Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Khám phá nét đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu – Trung Quốc

Phạm Dương Châu 26.11.2020 Văn hóa trung quốc

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Nhắc đến những cảnh đẹp kì quan thiên nhiên của Trung Quốc, không thể bỏ qua được phố cổ Phương Hoàng. Trong những năm gần đây, Phố cổ Phượng Hoàng nổi tiếng khắp bạn bè năm châu. Nơi đây đón nhận hàng nghìn lượt du khách đến thăm mỗi năm. Tại nơi, du khách không thể rời mắt khỏi những cô nàng người Miêu lộng lẫy. Đặc sắc văn hóa người Miêu quả là hấp dẫn không thể chối từ. Cùng tiengtrung.com tìm hiểu ngay nhé!

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Những cô gái Miêu xinh đẹp với nét đẹp tự nhiên, ngây thơ và không hề giả trân. Bên cạnh đó, những chàng trai Miêu với những trang phục màu đỏ hoặc xanh dương cũng không kém phần thu hút. Trên đầu họ thường đội những chiếc mũ bạc lấp lánh. Dân tộc Miêu là dân tộc thiểu số chiếm đến hơn nửa dân số đang sinh sông tại Cổ Trấn. Số ít còn lại chính là người Thổ Gia. Họ đóng vai trò gìn giữ, bảo tồn cảnh quan và cánh sắc nơi đây.

Dân tộc Miêu

Mặc dù là dân tộc thiểu số nhưng người Miêu chiếm một con số không nhỏ tại Trung Quốc Đại Lục. Dân số người Miêu đông thứ 5 trên lãnh thổ Trung Hoa. Tên gọi “ Miêu” được dịch từ chữ Hán chứ không theo một tên khoa học nào cả.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Miêu tộc được chia làm 5 tộc người , bao gồm : Hmong, Hmub, Xong và A-Hmao trong số đó lại chia thành Miêu Thuần và Dã Miêu nữa. Miêu Thuần chính là những người dân bản địa sinh sống tại địa phương nơi đây, họ sinh sống, đinh cư tại địa phương từ đời này qua đời khác cho đến hiện tại. Còn người dân Dã Miêu, tộc người này sinh hoạt , sinh sống tại những khu núi non hùng vĩ, hiểm trở. Họ vẫn gìn giữ những nét văn hóa độc đáo riêng của dân tộc, những nét đặc trưng này khác hoàn toàn so với dân tộc Hán và các dân tộc khác.

Nguồn gốc

Dân tộc Miêu sinh sống tại các khu vực như Phượng Hoàng Cổ Trấn hay tỉnh Hồ Nam là nhóm người Dã Miêu. Nhóm người này bảo tồn những nét văn hóa của riêng họ một cách mạnh mẽ nhất. Trong cuộc sống ngày nay, sự du nhập văn hóa từ những khu vực khác, quốc gia khác nhưng nét tinh hoa văn hóa vẫn giữ được vẹn nguyên.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Ẩm thực

Du lịch chính là để thư giãn, cảnh quan đẹp, lòng thỏa mái và đặc biệt phải kể đến những món ăn ngon. Những món ăn của người Miêu cũng mang đậm bản chất văn hóa của riêng họ.

Súp dưa muối đậu phụ

Món ăn độc đáo nhất mang đậm nét văn hóa chính là dưa muối. Tại đây các loại rau tươi, củ ,quả hay cải bắp đều được thái và phơi khô trong khoảng vài ngày. Sau đó họ mới mang đi để muối. Trong quy trình muối, họ sử dụng nước cơm cùng với men để tạo độ chua nhất định. Dưa muối có thể sử dụng ăn kèm hoặc nấy thành soup.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Để nấu Soup, người Miêu sẽ nấu chung dưa muối cùng với đậu phụ, củ hẹ, ớt đỏ kèm gia vị.

  • Có thể thưởng thức món súp dưa muối đậu phụ này tại nhà hàng Kim Giang Ngạn (金江岸酒楼) cùng với nhiều món ăn khác. Nhà hàng Kim Giang Ngạn này rất nổi tiếng với các loại dưa muối của người Miêu.
  • Địa chỉ: Đường Kim Bình, bãi đỗ xe Lật Loan Đình (Gần đầu cầu Nam Hoa Kiều)
  • Điện thoại: 13574396399

Cá muối người Miêu

Vì vị trí địa lý và điều kiện khí hậu, người dân có thói quen lưu trữ lương thực để sử dụng lâu dài. Do vậy mà không những rau, củ, quả muối họ còn muối cả thịt cá để sử dụng được trong thời gian dài. Và món ăn vô cùng nổi tiếng của dân tộc Miêu phải kể đến chính là món cá trích muối.

Văn hóa Trung Hoa

Loài cá này  được người dân nuôi ngay tại ruộng lúa nước. Mỗi mùa thu hoạch lúa xong, họ sẽ tát cạn nước ở ruộng để bắt cá. Sau sơ chế họ sử dụng muối để ướp cá cùng với một chút gia vị như tiêu và mọt loại soup gia truyền đặc biệt. Thời gian muối của họ là 3 ngày, say thời gian đó họ cho thêm một chút gạo nếp cùng bột ngô. Sau cùng họ ướp thêm trong 1 tháng nữa là ra thành quả.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Cá sau khi ướp trong một tháng sẽ mang những hương vị đặc trưng của Miêu tộc. Chắc chắn không có nơi nào có món đặc sản như này. Cá ướp thành quả thơm, ngon từ thịt và tan cả xương. Họ thường sử dụng cá để ăn cùng với cơm, xôi hay chế biến nấu thành canh.

  • Có thể ghé quán Bản Sắc Xan (本色餐馆) để nếm thử món cá độc đáo này theo phong cách nhà làm.
  • Địa chỉ: Cầu Vĩnh Phong, Nam Môn, Phượng Hoàng Cổ Trấn (gần thành Tân Triều, cạnh nhà hàng Tấn Tử Phạn)

Trang phục

Chất liệu

Khi nhắc đến trang phục của dân tộc Miêu, chất liệu vải đơn giản được dệt thô. Công đoạn tiếp theo họ sẽ nhuộm lên tấm vải đó. Bước cuối cùng là thêu lên các hoa văn trang trí sao cho đẹp mắt và mang tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên Miêu tộc tại mỗi khu vực lại có những điểm riêng biệt. Người Miêu Cổ Trấn ăn mặc theo lối của người Tương Tây nên sẽ có những điểm riêng biệt , khác hơn so với Miêu Đông Nam hay Miêu Vân Quý.

Ngày trước tại đây, Miêu nữ sẽ thường búi những búi tóc to trên đỉnh đầu, nhưng ngày nay tập tục này đã vị mai một.  Các cô nàng Miêu ngày nay thường mặc áo ngắn, cổ áo tròn và rộng. Họa tiết trên áo cũng đơn giản hơn. Quần thì họ sẽ thường mặc quần ống loe có họa tiết được thêu ở viền. Trên đầu sẽ có băng đô viền bạc. Trang phục Miêu nam thì cũng có thêu trang trí ở vạt áo gống người Mãn Chu.

Trong trang phục của những cô nàng Miêu, tạp dề là phần thiết yếu. Tạp dề ngoài công dụng giúp họ tránh làm bẩn trang phục khi lao động mà còn là 1 phụ kiện trang trí. Những hình thêu thùa trên tạp dề chính là sự thể hiện lên tài năng may vá của nữ nhân Miêu.

Màu sắc

Về màu sắc của trang phục, chủ đạo sẽ là xanh lá, xanh đậm và màu xanh lam. Tất cả màu sắc đều được thêu dệt lên từ những chỉ nhiều màu sắc : đỏ,cam,trắng, vàng và tím.  Về họa tiết và hoa văn trang trí vô cùng đa dạng, có đến hơn 40 loại mẫu.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Trang sức cũng là một điểm nhấn đặc biệt trong trang phục của người Miêu. Những chiếc vương miện bạc lấp lánh nổi bật vô cùng. Những chi tiết trang trí đặc sắc, ấn tượng hình rồng phượng, hay những cành hoa nở rộ sắc màu. Họ thường sử dụng kết hợp cùng vòng tay, kiềng và những phụ kiện khác.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Kiến trúc

Về kiến trúc độc đáo của dân tộc Miêu. Mỗi nhà, mỗi dòng họ đều có thành lập thành những ngôi làng riêng. Mỗi dòng họ đều xây những khu nhà ở riêng biệt, tách rời từng phần và nguyên liệu chủ yếu là gỗ. Kiến trúc xây dựng của họ rất linh hoạt, tùy từng vùng có những thiết kế khác nhau sao cho phù hợp địa hình.

Nhà của người Miêu tại khu vực Phượng Hoàng Cổ Trấn xây trên các trụ cột được gọi là Điếu Cước Lâu. Vì địa lý hình ốc, do vậy mà người Miêu phải san bằng nền để làm móng nhà và sau đó dựng cột để chống lên.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Mỗi tòa nhà sẽ  gồm 3 tầng, tầng 1 họ sẽ sử dung khoảng đất trống và ngăn hai tầng còn lại.  Nơi đay cũng sử dụng để chăn thả gia cầm và gia súc. Tầng 2 là nơi sinh sống sinh hoạt và tầng cao nhất họ sẽ sử dụng làm nhà kho.

Bên ngoài mỗi tầng đều có ban công, họa tiết trang trí điêu khắc trên ban công cũng khá công phu và hoa lá cành, đẹp mắt.

Lễ hội

Nhắc đến lễ hội, người Miêu dường như càng náo nhiệt hơn khi mùa lễ hội về. Người Miêu có 2 lễ hội chính trong năm là  lễ Khiêu Hoa (跳花节) và hội đua thuyền Rồng.

Lễ Khiêu Hoa

Khiêu hoa hay còn có tên gọi là Tiaohua hoặc Tiao Hua Po. Đây là lễ hội mang đậm nét truyền thống dân tộc Miêu. Thời gian tổ chức lễ hội được tổ chức từ đầu những năm thứ 15 dưới thời vua Càn Long cai trị (1750) . Tới thời điểm hiện tại thì lễ hội Khiêu Hoa đã được cử hành 67 lần. Vào những ngày dịp lễ hội, tất cả người dân Miêu sẽ cùng nhau quây quần, tập trung để ăn mừng lễ.  Ngày lễ là ngày thứ 5 của tháng 2 âm lịch hàng năm.  Tuy nhiên mỗi khu vực lại tiến hành tổ chức lễ hội này vào những khung thời gian khác nhau. Tại Phượng Hoàng Trấn Cổ thường sẽ tổ chức lễ hội tháng 5 âm lịch hàng năm.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

Dịp lễ này, tại Phượng Hoàng diễn ra vô số  những hoạt động dân gian, truyền thống thể hiện văn hóa đặc sắc địa phương. Đặc biệt như múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, tế trời,diễu hành,…  Và đặc biệt là những bản nhạc truyền thống với điệu múa đặc sắc.

Hội đua thuyền Rồng

Lễ hội đua thuyền rồng là nét đặc trưng của Miêu tộc mà chúng ta không thể bỏ qua. Lễ hội thường diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại khu vực Phượng Hoàng Cổ Trấn. Thành viên tham gia lễ hội thường là những ngườ dân bản địa sống xung quanh khu vực này.

Thời gian diễn ra chỉ trong 2 phút và các đội đua phải  chèo thuyền và hoàn thành hết 400m đường thủy.

Đặc sắc văn hóa dân tộc Miêu

 

Mỗi cuộc đua thuyền, khi kết thúc lượt đua, họ sẽ tổ chức thêm những cuộc thi trên sông. Điển hình như cuộc thi bắt vịt hay cuộc thi bơi lội thêm phần thu hút.

Bắt vịt là cuộc đua gay cấn và chưa từng thấy tại bất kì quốc gia nào khác. Trong một cuốn tiểu thuyết “Thị Trấn Vùng Biên” của tác giả Thẩm Tòng Văn đã từng nói về cuộc đua bắt vịt trong truyền thuyết. Ông chính là người con vùng đất Cổ Trấn huyền thoại và là mọt nhà văn rất nổi tiếng ở Trung Quốc.

Mãn nhãn với lễ hội thuyền Rồng khi ngồi bên dòng sông Đà Giang hay trên chính bạn công những că Điếu Cước Lâu huyền thoại.

Trên đây là những nét văn hóa, tinh hoa của Miêu tộc. Còn chần chừ gì mà không tham gia ngay khóa học online tiếng Trung để khám phá kĩ hơn những nét văn hóa độc đáo Trung Hoa nào ^^

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP