Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Văn hóa kinh doanh đáng học hỏi của người Trung Quốc

Phạm Dương Châu 23.11.2020 Văn hóa trung quốc

Trung Quốc là một trong những đất nước tỉ dân với nguồn lao động rẻ và dồi dào, đó là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều đối tác thương mại từ khắp nơi trên thế giới muốn hợp tác làm ăn với Trung Quốc, trong đó Việt Nam không thể không nhắc tới.

 

Ngoài ra , Trung Quốc đang vươn mình từ một công xưởng thế giới sang trung tâm sáng tạo khoa học , công nghệ và kỹ thuật số vô cùng tiên tiến , hiện đại và sáng tạo.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ từ năm 2010 . Trung Quốc cũng được coi là đất nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới. Với những lý do trên , việc hiểu rõ nền văn hóa kinh doanh của quốc gia này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích để xây dựng và hình thành mối quan hệ tốt đẹp với những doanh nhân Trung Quốc cũng như các công ty Trung Quốc. Hãy cùng Tiếng Trung Dương Châu  tìm hiểu một số văn hóa kinh doanh Trung Quốc nhất định phải biết nhé.

Văn hóa kinh doanh của người Trung Hoa có liên quan mật thiết với đặc điểm văn hóa của đất nước này . Vậy trước khi tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Trung Quốc , hãy cùng Tiếng Trung Dương Châu cùng điểm qua những nét cơ bản về văn hóa Trung Quốc nhé!

Những nét cơ bản về văn hóa Trung Quốc

Trung Quốc có khoảng 5000 năm bề dày lịch sử văn hóa. Điều này đã in sâu vào văn hóa kinh doanh, văn hóa đàm phán của người Trung Quốc một cách dễ hiểu.

Nền sản xuất nông nghiệp

Trung Quốc chi 1,5 tỷ USD trợ giá vật tư nông nghiệp - Báo Nhân Dân

Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc có 2/3 dân số sống ở vùng nông thôn và chủ yếu dựa vào việc làm nông . Công việc làm nông yêu cầu tính cộng đồng, tập thể.  Để có thể tồn tại và phát triển, người dân phải  chú trọng đến sự hợp tác, hoà hợp không những trong nhóm mà còn giữa từng cá nhân, thành viên trong cộng đồng.

Trước đây, khi Trung Quốc vẫn là đất nước nông nghiệp, thương mại chưa thực sự phát triển, người Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến nghề nông và coi nông nghiệp là cái “gốc” , thương mại chỉ là “ngọn”.

Họ không đánh giá cao những người làm thương mại , kinh doanh. Dó đó , Việt Nam cũng vô hình chung chịu ảnh hưởng của tư tưởng này.

Xem thêm Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến Việt Nam

Giáo lý Khổng Tử

Chuyện về Khổng Tử và bài học nghìn năm không đổi về chữ "lễ" trong đối

Theo tư tưởng Khổng tử, lấy đức cai trị sẽ khiến xã hội thịnh vượng, từ đó ổn định chính trị, tránh nạn binh đao. Khổng Tử chú trọng sự uyên bác và mối quan hệ cá nhân. Đặc biệt đề cao các mối quan hệ được goi là ngũ thường: quân –thần, phu- thê, phụ-tử, huynh-đệ, và bằng hữu. Các mối quan hệ này vô cùng quan trọng và con người cần nghe theo.

Với triết lý Khổng Tử, người Trung Quốc quan tâm tới phương tiện hơn là kết cục, tới quá trình hơn là mục tiêu. Do vậy , thông qua việc mặc cả hay thương lượng sẽ hình thành những thỏa thuận cuối cùng . Đối với họ việc mặc cả không thể bị cắt ngắn ,  họ sẽ dựa vào điều này để quyết định.

Ngôn ngữ tượng hình

Khám phá từ vựng tiếng Trung chủ đề hội họa thư pháp

Không phải ngẫu nhiên chúng ta nhắc đến ngôn ngữ tượng hình.  Từ bé người Trung Quốc đã phải học cách ghi nhớ hàng ngàn chữ tượng hình . Họ coi các từ giống như một bức tranh , đó là sự tập hợp các chữ cái một cách linh hoạt và đa dạng. Do đó tư duy của người Trung thường là xử lý thông tin tổng thể hơn. Đó là lý do khi tham gia thảo luân, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những gì cần thảo luận để đưa ra cùng một lúc không gây mất thời gian và không làm bản thân lúng túng trước doanh nhân Trung Quốc.

Xem thêm Trang phục thời Đường: táo bạo nhất trong các trang phục phong kiến

Cảm giác đề phòng với người nước ngoài

Trung Quốc  trải qua hàng trăm năm bị đô hộ và xâm lược,  lịch sử ghi chép lại những cuộc nội chiến của các Triều đại đẫm máu. Chính vì những lý do này đã dần dần tạo nên sự hoài nghi về người nước ngoài , trong đó bao gồm cả pháp luật và luật lệ quốc tế. Một đặc điểm khá thú vị khi nói về người Trung Quốc  đó là họ chỉ quan tâm nhất đến hai điều: Gia đình và Tài khoản ngân hàng của họ.

Mối quan hệ

Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ, và nó được coi là một trong những yếu tố căn bản của xã hội Trung Quốc. Mối quan hệ luôn được xây dựng dựa trên nền tảng của sự ràng buộc về gia tộc, nghề nghiệp , địa vị xã hội, …Chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt tình cảm mà còn là cơ sở để giúp đỡ nhau khi cần.

Vì vậy để gây ấn tượng tốt với đối tác Trung Quốc , việc tạo mối quan hệ tốt đẹp và lâu bền với họ là rất quan trọng.

Qua người trung gian

Vì thiếu niềm tin đối với người nước ngoài nên dẫn đến việc doanh nhân Trung Quốc  ngại tiếp xúc và cảm giác cảnh giác với người lạ.  Giải pháp an toàn của họ là thông qua “người trung gian”.

Vì vậy lần đầu tiên đàm phán với người Trung Quốc, các bạn nên tìm được người trung gian và đảm bảo rằng bạn hết sức tin tưởng người trung gian, ngoài ra người này còn có mối quan hệ mật thiết với tổ chức, công ty mà đối tác muốn làm ăn am hiểu về lĩnh vực và phương thức kinh doanh của công ty bạn , bởi vì nó sẽ làm cuộc đàm phán của bạn với đối tác Trung Quốc xảy ra suôn sẻ , thuận lợi và chuyên nghiệp. Bạn nên tìm người trung gian là người bản xứ sẽ khiến người Trung Quốc tin tưởng vào công ty bạn hơn.

Một lý do khác nữa là  doanh nhân Trung Quốc trong quá trình đàm phán có thể  không nói dứt khoát, rõ ràng . Trong trường hợp lại, chỉ có người bản xứ mới có thể hiểu và lý giải được hàm ý ,thái độ, nét mặt, cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể mà nhà đàm phán Trung Quốc thể hiện. Hai bên có thể dễ dàng hiểu được ý của nhau để tiến tới hợp tác.

 

Xem thêm Sách tiếng Trung giao tiếp kinh doanh – Cánh tay phải của doanh nhân

Đẳng cấp xã hội

Chùm ảnh: Hố sâu phân hóa giàu – nghèo ở Trung Quốc | tach ca phe

Trung Quốc vốn được biết đến là một quốc gia mang nặng tư tưởng nho giáo. Đối với người Trung hoa đẳng cấp xã hội quả thực rất quan trọng. Họ thường cảm thấy không được tôn trọng nếu như đối tác không cử người lãnh đạo tham gia đàm phán. Từ đó , họ sẽ nghi ngờ thiện chí và không có lợi cho việc hợp tác sau này của hai bên.

Vì vậy trước khi tiến hành đàm phán, bạn có thể tổ chức một cuộc gặp cấp cao hơn. Cuộc gặp gỡ này chắc chắn sẽ nhận được sự đánh giá cao của đối phương , thậm chí có thể đem lại thành công bất ngờ cho cuộc đàm phán hai bên.

Xem thêm Tiếng trung văn phòng – Sách tiếng trung cho người đi làm

Không có mô tả ảnh.

Thể diện

Thể diện là một yếu tố mang tính xã hội.  Đối với người Trung Quốc mà nói , cái gì có thể không có nhưng không thể thiếu thể diện.Vì vậy cần đảm bảo tuyệt đối không được làm đối phương mất thể diện dù bất cứ lý do gì nếu không muốn khiến việc làm ăn của hai bên thất bại.

Ở Trung Quốc,  khen nhau chưa chắc là đang trao thể diện cho nhau. Cần chú ý một điều khi khen một ai đó, cần tránh khiến người ta rơi vào tình huống khó xử, người được khen sẽ miễn cưỡng chấp nhận , điều này trong con mắt của người Trung Quốc được coi là một hành động khiếm nhã .

Trong đàm phán kinh doanh, người Trung Quốc cho rằng thể diện gắn liền với tư cách đạo đức của người tham gia đàm phán. Trong nguồn tư liệu về giao tiếp – đàm phán quốc tế,  trong đàm phán các vấn đề về mua chuộc, đút lót, thù hận, lừa gạt đều được quy là đạo đức thương mại trong các mối quan hệ giữa giao tiếp – đàm phán.  Doanh nhân Trung Quốc cho rằng uy tín và địa vị xã hội đều dựa vào việc giữ thể diện. Vì thế dù cố tình hay vô tình khi phạm phải những điều trên cũng đều xem là đang làm mất thể diện của họ.

Những lưu ý khác: 

Ngoài những khía cạnh trên, khi tham gia đàm phán với người Trung Quốc cũng cần lưu ý những điểm sau:

1. Văn hóa giao tiếp

Luôn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng và độc đáo. Từ đó đã hình thành nên việc người Trung Quốc rất coi văn hóa giao tiếp . Ở Trung Quốc ,khi chào hỏi nhau người ta thường bắt tay đối phương như một cách biểu thị sự hoan hỉ khi gặp gỡ, đặc biệt tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, việc bắt tay càng được coi trọng trong giao tiếp kinh doanh. Tuy nhiên theo văn hóa kinh doanh Trung Quốc, khi bạn gặp các đối tác nữ hay người lớn tuổi , thay vì bắt tay chúng ta nên gật đầu hay cúi chào thì sẽ lịch sự hơn .

2. Cách trao danh thiếp kinh doanh

Trung Quốc được đánh giá là một trong những đất nước rất coi trọng  lễ nghi, phép tắc trong giao tiếp cũng như cách ăn mặc , đi đứng  sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên để tạo được ấn tượng tốt với đối tác Trung Quốc, chúng ta nên nắm rõ những nét văn hóa độc đáo khi trao danh thiếp cho nhau .

Việc trao đổi danh thiếp kinh doanh càng ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Để có thể tạo được ấn tượng tốt với đối tác Trung Quốc, ngôn ngữ nên dùng để viết danh thiếp là tiếng mẹ đẻ , tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc. Hãy dùng hai tay để trao danh thiếp cho đối phương , điều này sẽ tạo được sự tin tưởng và tôn trọng cho đối phương. Không những thế , khi dùng hai tay đưa danh thiếp còn chứng tỏ bạn là người lịch sự có học thức.

3. Văn hóa trong bữa ăn

Không chỉ riêng Việt Nam , đối với người Trung Quốc mà nói , họ rất coi trọng những bữa ăn uống. Bởi lẽ bữa ăn không đơn giản chỉ là dùng bữa mà hơn nữa là trong quá trình ăn chúng ta có thể bàn luận về công việc, từ đó tạo được một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Khi ăn người Trung Quốc sẽ dùng một tay nâng bát lên, tay kia dùng đũa gắp thức ăn . Điều này khác hoàn toàn với văn hóa ăn của người phương Tây.

Giống với người Việt Nam, khi gắp thức ăn cho đối phương mọi người nên quay đầu đũa để tránh sự bối rối của đối phương vì không muốn từ chối.

Xem thêm Sách tiếng Trung giao tiếp kinh doanh – Cánh tay phải của doanh nhân

4. Phong cách trong kinh doanh

Phong cách trong kinh doanh không thể không nhắc tới khi nói về phong cách kinh doanh của người Trung Quốc. Đối với người Trung Quốc mà nói, hành động khen ngợi được xem là một cách chào hỏi.  Nhưng cần chú ý đến thời điểm thích hợp để tán dương một ai đấy nhé. Ngoài ra, sự im lặng được xem là phép lịch sự và cho thấy họ đang suy nghĩ về điều gì đấy . Vì thế trong suốt cuộc đàm phán, nếu họ muốn im lặng, bạn không nên cố gắng đừng phá vỡ nó. Cần chú ý, người Trung Quốc thay vì nói “không” để từ chối, họ sẽ lắc nhẹ đầu để biểu thị không thích điều bạn vừa nói.

Trên đây là những đặc điểm văn khóa kinh doanh của người Trung Quôc. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm hơn về văn hóa kinh doanh Trung Quốc .

Nếu bạn muốn học tiếng Trung nhưng bạn chưa biết gì về tiếng Trung, chưa biết phải bắt đầu từ đâu và cách học như thế nào? Khóa học tiếng Trung cơ bản sẽ giúp bạn làm quen với tiếng Trung, hiểu được cách đọc chữ Hán, cấu tạo, cách viết chữ Hán và giúp bạn có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung. Tiếng Trung Cơ Bản giúp bạn phát âm chuẩn, có phương pháp luyện nhớ chữ Hán và cách học tiếng Trung hiệu quả. Đây cũng là nền tảng vững chắc để bạn học tiếng Trung Nâng Cao và tiếng Trung chuyên ngành.

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'LỐI ĐI NÀO CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG TRUNG??? KHäA HỌC CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU ĐĂNGKÝNGAY ĐĂNG KÝ NGAY www.tiengtrung.com MMAO'

Trong khóa học này, các bạn sẽ được học đầy đủ các kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc Viết.

  • Nghe: Được luyện nghe người bản xứ đọc phát âm chuẩn, bài khóa, từ mới, bài tập.
  • Nói: Được luyện tập hội thoại giao tiếp cơ bản với các thành viên trong lớp, nâng cao phản xạ, kĩ năng giao tiếp.
  • Đọc: Luyện đọc theo bào khóa, bài tập một cách bài bản theo giáo trình, luyện đọc phát âm chuẩn, luyện nhớ mặt chữ Hán.
  • Viết: Được học cách viết, cấu tạo chữ Hán, các bộ thủ, quy tắc viết chữ, luyện nhớ chữ Hán.

Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :

♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu

♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau

 Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau

♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau

Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595

Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.

Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP