Chữ Nhẫn – Ý Nghĩa Của Chữ Nhẫn Trong Cuộc Sống
Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: chữ Đao ở trên và chữ Tâm ở dưới Tâm( trái tim ). Chữ Tâm mà không chịu nằm yên thì Đao (con dao) sẽ phập rơi xuống cắm vào tim tức thì. Nếu nhẫn nhịn, ẩn mình chờ đợi được thì đao có kề cổ vẫn bình yên vô sự còn không thì tai họa sẽ giáng xuống.
1. Chữ Nhẫn là gì?
Chữ nhẫn mà TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu sau đây không phải là nhẫn tâm (忍心 rěnxīn) hay tàn nhẫn (残忍 cánrěn) mà là nhẫn trong nhẫn nại, nhẫn nhịn (忍耐 rěnnài). Có rất nhiều cách hiểu chữ nhẫn thông qua chiết tự chữ Hán như sau:
Chữ nhẫn được ghép bởi hai chữ : chữ đao (刀) chỉ con dao ở trên và chữ tâm (心) chỉ trái tim ở dưới. Con dao ấy ở ngay trên trái tim, nếu gặp phải chuyện gì đó mà không biết giữ tâm yên ổn, nhẫn nhịn thì lưỡi dao ấy sẽ roi xuống và không sự đau đớn là không tránh khỏi.
Hoặc cũng có thể hiểu rằng chữ Nhẫn được tạo bởi ba bộ: bộ đao (刀) và bộ phiệt (丿), hai bộ này ghép thành chữ nhận (刃) có nghĩa là một vũ khí. Chữ nhận (刃) kết hợp với chữ tâm (心) tạo thành chữ nhẫn. Vũ khí mà đâm vào tim thì đau đến tột cùng, nhưng chỉ cần nhẫn nhịn, nhẫn nại chờ đợi mới có thể chuyển nguy thành an, bại thành thắng, dữ thành lành,… Cho dù hiểu theo cách nào thì chữ nhẫn này vẫn dạy chúng ta rằng muốn tồn tại thì phải biết nhẫn nại.
- Không thể chịu đựng được (忍无可忍 rěn wú kě rěn)
- Nhẫn nại sẽ thấy được bình an (能忍自安 néng rěn zì ān )
- Có nhiều lúc, bình tâm, nhẫn nại, bớt chút cao ngạo mới là sự bình yên lớn nhất (很多时候,平心静气,能忍自安,少些戾气却是最大的安定 Hěn duō shíhou , píng xīn jìng qì , réng rěn zì ān, shǎo xiē lìqì què shì zuì dà de āndìng)
- Đời người nhất định sẽ gặp phải những khó khăn không ngờ tới, vào những lúc tưởng chừng không thể chịu đựng được đó, hãy để đầu óc bình tĩnh lại, từ từ nghĩ cách, chỉ cần kiên trì thắng lợi nhất định thuộc về chúng ta. (人的一生中会遇到很多意想不到的困难,在忍无可忍时,让头脑冷静下来,好好想办法,再坚持一会,胜利一定属于我们 Rén de yì sheng zhōng huì yùdào hěn duō yìxiǎng bú dào de kùnnán, zài rěn wú kě rěn shí ,rang tóunǎo lěngjìng xià lái, hǎo hǎo xiǎng bànfǎ, zài jiānchí yíhuì, shènglì yídìng shǔyú wǒmen.)
Nhẫn trở thành cách cư xử, ứng xử trong mối quan hệ giữa người với người:
+ Nhẫn là sự nhẫn nhịn, nhẫn nại
+ Nhẫn còn là sự tu dưỡng về mặt đạo đức và phẩm hạnh của con người
2. Chữ Nhẫn trong cuộc sống con người
Trong đời sống của người dân Đông nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chữ Nhẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong quy tắc ứng xử giữa người với người. Bởi suy cho cùng, mỗi con nhân là một cá thể riêng biệt với những tính cách và tư tưởng hoàn toàn khác nhau, để có thể hòa thuận, hòa hợp chung một chỗ thì nhẫn là điều không thể thiếu.
“Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ.”
Một gia đình gồm nhiều thành viên cùng chung sống với nhau dưới một hiên nhà, nếu mỗi người không nhường nhịn nhau một chút thì khó mà hoà hợp chung sống được. Ở trong nhà người có thể nhẫn nhịn nhau như vậy thì đến khi ra ngoài xã hội cũng có thể ứng xử khéo léo với nhau được. “Nhẫn đi, cuộc sống mới bình yên
“Tranh cãi nhau chi, tự chuốc phiền
Bình tâm an lạc, vui vẻ sống
Thế sự cuộc đời…hãy thản nhiên.
Nhẫn đi, sẽ thấy được bình an”
Nhẫn nhịn khác với nhẫn nhục. Chữ nhẫn không nên bị lầm tưởng là sự nhịn nhục, cam chịu để đạt được mục đích. Chữ nhẫn vốn dĩ có là sự chờ đợi, bình yên, bớt phiền muộn, tâm an lạc. Vì vậy bất cứ sự nhịn nhục, luồn cúi nào không mang lại sự bình yên cho tâm hồn thì không phải là nhẫn.
Chữ Nhẫn của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp bắt nguồn từ chữ “Nhân” và cả chữ “Trí”. Đối với ông: “Nhẫn là để yêu thương con người, để giảm bớt sự hy sinh của chiến sĩ”
Chị Võ Hòa Bình (thứ nữ của Đại tướng) đã có lần nói về chữ Nhẫn của cha mình: “Những khi bạn bè, đồng chí, người thân hoặc chính bản thân ông gặp lúc khó khăn, bao giờ chúng tôi cũng thấy ở Ba một thái độ bình thản. Ông điềm tĩnh nhưng kiên quyết làm rõ đúng – sai với niềm tin rằng sự thật và cái đúng sẽ sáng tỏ. Và ông đã truyền cho chúng tôi niềm tin như vậy”.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: “Dù trong những hoàn cảnh khác nhau, ở những cương vị, trọng trách khác nhau, Đại Tướng luôn kiên nhẫn, nhẫn cho lợi ích chung của Tổ Quốc, của Nhân Dân”
3. Chữ nhẫn trong nghệ thuật
Tranh chữ nhẫn thường được treo trong nhà với ý nghĩa nhắc nhở mọi người trong gia đình phải biết chờ đợi, nhẫn nại, nhường nhịn nhau để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tranh thư pháp chữ nhẫn cũng trở thành một món quà ý nghĩa với cả người tặng và người nhận, thể hiện sự vị tha thêm bạn bớt thù.
Thực tế đã chứng minh rằng tất cả những gì con người sống đang sống và làm đều được đặt trên nhẫn:
- Danh hoạ người Tây Ban Nha Picatso đã dùng 77 năm âm thầm ( trong đó có đến 5 năm tự giam mình trên đồi Mông – mác) để có được 50.000 tác phẩm hội họa.
- Nhà văn Pháp Hônôrê Đờ Banzắc cũng phải trải qua nhiều lần thất bại ở các ngành nghề khác nhau mới đạt được thành công trong nghề văn học với 95 cuốn tiểu thuyết trong bộ “Tấn trò đời” và trở thành bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp.
- Victo Huygo, L.Tônxtôi đã làm việc cần cù để có được tác phẩm “Chiến tranh và hoà bình”, “Những người khốn khổ”,…
- Thiên tài hội hoạ Pháp – Gôganh theo trường phái Ấn tượng đã phải rời bỏ vợ con và cuộc sống giàu sang, sung túc để tìm không gian sáng tạo…
Đó là những tấm gương của các bậc vĩ nhân, những con người đã tự nguyện biến mình thành những nô lệ lao động khổ sai, trải qua sự khổ luyện để cống hiến những giá trị bất diệt cho nhân loại.
4. Chữ Nhẫn đối với sức khoẻ
Trong các thể kỷ trở lại đây, nhẫn nhịn luôn là đề tài quan trọng đối với các nhà nghiên cứu thần học. Khái niệm nhẫn nhịn bắt đầu được các nhà nghiên cứu, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ chú ý đến. Người ta phát hiện ra lợi ích của của sự nhẫn nhịn có thể làm cho tâm trạng giảm bớt sự đau buồn, tức giận hoặc lo âu. Tức là nhẫn nhịn không chỉ có thể thúc đẩy sức khoẻ của con người mà còn mang đến tinh thần khoẻ mạnh, năng lực tự khống chế… Họ cũng đã tiến hành thử nghiệm, thống kê và đưa ra kết luận: Chỉ số nhẫn nhịn của một người càng cao, thì tâm lý của người ấy càng khoẻ mạnh. Nhẫn nhịn có thể làm giảm đau đớn và giảm khả năng mắc bệnh tim mạch. Người có khả năng nhẫn nhịn thì sẽ có dũng khí, có chủ kiến khi quyết định đối mặt với những điều làm tổn thương họ và ngược lại.
“Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hoà khí.
Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm huỷ hoại nguyên khí
Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí
Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ có được thần khí”.
(trích “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân)
5. Phân biệt 12 chữ “NHẪN”:
- Nhẫn Nại (忍耐 rěnnài) công việc nhiều rắc rối khó khăn, tiến hành chậm chạp, vẫn quyết trí làm cho được.
- Nhẫn Nhục (忍辱 rěnrǔ) Việt Vương Câu Tiễn thất bại, chịu đủ thứ hành nhục, khổ phiền, nằm gai nếm mật nhưng vẫn chờ thời cơ phục quốc.
- Nhẫn Nhịn (忍耐 rěnnài) không nôn nóng, chờ cho đúng thời cơ đến tay.
- Nhẫn Thân (忍身 rěnshēn) Phục Hổ Tàng Long, để kẻ thù đang thế mạnh không tìm diệt mình. Khi lành bệnh, đủ lực sẽ xuất hiện chọc trời khuấy nước.
- Ẩn Nhẫn (隐忍 yǐnrěn) Trốn tránh, chịu đàm tiếu, xúc xiểm, không còn tỏ ý ham danh đoạt lợi nhưng thực chất là tìm cơ hội lật mình.
- Nhẫn Hận (忍恨 rěnhèn) Ức lắm, bực lắm, bị xử ép nhưng không tỏ rõ thái độ bất bình, oán hận.
- Nhẫn Hành (忍动 rěndòng) Thấy đã có thể hành động được rồi, nhưng còn kiên tâm chờ thêm cho chắc.
- Nhẫn Trí (忍智 rěnzhì) Khôn khéo hơn thượng cấp rất xa, nhưng giả ngu khờ hết mức.
- Nhẫn Tâm (忍心 rěnxīn) Thấy ác, thấy nạn, bỏ qua không có thái độ bênh vực, cứu giúp.
- Tàn Nhẫn (残忍 cánrěn) làm những việc không màng tới lương tâm
Để hiểu hơn vể từng bộ thủ cũng như các cách phát triển các chữ Hán từ bộ thủ, đồng thời có thể nhớ nhanh, khắc sâu từng chữ Hán, tham khảo ngay bí quyết TẠI ĐÂY
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
? Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
?️Cơ sở 2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội