Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Sự tương đồng độc đáo giữa tiếng Việt và tiếng Trung

Phạm Dương Châu 03.02.2021 Văn hóa trung quốc

Tiếng Trung và Tiếng Việt giống nhau như thế nào

Tại sao tiếng Trung và tiếng Việt có sự tương đồng

Việt Nam – Trung Quốc được coi là hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông. Hai nước đều có nhiều đặc điểm tương đồng và giao thoa về nhiều mặt như phong tục, văn hóa và đặc biệt là ngôn ngữ. Tại sao lại có sự giống nhau này? Thứ nhất do hai nước láng giềng có sự giao lưu tiếp xúc từ lâu đời. Thứ hai nước Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ hơn một nghìn năm bị Bắc Thuộc xâm lược đô hộ. Tuy người Việt chúng ta vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc riêng, nhưng bên cạnh đó vẫn có phong tục truyền thống và ngôn ngữ bị chịu ảnh hưởng. Do vậy, không quá khó hiểu khi tiếng Việt và tiếng Trung có nhiều phần tương đối giống nhau.

Đặc điểm này là một được coi là 1 việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề so sánh, đối chiếu ngôn ngữ của hai nước. Đặc biệt là càng có ý nghĩa đối với học tập tiếng Việt cho người Trung Quốc và  ngược lại .

Thực tế thì tiếng Trung và tiếng Việt rốt cuộc giống nhau như thế nào? Liệu đối với người việt nam học tiếng Trung thì có dễ hơn không trong bài viết này các bạn hãy cùng TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU tìm hiểu và giải đáp câu hỏi đó nhé!

Học tiếng Trung cơ bản

Phát âm

Đầu tiên tiếng Việt và tiếng Trung đều là ngôn ngữ có thanh điệu nhưng số lượng và đặc điểm của thanh điệu thì khác nhau. Trong phát âm tiếng Việt tổng cộng có 6 thanh điệu còn trong tiếng Trung thì có 4 thanh điệu chính và 1 thanh điệu nhẹ . Thay vì chỉ giải thích và miêu tả những sự giống và khác nhau giữa những thanh điệu đó dưới đây Tiengtrung.vn xin lấy 1 số ví dụ về một số từ nghe hoặc có phát âm gần giống nhau trong 2 ngôn ngữ

Dấu đầu tiên trong ngôn ngữ tiếng việt là dấu ngang  “thang” ( cầu thang) nó có phát âm gần giống với thanh ngang trong ngôn ngữ tiếng trung 汤- tāng

Tiếp theo là dấu sắc trong tiếng việt sẽ tương đồng với thanh 2 trong tiếng trung ví dụ láng ( láng mịn) tương đối giống với 狼 -láng

Dấu huyền trong tiếng việt khá tương đồng với thanh 4 trong tiếng trung到- dào

Dấu hỏi trong tiếng Việt với thanh 3 trong tiếng Trung  “hảo“( hảo nghị) có phát âm gần giống với好- hǎo

Tuy nhiên đối với thanh điệu này có một điều mà nhiều người không biết là khi đọc từ có thanh 3 trong câu thì trong trường hợp mà có từ đằng sau nó trong câu thì dấu 3 sẽ đọc ngắn lại và hơi phát âm sẽ thu hẹp đi.

Dấu ngã trong tiếng Việt và thanh nhẹ trong tiếng Trung đều có phát âm ngắn và ngữ điệu thấp hơn các dấu khác 休息 xiūxi.

Khi học tiếng Trung có rất nhiều người mắc lỗi thanh nhẹ khi phát âm. Mọi người thường quên và phát sai nhầm sang thanh 1 khi bắt gặp một từ không mang thanh điệu.

Cách khắc phục tình trạng này rất đơn giản bạn cần nắm rõ Thanh nhẹ thực chất không phải một thanh điệu vì vậy khi bắt gặp những từ không có thanh điệu, thì bạn hãy phát âm với âm độ nhẹ và ngắn để tránh phát bị âm sang thành thanh 1.

Dù là học bất cứ một ngôn ngữ nào thì việc đầu tiên là chúng ta cũng phải nắm thật chắc quy tắc phát âm. Cho dù vốn từ vựng của mọi người có phong phú đến đâu, ngữ pháp vững đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu phát âm sai hoặc không đúng thì người bản địa cũng chẳng thể hiểu được câu và ý nghĩa mà bạn vừa nói.

Tiếp theo là phụ âm và nguyên âm trong tiếng Việt có tổng cộng là 21 phụ âm còn trong tiếng Trung thì có 25 phụ âm và trong đó có 13 phụ âm giống nhau

Dưới đây là các danh sách phụ âm tiếng trung khó phát âm/ dễ nhầm lẫn:

Pinyin Ví dụ
1.     K
2.     P
3.     Sh
4.     Z
5.     C
6.     Zh
7.     Ch 穿
8.     X 西
9.     Q

Một đặc điểm riêng biệt trong tiếng trung là nhiều âm được phân biệt bởi nó là âm bật hơi hay không bật hơi. Đặc điểm này không phổ biến trong tiếng Viết cho nên có nhiều người Việt học tiếng trung hay nhầm khi phát âm những âm bật hơi hoặc không bật hơi. Để khắc phụ khi phát âm tiếng Trung, các bạn cần nhớ rằng “p, t, k, ch, c,q” là 6 thanh mẫu bật hơi trong tiếng Trung. Đặc biệt quan trong là đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng trung phải nhớ thật kĩ phiên âm của các từ đó, từ nào phát âm bật hơi, từ nào không bật hơi, rồi ghép từ vào trong câu phát âm cho chuẩn.

Sau phụ âm có nguyên âm

Trong một âm tiết, có thể không có phụ âm, nhưng không thể không có nguyên âm, một âm tiết có thể do một nguyên âm đơn hoặc một nguyên âm ghép cấu thành.

Nói chung người Việt sẽ k cảm thấy nguyên âm trong tiếng trung quá khó tuy nhiên thì có 1 số sự khác biệt mà các bạn phải chú ý và đáng để nhắc đến như:

Từ vựng

Các bạn biết là do lịch sự phong kiến từ hàng nghìn năm trước thì tiếng việt đã bị tiếng trung ảnh hưởng rất nhiều cho nên bây giờ có rất nhiều từ hán việt tồn tại ở trong tiếng Việt. Có một số nguồn bài báo nghiên cứu  cho rằng tỉ lệ từ hán việt chiếm hơn 30% trong tiếng Việt hiện đại, tuy nhiên thì hai ngôn ngữ đã phát triển và thay đổi rất nhiều cho đến ngày nay. Cho nên bạn sẽ cảm thấy nhiều từ hán việt sẽ giống tiếng Trung. Đối với người Việt học tiếng Trung hoặc ngược lại thì nó là 1 lợi ích rất lớn nếu bạn biết áp dụng đúng. Có thể lấy ví dụ khi chúng ta viết chữ 发/fā/ trong tiếng trung có nghĩ là  “phát” trong tiếng Việt, từ đó ta có thể mở rộng được vốn từ vựng lên như 发 /fāxiàn/ – phát hiện, 发音/fāyīn/ – phát âm. Cho nên nếu có 1 từ khác mà bạn không biết thì có thể bạn cũng sẽ dự đoán được nó phát âm như thế nào, tuy có thể bạn sẽ không nói đúng 100% từ đó nhưng có thể người ta vẫn sẽ hiểu bởi vì nó gần giống nhau.

Cách sử dụng từ

Đầu tiên, tên của các thành phần câu trong tiếng Trung và tiếng Việt đều tương đối giống nhau đó là đều có Chủ ngữ, Vị ngữ, Định ngữ Tân ngữ , Trạng ngữ, Bổ ngữ và Định ngữ

Tiếp theo thì vị trí của của các thành phần này trong câu tiếng Việt về cơ bản rất giống với tiếng Trung, đó là Chủ ngữ đứng đằng trước và Vị ngữ theo sau hay Tân ngữ nằm sau động từ.

Ví dụ:

我找衣服- tôi tìm quần áo

她学习英语- Cố ấy học tiếng anh

Ngoài phát âm thì ngữ pháp là một khía cạnh được nhận phản hồi từ người học có người hứng thú với việc học ngữ pháp và làm bài tập về chúng. Nhưng cũng có người lại không thích điều này vì học cho rằng việc học ngữ pháp quá cứng nhắc và nhàm chán. Tuy nhiên dù sao đi chăng nữa thì ngữ pháp vẫn là một phần không thể thiếu trong việc học ngôn ngữ. Ngữ pháp giản đơn là quy luật của từ vựng mà chúng ta phải tuân theo. Giống như khi tham gia một trò chơi thì cũng sẽ có những quy tắc riêng của trò chơi đó.

Nếu không có luật chơi, mỗi người sẽ chơi theo một cách khác nhau và không có tính đồng nhất. Và ngôn ngữ cũng như vậy. Nếu không có ngữ pháp vị trí các thành phần cấu trúc trong câu sẽ bị đảo lộn và không thể hiểu được đối phương đang nói gì khi giao tiếp.

Thật là nhiều điểm thú vị về ngôn ngữ giữa hai quốc gia đúng không nào. Bỏ túi ngay cho bản thân thêm một ngôn ngữ thông dụng trên thế giới với TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU nha các bạn. Thông tin về KHÓA HỌC ONLINE các bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :

 Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu

♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau

 Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau

♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau

Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595

?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.

?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP