Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc

Phạm Dương Châu 03.12.2020 Văn hóa trung quốc

Kinh Nghiệm Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn Tự Túc

kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn

kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phố cổ Phượng Hoàng được biết đến với những cảnh quan hùng vĩ, núi non trùng điệp. Những con phố cổ cũ kĩ mang đến những âm xúc cảm khó lòng mà quên được. Những năm gàn đây, chúng ta chứng kiến một lượng lớn khách du lịch đặt chân đến Phượng Hoàng.  Vậy chần chừ gì mà không cùng tiengtrung.com bỏ túi ngay những kinh nghiệm du lich Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc nào. Xách balo và đi luôn thôi !

Phượng Hoàng Cổ Trấn Ở đâu ? 

Phượng Hoàng Cổ Trấn hay còn gọi là Fenghuang Guzhen tọa lạc tại huyện Phượng Hoàng, thuộc phía Tây của khu vực tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Những con phổ cổ với hơn 1300 năm tuổi theo chiều dài của lịch sử. Nơi đây là nơi cư ngụ của phần lớn tộc người thiểu số của Trung Quốc. Tên gọi là Phượng Hoàng Trấn Cố hay Phượng Hoàng Cổ Trấn vì phía Tây Nam của thị trấn có một ngọn núi, hình dáng ngọn núi rất giống hình xon phượng hoàng đang bay lên cao.
Mặc dù diện tích của phố cổ Phượng Hoàng không lớn, chỉ khoảng 10km2. Nhưng mảnh đất này thu hút rất nhiều lượt khách du lịch tham quan đến nơi đây. Phượng Hoàng không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh đẹp non nước hữu tình mà còn bởi những con người thân thiện và không khí thanh bình, an yên. Kiến trúc nhà được xây theo kiểu cổ kính bên cạnh dòng chảy của Đà Giang thơ mộng. Đặt chân đến nơi đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, sự an nhiên giữa cuộc sống xô bồ náo nhiệt.

Nơi đây mùa nào đẹp nhất?

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Quả đúng là “mê hoặc lòng người” , Phố cổ Phượng Hoàng bốn mùa mang lại bốn nét riêng biệt hoàn toàn. Để trả lời được câu hỏi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa nào đẹp thật sự khó. Mỗi thời điểm, Phượng Hoàng lại toát lên những nét đẹp tiêng biệt không một nơi đâu có.
Nếu như bạn thích hòa mình vào những tia nắng ấm, thả mình vào cảnh sắc nảy nở của thiên nhiên thì mùa hè hay mùa xuân là thời điểm vô cùng thích hợp. Mùa thu tiết trời se se chút nhẹ, gió thổi đìu hiu. Khung cảnh trở bên lãng mạn hơn rất nhiều. Cảnh sắc ngọt ngào, thời tiết đi vào lòng người thì còn gì tuyệt vời hơn nữa ?.  Đến mùa đông, tất cả cảnh quan cổ trấn được bao phủ bởi tuyết trắng. Một không gian tĩnh lặng bao trùm nơi đây, thời tiết này gơi cho chúng ta dường như cả thành phố chìm sâu vào giấc ngủ say.
Vậy thì chúng ta nên đến thăm phố cổ Phượng Hoàng vào thời gian nào ? Theo tiengtrung.com thấy rằng mùa Đông chi phí, giá cả, dịch vụ sẽ mềm hơn một chút. Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa cao điểm của du lịch. Nếu như các bạn đến thăm phố cổ trong khung thời gian này sẽ rất đông đúc. Thời điểm này giá dịch vụ cũng tăng cao hơn nên các bạn cân nhắc nhé.

Đến đây bằng phương tiện nào?

tiengtrung.com

 

Có 3 phương tiện chính để di chuyển từ Việt Nam đến Phượng Hoàng Cổ Trấn : máy bay, tàu hỏa, hay xe khách. Tiengtrung.com hướng dẫn bạn chi tiết ở dưới đây nhé !!!

Máy Bay

Hiện nay đường bay thẳng từ Việt Nam đến Phượng Hoàng cổ trấn vẫn chưa được các hãng bay khai thác. Do đó mà chúng ta sẽ bay từ HN hay TPHCM đến Trương Gia Giới. Sau khi đã đến được Trương Gia Giới chúng ta mới bắt xe để đến được phố cổ Phượng Hoàng. Có một vài trường hợp, trên đường bay chúng ta phải dừng lại để trung chuyển tại Quảng Châu.

Tàu Hỏa

Tàu hỏa là phương tiện di chuyển thuận tiện cho những bạn đang sinh sống ở HN hay các khu vực khác phía Bắc. Hành trình đi bằng tàu hỏa sẽ tốn khoảng 24 giờ ngồi tàu, chúng ta cũng sẽ phải trung chuyển nhiều lần trong chặng đi. Nếu đi du lịch vùng người lớn hay trẻ nhỏ thì phương án tàu hỏa là không hợp lý đâu nha.

Hướng dẫn mua vé tàu du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn

  • Bước 1: Mua vé tàu hỏa Gia Lâm – Nam Ninh, Trung Quốc.
  • Bước 2: Mua vé tiếp  từ Nam Ninh tới ga Cát Thủ ở Trương Gia Giới (15h di chuyển giá vé 215 tệ đến 315 tệ/người (tầm 710.000đ đến 1.030.000đ)
  • Bước 3: Tại Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn đi xe buýt với giá vé tầm 80 tệ/người (khoảng 270.000đ). (4h)

Xe Khách

 Xe khách có lẽ là phương tiện di chuyển không mấy tốn kém. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải cân nhắc vì di chuyển du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng xe khách cũng sẽ mất nhiều thời gian.
  • Bước 1: Đi xe khách Hà Nội – Cửa khẩu Hữu Nghị
  • Bước 2: đi xe điện  sang biên giới làm thủ tục xuất nhập cảnh. Bạn xuất trình hộ chiếu, visa Trung Quốc và điền tờ khai nhập cảnh là có thể làm được.
  • Bước 3: Đi xe buýt đi từ cửa khẩu Trung Quốc – Nam Ninh,  Nam Ninh – ga Cát Thủ tại Trương Gia Giới.

Cần chuẩn bị những gì ?

Visa Trung Quốc

tiengtrung.com

Việc đầu tiên khi sang quốc gia khác chắc chắn các bạn phải có Visa rồi.  Thủ tục xin Visa , các bạn tham khải bài viết hướng dẫn xin visa Trung Quốc của tiengtrung.com nhé. Một lưu ý là chúng ta nên xin visa trước 1 tháng trước ngày bay. Để phòng những trường hợp mà các bạn thiếu thông tin cần bổ sung chẳng hạn.

Ứng Dụng 

Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn với chiếc smartphone. An ninh mạng của trung Quốc vô cùng chặt chẽ, do vậy mà đến quốc gia này, khó lòng mà vào được các kênh Youtube, Facebook hay Instagram. Vậy nếu như muốn vào được các trang này, chúng ta phải sử dụng 1 ứng dụng trung gian Betternet/VPN. Hơn nữa, nên chuẩn bị một số ứng dụng tiếng Trung để giao tiếp nữa nha.

Địa điểm tham quan

Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới

tiengtrung.com

Cảnh đẹp như những bức tranh thủy mặc. Đúng là cảnh đẹp như trong phim vậy. Đến đây để tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh diệu kì, đẹp như trong mơ. Một khung cảnh huyền ảo với  hơn 3000 cột cùng những vách đá với độ khoảng 800m. Từng lớp từng lớp, ẩn hiện hư ảo trong lớp sương mù dày đặc. Địa hình khụ vực này cũng vô cùng độc đáo. Hơn 40 hang động, vách đá hiểm trở và cả những rừng nguyên sinh. Nơi đây tập trung nhiều loài động vậy sông ở nhiệt độ ôn đới, sự đa dậng sinh học của nơi đây cũng vô cùng bắt mắt.

Thiên Môn Sơn

Cổng trời hay chính là tên gọi của Thiên Môn. Ngọn núi này là một trong những ngọn núi vô cùng đặc biệt. Nếu như đã đặt chân đến đây mà bỏ lỡ ngọn núi này thì quả thật đáng tiếc. Đường lên núi với chiều dài 11km đường núi. Trên đường có những đoạn đường khúc khuỷu, khó đi. Lái xe trên cung đường này chắc hẳn phản cần một tinh thần thép. Cung đường tuy khó đi là thế nhưng cảnh sắc hai bên đường như níu chân bất kì ai. Cảnh sắc tuyệt hảo mãn nhãn không thể thốt lên thành lời. Đỉnh núi có độ cao hơn 1000m, có thể nói rằng đây là ngọn núi có cung đường nguy hiểm nhất thế giới. Khi bạn đặt chân được đến chân núi, bạn phải leo 999 bước bậc thang mới có thể chính thức chạm chân đến Thiên Môn.
Khi đến nơi đây, chúng ta còn có thể lên đền Thiên Môn Sơn để thắp nhang cầu nguyện, cầu bình an cho gia đình, người thân và thăm cảnh đền.

Bắc Môn Cổ Thành

Một tên gọi khác của Bắc Cổ Môn Thành là Tòa Tháp Phía Bắc. Tòa tháp phía Bắc tọa lạc tại phía Bắc của khi phố cổ Phượng Hoàng. Tòa tháp này được xây dựng từ rất lâu đời, thời nhà Minh. Tòa tháp là một trong những di sản văn hóa được Trung Quốc công nhận. Trải qua những thăng trần lịch sử, tòa tháp như một chứng nhân đóng góp cho đời sống tinh thần của người dân bản địa.
tiengtrung.com

tiengtrung.com

Cầu Hồng Kiều

Cây Cầu được xây dựng từ thời nhà Minh và khoảng cuối của triều đại nhà Thanh. Hiện nay cây cầu đã trải qua 300 cùng phát triển với đất nước.  Nguyên vật liệu làm nên cây cầu chủ yếu là gỗ và đá.Kiến trúc xây dựng là hai cây cầu xây và xếp chồng lên nhau. Việc xây dựng như này tạo thành một nét hiệu ứng đặc sắc, thu hút khác du lịch.
Phần dưới của cây cầu là khu vực dùng để lưu thông, đi lại giữa hai bên bờ với nhau. Phần trên chính là tầng 2 là khu vực thờ tự và cũng có thể ngắm cảnh được tại đây.  Chúng ta có thể đi trên một cây cầu đá nhỏ hơn để bước lên tầng 2 của cây cầu Hồng Kiều.

Phố Cổ Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn 

Một ngày ngao du ngắm cảnh Phượng Hoàng, từng con phố nhỏ sẽ mê hoặc bạn đó. Tất cả từng góc phố nhỏ, từng carh sắc đều tạo nên một Phượng Hoàng rất riêng biệt. Cảnh sắc thay đổi theo cả không gian và thời gian.

tiengtrung.com

Dạo chơi quanh Cổ Trấn, đặc biệt là tiết trời mùa Đông, chúng ta có thể đắm chìm bản thân trong làn sương mờ sớm mai. Những giọt sương long lanh nhẹ nhàng nhỏ xuống sông Đà Giang thân thương. Thời điểm buổi trưa là lúc khung cảnh bắt đầu trở lên nhộn nhịp. Người người nhà nhà cùng nhau ra đường để mua bán, nấu ăn. Lúc này Cổ Trấn dường như lại khoác lên cho bản thân mình một sắc màu mới tươi trẻ hơn, tràng đầy năng lượng. Lúc này tiết thời bắt đầu hửng nắng, mở máy và check-in thì còn gì bằng. Đừng quên thăm một vài của hàng thủ công để mua quà lưu niệm nhé. Đồ thủ công vô cùng độc đáo và đặc sắc đó nha !
khi hoàng hôn buông xuống, đặt chân đến cầu Hồng Kiều để ngắm toàn cảnh nơi đây. Uống ly trà ấm, ăn miếng kẹo gừng. Những tiếng nhạc hoài cổ cất lên , không gian yên bình mà tĩnh lặng, quả là cảm giác tuyệt vời.  Trước lúc hoàng hôn, các cô các chị còn rủ nhau giặt đồ bên dòng sông, thật náo nức và nhộn nhịp. Và trời tối dần thì ánh sáng đèn lồng dần bừng sáng lên cả bầu trời. Chắc chắn khung cảnh này sẽ không làm bạn thất vọng đâu !

Ẩm thực

Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn, điểm mặt ngay những món ăn đỉnh quá trời. Ngon chà bá chắc chắn không làm chúng ta thất vọng đâu nha !

Lẩu Cá Cay

Tiết trời se lạnh, thì sao có thể bỏ lỡ những món cay nóng được.  Dòng sông Đà Giang nên thơ với món ăn đặ sản là lẩu Cá Cay. Món ăn được chế biến theo một công thức đặc biệt, không giống bất kì một nơi nào trên thế giới. Nếu như ở Việt Nam, bạn sẽ ăn lẩu với mì sợi, bún. Nhưng ở Đà Giang, lẩu cá cay nhất định phải ăn cùng cơm mới chuẩn vị.

Mì Kéo 

Mì sợi vàng không hẳn là món ăn quá lạ lẫm. Nhưng mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có cách chế biến độc quyền, tạo nên hương vị độc đáo mà không nơi nào khác có được. Có 3 loại chính đó là: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi để bạn lựa chọn.

Bánh Tép

tiengtrung.com

Bánh tép giòn tan, ăn bao nhiêu cũng không thấy ngán!
Bánh tép ở đây rất đa dạng. Nhưng món bánh tép chiên là món thu hút du khách nhất. Cũng như lẩu cá cay, bánh tép cũng sử dụng tép tươi từ dòng sông Đà Giang. Tép tươi được trộn đều cùng trứng gà và bột. Sau đó đem đi chiên đến khi vàng ruộm. Bánh chín họ rắc thêm một lớp hành lá và ớt để tăng thêm mùi vị và màu sắc cho món ăn. Chúng ta có thể vừa thưởng thức bánh tép, vừa ngắm sông Đà Giang thơ mộng. Quả là không còn gì thú vị hơn nữa.

Bánh nếp

Bánh nếp là loại bánh cổ truyền của người dân địa phương. Bánh này chứa đựng sự tinh túy của ẩm thực Trung Hoa. Đặc biệt là sự hòa quyện giữa lớp vỏ nếp và nhân bánh. Ngoài ra bạn còn có thể nếm qua một số món ăn vặt hảo hạng ở thành cổ này. Có thể kể đến như: bánh ngũ cốc chiên, bánh tép, bánh trứng non nướng…

Vịt Hầm Tiết, Gạo Nếp

Nhắc đến món ăn đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, không thể không nhắc đến Vịt hầm tiết, gạo nếp. Để chế biến hoàn chỉnh món này phải trải qua rất nhiều công đoạn. Người ta ngâm gạo nếp trong nước một thời gian. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào bát. Sau đó trộn đều gạo với tiết, hấp cách thủy đến khi chín. Sau đó sẽ cắt thành từng miếng và đem đi chiên. Trong lúc chiên, nhà bếp sẽ hầm vịt. Khi vịt đã mềm,đầu bếp nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong vịt. Tiếp tục hầm lửa nhỏ cho tới khi da vịt chuyển màu vàng nhạt là ăn được. Trước khi bắc ra nhớ nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn nữa nhé. Quá trình làm ra món này thật phức tạp và kì công phải không nào? Cho nên khi tới đây tham quan nhất định chúng ta không thể bỏ lỡ món vịt hầm tiết gạo nếp này nhé.
Trên đây là những thông tin mà  tiengtrung.com hướng dẫn các bạn du lịch Trung Quốc tự túc. Cùng học ngay khóa học tiếng Trung online để có hàng trang thật tự tin đi du lịch nha !
5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP