yêu thương nhân dân của hai vị hoàng đế là yếu tố quan trọng tạo nên thành công này. Bên cạnh đó là sự tài giỏi, sáng kiến của các vị. Sự chiêu mộ nhân tài có năng lực và đạo đức. Và còn cả những ý kiến đóng góp một cách thẳng thắn của các vị hoàng đế đã làm nên một vương triều hùng mạnh.
Có thể nói rằng, đây chính là hình mẫu hoàng đến cho các vị hoàng đế cai trị các đời tiếp theo.
Giải quyết nỗi sợ lớn nhất của các học viên học tiếng Trung: Nhớ chữ Hán. Đừng lo, đã có ” Luyện nhớ 3300 chữ Hán”. Đây là tài liệu tích hợp nhiều chức năng: tập viết và nhớ chữ Hán cùng lúc, nắm vững ngữ nghĩa và cách sử dụng từ. Qua đó, bộ sách sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian học tiếng trung một cách tối đa đấy nhé. Tham khảo ngay nào.
Văn chương và Nghệ thuật
Văn chương
Thời nhà Đường đã để lại cho con cháu đời sau tác phẩm nghệ thuật “Đường Thi”. Tác phẩm này được biên soạn trong thời kì của Hoàng đế vua Khang Hy. Một tác phẩm là sự quy tụ của hơn 48.000 bài thơ với hơn 2200 nhà thơ khắp Trung Quốc Đại Lục. Lượng bài thơ và thể loại của bài thơ ngày càng một đa dạng. Đây chính là những tinh túy của thời nhà Đường và cũng là một ngôi sao sáng đóng góp cho văn chương Trung Quốc. Bên cạnh sự phong phú và đa dạng còn thể hiện được sự ưu tú và giá trị nghệ thuật đỉnh cao.
Mở đầu tác phẩm “Đường Thi” chính là 10 tác phẩm tuyệt đỉnh thơ Đường của hoàng đế Đường Thái Tông. Trọn bộ 10 tác phẩm nằm trong tập thơ “Đế Kinh Thiên Thập Thủ”. Nội dung những câu thơ toát lên khí chất ngời ngời làm rung động độc giả.
Tác phẩm
“Tâm tùy lãng nhật cao, Chí dư thu sương khiết”
(Tạm dịch: Tâm theo vầng dương buổi sớm nhô lên, Ý chí thanh cao như hoa cúc mùa thu)
Hai câu văn được trích từ tác phẩm Thăm lại chiến địa đánh bại Tiết Cử.
Những tác phẩm thơ của hoàng đế Đường Thái Tông toát lên vẻ đẹp của trí tuệ uyên bác, thâm sâu và cả sự nhân từ, bao dung.
Không những thế, trong thời kì hoàng kim này còn có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng vang danh như là : Lý Bạch, Đỗ Phủ và cả Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy. Những tác giả với những tác phẩm nổi tiếng để đời. Mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau. Nếu như Mạnh Hạo Nhiên và Vương duy là hai ông hoàng của thơ phong cảnh thì Cao Cát và Sầm Tan là những cái tên toát lên những tác phẩm dân dã, bình yên. Về sau còn có các nhà thơ khác nữa nổi bật với thể loại thơ ca thời Thịnh Đường.
Lý Bạch viết:
Câu hoài dật hưng tráng tư phi
Dục thướng thanh thiên lãm minh nguyệt
Trừu đao đoạn thủy thủy canh lưu
Cử bôi kiêu sầu sầu canh sầu.
Tạm dịch:
Thi hứng dâng cao khoe tráng chí
Hái trăng kia vào tay ta mau
Rút đao chém xuống nước nước càng chảy mạnh
Nâng chén tiêu sầu sầu nặng thêm
(Bài thơ: Bỏ ta mà đi)
Đỗ Phủ viết:
Hoàng hoàng Thái Tông nghiệp
Thụ lập thậm hoành đạt
Tạm dịch:
Cơ nghiệp Thái Tông hùng vĩ lắm
Công lao gầy dựng lại tưng bừng
(Bài thơ Bắc Chinh)
Vương Duy viết:
Giang lưu thiên địa
Ngoại sơn sắc hữu vô trung
Tạm dịch:
Dòng sông chảy ra ngoài trời đất
Sắc núi như có như không
(Bài thơ Ngắm Sông Hán từ xa).
Nghệ thuật
Bên cạnh sự thành công của thi ca, thời Đường còn nổi bật với những tản văn, truyền kì mạn lục và cả tiểu thuyết Tất cả các thể loại thơ ca, văn học đều chạm đến ngưỡng đỉnh cao. Mỗi thể loại đều gặt hái được những thành công riêng biệt, xuất sắc. Nội dung các tác phẩm thời Đường thường viết về con người, cuộc sống, nhân sinh, phản ánh điểm xấu của xã hội, biểu hiện sự tinh thông trí tuệ, dũng khí cả trách nhiệm nữa.
Thư pháp và Hội họa
Thời kì này, nhà vua Đường Thái Tông vô cùng coi trọng nghệ thuật thư pháp. Nhà vua đã lập riêng một hội nhóm mang tên Hồng Văn Quán. Tại hội quán này ông đã đề cử những nhà thư pháp vô cùng nổi tiếng để đào tạo và giảng dạy tại đây. Một chỉ thi của ông được bạn xuống : những vị quan hay cả quần thần từ hàng ngũ phẩm thì đề phải học tập thư pháp tại Hồng Văn Quán.
Thời điểm đó, Vương Hy Chi là một người rất được khen ngợi. Tài nghệ thư pháp của ông vô cùng nổi tiếng. Những tác phẩm của ông còn được khen ngợi “tận thiện, tận mỹ”. Sau khoảng thời đó, thư pháp được phát triển một cách chính thống. Dưới sự tác động của nhà vua Đừng Thái Tông, các hoàng đến đời sau một lòng mến mộ tinh thần này của ông, như Đường Cao Tông, Đường Trung Tông hay cả Đường Duệ Tông.
Tiếp đến nói về hội họa. Thời kì này sự phát triển hội họa cũng vô cùng đặc sắc . Một tác phẩm mang tên “Chân dung Thái Tông và 24 công thần” tác giả Diêm Lập Bổn được đánh giá vô cùng cao quý.
Điêu khắc cùng với bích họa đã phát triển rất thành công trong triều đại này. Cách tạo hình, sự phong phú và đa dạng về màu sắc và cả sự tinh tế. Tất cả đều thể hiện lên phong thái trầm mặc, ung dung. Một tác phẩm như “Tây Phương Tịnh Thổ” là bức họa nổi tiếng đã toát lên được sự tráng lệ của thế giới.
Nhạc Vũ nghệ thuật
Nhắc đến nhạc vũ, văn hóa thời Đường đã đón nhận, thừ kế được những giá trị tinh túy nhất từ nhạc vũ từ phương tây. Điều này đã thể hiện lên một cuộc sống hòa bình, hưng thịnh, một triều đại tuyệt mỹ.
Từ tất cả các chủng loại văn chương thời nhà Đường , nhạc vũ luôn tràn đầy khí thế. Các nhạc cụ âm nhạc cũng vô cùng phong phú và đa dạng : từ đàn, trống, phách, …. Tất cả đều mang lại những giai diệu du dương và âm hưởng nhẹ nhàng mà sâu lắng. Tất cả đều phản chiếu lên một gia điệu vô cùng dễ chịu toát lên vẻ đẹp của văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt phải kể đến “Thanh Thương Nhạc” đã xuất than từ thời Hán, hay cả “Tây Lương Nhạc” nữa.
Lý tưởng và Tín ngưỡng
Thời đại văn hóa thời Đường rất tín ngưỡng Khổng Giáo , Phật Giáo và cả Đạo Giáo. Tất cả 3 đạo đều phát triển lên đến đỉnh cao. Tất cả các tín ngưỡng của cả 3 đạo đều giúp tất cả con người điều chỉnh lại tư duy của chính bản thân mình. Thời đại này tất cả hành vi, lối sống đều phải duy trì những phẩm chất cao quý. Họ tôn sùng Nho giáo, tâm hướng Phật Giáo, bảo hộ Đại giáo. Chính vì vậy mà đây là thời kì đỉnh cao.
Nhà vua Đường Thái Tông đã hạ lệnh để biên soạn lại cuốn sách “Ngũ Kinh Chính Nghĩa”. Và từ đó, cuốn sách này trở thành một quyển sách kinh điển từ thời đại đó. Đây cũng được coi là một chuẩn mực cho các thế hệ về sau.
Tư tưởng Đạo gia được phát sáng hào quang trong thời kì nhà Đường này. Rất nhiều các học giả, cao nhân, tu nhân,… quyết tâm đồng lòng tu luyện. Nền hội họa, nhạc vũ, tu đạo tất cả đều để lại những tác phẩm để đời cho con cháu sau này.
Tư tưởng tôn quý Phật Giáo được truyền bá vô cùng rộng rãi. Rất nhiều sách Phật giáo, kinh thư được biên soạn. Người dân ai ai cũng 1 lòng tín tâm.
Vào thời điểm đó, hòa thượng Trần Huyền Trang một lòng tâm nguyện từ bi. Chính vị hòa thượng này đã dành 17 năm đi đến khu vực Tây Ấn Độ để mang lại thành quả 657 bộ sách kinh. Sau đó, vị hòa thượng này đã an âm tịnh tại chùa Từ Ân tại Trường An. Sau khi an tịnh tại Trường An, vị hòa thượng đã biên dịch toàn bộ kinh thư của mình dang bản Hán văn.
Đối ngoại và Giao lưu Văn hóa
Nhà vua Đường Thái Tông đã hạ lệnh chính sách “Nhu hoài vạn quốc”. Lúc này đúng là thời hoàng kim của triều đại, có đến hơn 300 quốc gia đã phái các sứ giả của quốc gia đến đây. Chính triều đại này đã thành lập rất nhiều cơ chế để tiếp các các sứ giả hơn 300 quốc gia. Sứ giả từ năm châu trến thế giới từ Á Châu cho đến Phi Châu đều được cử đến Trung Quốc.
Phần lớn họ đến nhà Đường với mục đích để giao lưu, học hỏi từ đây. Từ đó, Trường An đã trở thành một kinh thành của cả thế giới – nơi được quy tụ rất nhiều văn hóa. Lúc này Quốc Tử Giám nổi tiếng với tổng cong 5000 học giả trên toàn thế giới. Mọi học giả trên toàn thế giới đều phải công nhận danh tiếng của Quốc Tử Giám.
Thời kì huy hoàng này đã có tầm ảnh hưởng văn hóa với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Dường như chính thời kì này đã tạo lên một kho báu về tất cả mọi mặt cho thế giới. Có thể coi rằng đây là mọt trang sử huy hoàng trong thời kì Trung Hoa.
Trên đây là những thông tin văn hóa thời Đường. Tham gia ngay khóa học online tiếng Trung để hiểu kĩ hơn về văn hóa Trung Hoa nhé !
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội