Điểm độc đáo trong trang phục Trung Quốc dưới các triều đại
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KỲ
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những nét độc đáo riêng. Từ phong tục tập quán, món ăn và cả trang phục đều tạo nên những nét đôc đáo riêng. Một quốc gia đông dân cùng với vền văn lâu đời và cổ đại. Mỗi thời đại lại khắc học những nét độc đáo của riêng họ lên trang phục truyền thống của mình. Hôm nay, cùng Tiếng Trung Dương Châu tìm hiểu về trang phục văn hóa Trung Quốc qua các thời đại nhé !
Trang phục truyền thống là gì ?
Sườn xám
Hiện nay, sườn xám là trang phục truyền thống của Trung Quốc. Trang phục này đã có từ rất lâu đời, sườn xám đã có mặt tại Trung Quốc từ thời nhà Thanh. Trang phục truyền thống này dành cho các nữ tử. Về thiết kế thì sườn xám có cổ tròn, cao khoảng 3cm. Form áo bó sát, ống tay áo hẹp và sẽ xẻ vạt ở hai bên áo. Có một hàng khuy từ cổ xuống cạnh sường
Tên trang phục truyền thống của Trung Quốc hiện nay là sườn xám (hay còn gọi là xường xám). Sườn xám xuất hiện từ thời nhà Thanh, đây là trang phục truyền thống của các thiếu nữ Trung Quốc. Sườn xám thường có cổ cao tròn, ôm sát, ống tay hẹp, xẻ vạt ở cạnh sườn.
Sườn xám còn có nhiều tên gọi khác rất hay như là áo Trường Sam hay là áo Kỳ Bào. Kỳ Bào là cái tên đi cùng với năm tháng hay còn gọi là chiếc áo khoác ngoài của người dân Mãn Thanh. Sau khoảng thời gian đó thì trang phục này đã trở thành một trang phục truyền thống của người dân Mãn Châu. Các cô gái triều Châu mặc sườn xám như trang phục thường nhật hàng ngày.
Theo truyền thống của người Trung Hoa, áo sườn xám được sử dụng chất liệu lụa để may. Trên thân áo sườn xám được may, thêu, trang trí các họa tiết để áo bắt mắt hơn.Áo còn có cổ cao khoảng 3cm và vạt áo dài kết hợp xẻ 2 bên. Từ những năm đầu của thế kỉ 20 thì sườn xám được cải tiến, may lại tương đối nhiều chi tiết. Ví dụ như cổ áo được may dựng lên, tay áo liền thân hoặc cũng có thể là rời thân.
Và sau quãng thời gian đó, áo sườn xám xuất hiện rầm rộ trên các đường phố Thượng Hải và dần dần màu áo sường xám lan dần sang các đường phố của Tô Châu, Hàng Dương và cả Dương Châu nữa… Tiếp sau đó, nhận sự ảnh hưởng từ nềm văn hóa du nhập từ phương Tây, sườn xám lại đón nhận sự thay đổi mới so với thời trước : Cổ áo cao hoặc thấp, vạt áo xẻ hoắc không xẻ, tay áo được cắt ngắn hơn và thiết kế mới lạ hơn. Bên cạnh đó, dáng áo cũng được ddiefu chỉnh về cả độ dài ngắn của tà áo để phù hợp với trend hiện đại
Bí kíp chinh phục 69 cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung cho người mới bạn đã biết chưa ? Tham khảo ngay TẠI ĐÂY nhé
Áo trường bào
Nếu như sườn xám được biết đến là trang phục truyền thống dành cho phái nữ thì trường bào chính là đại diện hình ảnh nam nhân. Trường bào hay Mã quái chính là trang phục của nam nhân Trung Hoa.
Trường bào hay mã quái là một dạng áo để khoác bên ngoài. Sử dụng như một chiếc áo để mặc bên ngoài thường phục. Cả sườn xám và trường bào là trang phục văn hóa của người dân Mãn Thanh. Áo trường bào có đặc điểm cổ áo tròn, ống tay lại hẹp hơn. Mã quái thì có 1 đường xẻ ở giữa áo có thêm nút thắt để cài.
Nam nhân sẽ thường mặc kết hợp cả 2 áo trường bào cùng với mã quái. Hiện nay thì theo xu hướng ngày nay, có những thiết kế độc đáo và mới lạ. Họ may liền cả 2 áo cùng nhau thay vì 2 chiếc riêng biệt. Khi khoác len mình trang phục này, con người sẽ cảm thấy “ngời ngời khí chất” vừa sang trọng mà lại lịch sự.
Trang phục truyền thống của Trung Quốc qua các triều đại
Nhà Hạ
Tại Trung Quốc,triều đại phong kiến sớm nhất chính là nhà Hạ. Trang phục của nhà hạ thì cũng không quá cầu kì, họ thường lấy màu đen làm tont màu chủ đạo. Phần chính vẫn bao gồm 2 tà áo phía trên và quần ở dưới.
Ý nghĩa tượng hình vô cùng quan trọng, hai tà áo trên tượng trưng cho trời nước nhà Minh. Và phần thân dưới tượng trưng cho thổ, chính là đất. Thế nên thân dưới thường là màu vàng. Sự phối màu đơn giản giữa vàng và đen, không quá cầu kì nhưng vẫn mang ý nghĩa sâu sắc.
Nhà Chu
Trang phục nhà Chu vẫn giữ được nét cơ bản của áo truyền thống. Tuy nhiên điểm cách điệu nằm ở một vài chi tiết. Ống tay áo sẽ có loại to và loại nhỏ. Cổ áo được gập sang phía bên trái. Áo nhà Chu sử dụng đai để thắt lưng áo ở eo, thay vì cúc hay khuy như bình thường. Phần đai còn có tác dụng đeo ngọc bội nữa. Ống quần hay chiếc váy phía trong thường chỉ đến đầu gối và vạt áo ngoài sẽ dài hơn chấm đến gót chân và đất để che đi.
Nhà Tần
Một triều đại được biết là triều đại Phong Kiến đầu tiên của Trung Quốc. Tại triều đại nhà Tần, xã họi phong kiến chuyển từ chế độ nô lệ sang phong kiến. Sự chuyển đổi mạnh mẽ này đã giúp khiến trang phục được thay đổi một cách mạnh mẽ.
Đế vương Tần Thủy Hoàng đã đặt ra những quy định chặt chẽ về phong cách, màu sắc và trang phục và cae những quy định về trang phục trong triều đại. Ngài quy định hoàng đế phải mặc long bào , đầu phải đội mũ có ngọc. Tont màu đen và màu vàng là hai màu tôn quý. Màu sắc này chỉ dành cho những người có địa vị và thân phận cao quý. Những người địa vị thấp hơn hay thường dân sẽ chỉ được sử dụng màu trắng.
Triều Tần là vương triều phong kiến đầu tiên của Trung Quốc, xã hội chuyển từ nô lệ sang phong kiến nên trang phục ở thời Tần có những thay đổi rất lớn. Tần thủy hoàng quy định hoàng đế mặc long bào, đội mũ ngọc, màu đen và màu vàng là màu sắc tôn quý, thường dân chỉ được mặc màu trắng.
Từ màu sắc đã thể hiện cho chúng ta được địa vị của người đó trong xã hội. Đó cũng là một cách gián tiếp thể hiện sự phồn vinh của xã hội.
Nhà Hán
Về trang phục của nhà Hán. Phần lớn quần áo trang phục nhà Hán tương tự như trang phục của nhà Tần. Nhưng điểm khác biệt so với nhà Tần chính là màu sắc của nhà Hán có phần tươi tắn, sáng hơn. Thể hiện sự tươi vui, mới mẻ từ màu sắc đơn giản của Trang Phục.
Nhà Đường
Nhà Đường – Triều đại phồn thịnh nhất của Trung Quốc Đại Lục. Đến thời nhà Đường, Trung Quốc có những bước ngoặt khá lớn trong cả văn hóa và trang phục. Sự táo bạo trong thiết kế trang phục. Trang phục truyền thống của Trung Quốc từ trước đến nay đều kín đáo. Nhưng đến thời nhà Đường sự phá cách trong thiết kế, cắt xén các góc cạnh và có phần sexy, quyến rũ hơn đôi chút. Các triều đại trước thường lấy tont màu đen làm tont chính, màu sắc có phần kém tươi sáng. Nhưng đến triều đại nhà Đường, màu sắc được mạnh sử dụng các gam màu nóng để mang lại sự bắt mắt, lộng lẫy hơn. Nhà Đường đã sử dụng vàng kim là màu hoàng thất và vô cùng tôn quý.
Nhà Tống
Cho đến thời nhà Tống, trang phục được nhận xét là màu sắc sang trọng hơn cả. Từ những bộ trang phục thường dân cũng được thiết kế vô cùng sang trọng. Đặc biệt là trang phục của nữ, hai áo bên trên ngắn hơn đôi phần, ống tay áo bó hơn. Phía thân dưới sẽ mặc một chiếc váy dài và đi kèm một chiếc áo khoác bên ngoài. Áo khoác ngoài sẽ có hai vạt xẻ và đối xứng cân xứng với nhau.
Nhà Nguyên
Triều đại nhà Nguyên cai trị là triều đại của người dân Mông Cổ. Trang phục chính được sử dụng dưới nhà nguyên là bào tương đối ngắn, bó sát, phần eo của trang phục có phần xếp ly, và đặc biệt là trang phục này sử dụng để cưỡi ngựa, hoạt động rất dễ dàng. Tên gọi của trang phục là 《质孙服》. Về phái nữ, trang phục của nữ nhân sẽ có thêm một chiếc mũ đội chóp cao cao trên đỉnh đầu. Mũ này được gọi là <罟罟冠>. Bên ngoài, mọi người sẽ sử dụng một chiếc áo khoác choàng tương đối dài và rộng hơn. Nhưng chiếc áo dài này không thuận tiện cho đi lại nên thông thường sẽ có hai người – gọi là nữ tì , đi bên cạnh để đỡ vạt áo cho chủ nhân của họ.
Áo choàng của thời nhà Nguyên thường được làm bằng chất liệu vải lục thêu trang trí cùng kim tuyến. Màu sắc kim tuyến là màu đỏ hay là vàng kim, lụa, bông hoặc là cả len dệt. Các nữ nhân tầng lớp thường dân sẽ mặc những chiếc áo khoác choàng màu đen. Một lần nữa, chúng ta lại thấy được màu sắc trang phục đánh giá đươc địa vị của họ trong xã hội.
Nhà Minh
Về trang phục của nhà Minh , ngay sau khi Chu Nguyên Chương thống trị thiên hạ, triều đại nhà Minh bắt đầu tái khôi phục lại về trang phục. Họ khôi phục lại trang phục thời nhà Hán, kiểu cách, trang trí và thiết kế dân tộc Hán. Kiểu cách thì có phần giống với trang phục của nhà Đường, phần gấp của nếp áo sẽ gấp sang bên phải. Cổ áo của nữ nhân sẽ có 3 nếp gấp. Tại thời Minh, phụ nữ tầng lớp quý tộc sẽ mặc đồ màu vàng nhạt, hồng đào hoặc màu tím biếc nữa.
Thông thường, nữ nhân sẽ mặc áo ngắn kết hợp cùng với chiếc áo dài. Phần thân áo sẽ thắt thêm dải lụa để thêm phần mềm mại hơn. Váy xếp ly xòe rộng hơn, váy có phần đuôi phượng mềm mại hơn. Nam nhân tầng lớp quan sẽ mặc áo liền thân, chất liệu sẽ là vải bố màu xanh. Đầu đội khăn xếp còn dân thường sẽ chỉ đội khăn thôi nhé.
Nhà Thanh
Triều đại nhà Thanh cai trị chính là sự thống trị đất nước bởi người Mãn Châu, Hán phục đã biến mất vào triều đại này. Thay vào đó, Hán phục đã nhường chỗ cho trang phục Mãn phục . MÃn phục có thân áo hình chữ nhật, dáng áo tương đối thanh mảnh gọn gàng. Cổ áo khoong phải 3 phân, không phải cổ tròn mà là áo hình yên ngựa và áo không có đai hay thắt lưng cả. Nút thắt của áo được thiết kết đặt lên trên mặt trước của áo và bên phải sẽ là hình trang trí. Điều này giúp trang phục bắt mắt và thu hút hơn rất nhiều.
Trên đây là thông tin về trang phục Trung Quốc qua các triều đại, cùng Tiếng Trung Dương Châu tham gia ngay khóa học online để hiểu kĩ hơn về văn hóa Trung Hoa nhé. Chúc các bạn học thật tốt !
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : tầng 4 – số 25 – ngõ 68 Cầu Giấy