Cách mạng văn hoá Trung Quốc – Dấu mốc lịch sử
Cách mạng văn hoá Trung Quốc
Cách mạng văn hoá Trung Quốc chính là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa của Giai cấp Vô sản
Tên tiếng trung: 无产阶级文化大革命
Tiếng trung phồn thể: 無產階級文化大革命
Phiên âm: Wúchǎn Jiējí Wénhuà Dà Gémìng
Gọi tắt là : Đại Cách mạng Văn hóa 文化大革命 wénhuà dà gémìng hoặc Văn Cách 文革 wéngé
Đây chính là một một phong trào về chính trị và xã hội tại Trung Quốc và được diễn ra trong khoảng 10 năm bắt đầu từ tháng 5 năm 1966 đến thời gian tháng 10 năm 1976. Phong trào cách mạng này tạo ra một tác động rộng lớn và vô cùng sâu sắc lên toàn bộ mọi mặt của cuộc sống người dân cũng như các nền chính trị, văn hóa và xã hội ở Trung Quốc. Chính vì vậy phong trào cách mạng này còn được gọi là 10 năm hỗn loạn hay chính là 10 năm thảm hoạ 十年动乱, 十年浩劫. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã thực sự làm thay đổi tất tần tật về quan niệm của xã hội cũng như những chính trị và giá trị đạo đức của quốc gia này một cách vô cùng sâu sắc và toàn diện nhất.
Diễn biến cách mạng văn hoá Trung Quốc
Cuộc cách mạng văn hoá Trung Quốc này được chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966. Mục tiêu của cuộc cách mạng này chính là “đấu tranh với những người thuộc giai cấp tư sản đang ở trong các lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng đó và những cải tiến mới của giai cấp vô sản để có thể thay đổi được diện mạo và tinh thần của toàn bộ xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ”. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng văn hoá Trung Quốc này được một số thành phần người dân cho rằng là một phương pháp để chủ tịch Mao Trạch Đông có thể lấy lại được những quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay sau cuộc Đại nhảy vọt đã bị thất bại mà dẫn đến những sự tổn thất nặng nề về quyền lực thực sự đáng kể của chủ tịch Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị của mình đó là ông Lưu Thiếu Kỳ. Hơn nữa mục tiêu của Mao Trạch Đông cũng là để có thể loại bỏ được những người mà có bất đồng ý kiến với mình như Đặng Tiểu Bình hay Bành Đức Hoài.
Chủ tịch Mao đã tuyên bố rằng “các phần tử thuộc giới tư sản đã xâm nhập vào nội bộ của chính phủ và xã hội Trung Quốc”, chúng đang có một âm mưu to lớn đó là “khôi phục lại nền chủ nghĩa tư bản”. Lâm Bưu chính là người đứng đầu Quân đội Giải phóng Nhân dân ( gọi tắt là PLA ). Lâm Bưu đã được công nhận ở trong hiến pháp Trung Quốc là người có thể kế vị của chủ tịch Mao Trạch Đông sau khi chủ tịch Mao qua đời. Để tiêu diệt được các đối thủ của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc ( viết tắ là CPC) cũng như vô số những thành phần có ý định chống đối lại mình trong các trường học, các công nhân trong nhà máy và các tổ chức chính phủ, chủ tịch Mao đã nhấn mạnh rằng những người phải theo chủ nghĩa thì chắc chắn phải xét lại và cần phải bị loại bỏ thông qua cuộc đấu tranh giai cấp bằng bạo lực.
Giới trẻ của Trung Quốc cũng vô cùng hưởng ứng bằng cách là thành lập các nhóm tên là Hồng vệ binh được trải dài trên khắp đất nước Trung Quốc. Thời điểm đó các trường trung học và các trường đại học đã hoàn toàn bị đóng cửa. Các công nhân tại khu vực đô thị thì được chia thành các phe phái khác nhau, và đội quân Giải phóng thì được huy động để có thể khôi phục được trật tự. Vô số và rất nhiều các quan chức cấp cao, người đáng chú ý nhất chắc chắn là Đặng Tiểu Bình và Lưu Hiếu Kỳ, đã bị thanh trừng hoặc bị lưu đày đi một nơi khác.
Hàng triệu người dân Trung Quốc lúc đó đã bị buộc tội là những thành phần bè phái. Họ đã bị bức hại một cách quá đáng hoặc chịu sự sỉ nhục một cách công khai. Ngoài ra họ còn bị cầm tù, bị tra tấn rất dã man, phải chịu lao động khổ sai tù đày hoặc thậm chí còn bị tịch thu rất nhiều tài sản và bị xử tử hoặc bị ép phải dùng các biện pháp tự tử. Nhiều thanh niên thuộc tầng lớp trí thức sống ở thành thị đã bị cho đi đến các vùng nông thôn trong những cái gọi là một phong trào Tiến về Nông thôn. Những đoàn Hồng vệ binh đã đi lại và phá hủy rất nhiều các di tích lịch sử và hiện vật lịch sử có giá trị tương đối cao và rất nhiều địa điểm văn hóa cũng như những tôn giáo cũng đã bị lục soát toàn diện.
Dù chủ tịch Mao Trạch Đông đã tự tuyên bố rằng là cuộc cách mạng này kết thúc vào năm 1969, nhưng ngày nay người ta vẫn luôn cho rằng cuộc cách mạng trên thực tế thì còn bao gồm cả những giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1976. Khi mà Lâm Bưu đã chạy đi bỏ trốn và chết trong một vụ tai nạn máy bay trên không vào năm 1972, nhưng ông đã bị cáo buộc là những âm mưu và ý đồ lật đổ chủ tịch Mao. Sau những cái chết của chủ tịch Mao và nhưng sự kiện bắt giữ các thành viên gạo cội của một nhóm tên là Tứ nhân bang vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình đã dần dần huỷ bỏ, xoá bỏ các chính sách bất hợp lý của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Vào năm 1981, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố rằng Cuộc cách mạng Văn hóa chính xác là một cuộc cách mạng gây ra những tổn thất và tổn hại to lớn và nguy hiểm nhất đối với nhà nước và người dân Trung Quốc đã phải gánh chịu kể từ khi Trung Quốc được thành lập đến giờ. Hậu quả gây ra đó là tổng cộng 1,5 đến 1,8 triệu người dân Trung Quốc đã bị giết chết hay bị ép phải tự sát trong giai đoạn cách mạng này. Bên cạnh đó là khoảng 20 triệu người dân đã bị đưa thẳng về vùng nông thôn lao động và đã bị cưỡng bức trong rất nhiều những năm đó.
Đánh giá cách mạng văn hoá Trung Quốc
Tân Hoa xã đã có một bài viết như sau : Năm 1966, vào lúc Trung Quốc đang cơ bản hoàn thành một nhiệm vụ đó là điều chỉnh được mọi nền kinh tế và bắt đầu đi vào thực hiện được kế hoạch 5 năm lần thứ ba để có thể phát triển được lên một nền kinh tế quốc gia thì ngay lúc đó cuộc “Đại cách mạng Văn hóa” đã được xảy ra.
Cuộc cách mạng văn hoá Trung Quốc này được phát động và được lãnh đạo bởi chủ tịch Mao Trạch Đông. Điểm xuất phát của chủ tịch Mao về cuộc Đại cách mạng lần này là chính là để ngăn chặn sự phục hồi nền Chủ nghĩa Tư bản vào Trung Quốc. Ông muốn bảo vệ sự trong sạch của Đảng Cộng Sản và tìm kiếm cho mình một con đường xây dựng nên một Chủ nghĩa Xã hội cho riêng đất nước Trung Quốc. Tuy nhiên, chính những sự tính toán sai lầm ấy về tình hình chính trị của Đảng Cộng Sản và đất nước lúc đó đã khiến cho mọi vấn đề nảy sinh trong cuộc cách mạng này trở nên nghiêm trọng và tổn thất.
Chinh phục HSK – Chinh phục nhưng giấc mơ với ” Bí kíp luyện thi ” chỉ có tại Tiếng Trung Dương Châu. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY để hiện thực hóa giấc mơ của bản thân mình nhé
Hậu quả Cách mạng văn hoá Trung Quốc
Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã thực sự để lại cho người dân và đất nước những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ về nền tảng kinh tế, xã hội mà còn tổn thất cả về nền văn hóa và chính trị. Trước khi chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời, người ta đã ước tính được rằng có khoảng 12 đến 20 triệu người dân, bao gồm cả 5,4 triệu Hồng vệ binh đã phải đi lao động một cách nặng nhọc ở các vùng nông thôn. Bên trong số đó là 1 triệu người dân sống tại Thượng Hải, tức là đúng 18% dân số của thành phố Thượng Hải lúc đó.
Số nạn nhân bị chết trong giai đoạn cách mạng này có rất nhiều ước tính khác nhau, nhưng con số chắc chắn rất lớn. Tính từ năm 1964 đến năm 1975, đã có khoảng 7,7 triệu người Trung Quốc vì cuộc cách mạng này mà bị giết và 1,5 triệu người chết do đói kém và những xung đột dân sự xung quanh họ. Thống kê khoảng 9,2 triệu người đã chết. Khoảng 3 triệu người đang là Đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị kỷ luật và giam tù, hơn 60% Đảng viên của Đảng Cộng Sản đã bị khai trừ, rất nhiều người trong số họ phải đi lao động một cách nặng nhọc trong thời gian mà đang diễn ra cuộc Cách mạng văn hóa.
Về mặt xã hội, trong khoảng thời gian của thời Cách mạng văn hóa, vô số những trường đại học ở Trung Quốc đã bị đóng cửa hoàn toàn, dẫn đến hậu quả là cả một thế hệ học sinh sinh viên đã không được tiếp cận với nền giáo dục đại học, trung học và tiểu học. Trong những năm của thập niên 1980, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là ông Hồ Diệu Bang đã nhận xét rằng cuộc cách mạng này đã khiến cho khoảng 100 triệu người Trung Quốc chịu đựng đau khổ và mất mát của thời kỳ này.
Cột mốc Cách mạng văn hoá Trung Quốc
-
1958 – 1961: Cuộc Đại nhảy vọt
Trong khoảng thời gian của thời kỳ này, Trung Quốc đã thiết lập được các xã nhân dân đặc biệt. Đây là tên gọi của công xã nhân dân ở nông thôn thông qua việc Trung Quốc đã sử dụng những nguồn lao động tập thể thực sự tích cực để vận động được quần chúng. Có rất nhiều cộng đồng dân cư ở đây đã được huy động tích cực và nhiệt tình để sản xuất một mặt hàng tổn tại duy nhất là thép. Tuy nhiên, Cuộc đại nhảy vọt lần này thực sự là một thất bại về kinh tế.
-
Tháng 1/1961 : Chủ tịch Mao Trạch Đông bị giảm tín nhiệm
Vào năm 1961, tại một hội nghị được tổ chức ở Bắc Kinh, chủ tịch nước Trung Quốc lúc đó là Lưu Thiếu Kỳ gọi nạn đói do cuộc Đại nhảy vọt là chính là một thảm hoạ nhân tạo. Chính vì vậy mức ủng hộ và số phiếu cho chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc là chủ tịch Mao Trạch Đông đã bị giảm xuống mức thấp nhất.
-
Tháng 5/1966 : Cuộc cách mạng văn hoá được bắt đầu
Vào chính ngày 16/5/1966, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một thông báo chính thức cho toàn dân về cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản. Mục tiêu chính của cuộc cách mạng này là loại bỏ phần tử tư sản.
-
Ngày 25/5/1966 : Tấm áp phích đầu tiên
Một giảng viên tại trường Đại học Bắc Kinh tên là Nhiếp Nguyên Tử đã viết ra một tấm áp phích cực kì lớn và dán ở chính giữa bảng tin công cộng. Bảng tin này đã công kích một số lãnh đạo trong đảng cộng sản ở trong trường và các quan chức đảng cộng sản ở chính Bắc Kinh. Nội dung tấm áp phích đó là cố gắng có thể ngăn chặn sự tiến trình của cách mạng. Những tấm áp phích lớn này sau đó được sử dụng vô cùng rộng rãi trong diễn biến của Cách mạng Văn hóa. Mục đích để lên án những kẻ thù giai cấp.
-
Ngày 28/5/1966 : Nhóm Cách mạng Văn hóa được thành lập
Giang Thanh là người vợ thứ 4 của chủ tịch Mao Trạch Đông. Bà đã cùng với các đồng minh của mình là Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Diêu Văn Nguyên và Trương Xuân Kiều thành lập ra một nhóm tên là Nhóm Cách mạng Văn hóa.
-
Ngày 16/7/1966 : Giải đoạn thể hiện quyết tâm
Ông Mao Trạch Đông đã tự mình bơi vượt con sông Trường Giang của Trung Quốc để thể hiện rằng ý chí thực hiện Cách mạng Văn hóa vô cùng to lớn và khủng khiếp. Những chữ họ dựng lên để cổ vũ chủ tịch Mao Trạch Đông đó là là “Mao chủ tịch vạn tuế!” và “Vạn thọ vô cương”, tôn thờ ông như một vị vua.
-
Ngày 1/8/1966 : Đội quân Hồng Vệ Binh
Hồng vệ binh là một nhóm do các học sinh, sinh viên thành lập ra sau khi chủ tịch Mao viết thư cổ vũ họ. Các Hồng vệ binh thường mang theo bên mình một cuốn Hồng bảo thư như một sự chỉ dẫn ,một kim chỉ nam hành động từ chủ tịch Mao Trạch Đông.
-
Ngày 5/8/1966 : Tấn công vào các trụ sở
Tờ báo cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng một tờ áp phích lớn có cái tên là Tấn công vào các trụ sở. Trong đó chủ tịch Mao Trạch Đông đã chỉ trích các ban lãnh đạo hàng đầu , những người mà có tư tưởng quan điểm lập trường tư sản phản động.
-
Ngày 18/8/1966 : Hồng vệ binh được tập hợp
Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông thì hàng triệu Hồng vệ binh được trải dài trên khắp nơi của đất nước đã được tập trung tại quảng trường Thiên An Môn ở thành phố Bắc Kinh để có được những cơ hội nhìn thấy mặt chủ tịch Mao. Trong những tháng sau sự kiện đó thì chủ tịch Mao Trạch Đông đã diễn thuyết trước hơn 12 triệu quân của đội Hồng vệ binh.
-
Thời gian từ ngày 23/8/1966 đến 26/12/1966 : Giai đoạn Hỗn loạn
Những vụ bạo lực do đội quân Hồng vệ binh gây ra đã lan tràn ra khắp đất nước Trung Quốc. Họ đã sử dụng các hình thức bạo lực dã man như đấu tố, tra tấn, ngược đãi, cưỡng bức làm nhục và sát hại người dân vô tội. Nhiều người phải đã phải tự tử hoặc thậm chí bị ép tự tử vì sức ép quá lớn. Thời điểm đó theo thống kê đã có hơn 1.772 người bị giết hại. Tại Thượng Hải, riêng trong tháng 9 đã có hơn 704 vụ tự tử và hơn 534 các ca tử vong có liên quan đến cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Quân của đội Hồng vệ binh cũng đã phá hủy đi rất nhiều các công trình đồ sộ, những đồ vật liên quan đến các tôn giáo.
-
Từ ngày 11/2/1967 đến 16/2/1967 : Sự thất bại
Khoảng thời gian này đã có một số tướng lĩnh cấp cao với ý đồ muốn chống lại Nhóm Cách mạng Văn hóa Trung Quốc nhưng cuối cùng đã dẫn đến thất bại. Những tướng này ngay sau đó bị thanh trừng và xoá sổ. Quyền lực của Giang Thanh , vợ của chủ tịch Mao và vị tướng trung thành với ông Mao là Lâm Bưu lại ngày càng được củng cố về vị thế hơn nữa.
Tìm hiểu cách mạng văn hoá Trung Quốc
Để có thể tìm hiểu được những nền văn hoá Trung Quốc thì cần có những vốn tiếng Trung cơ bản cho riêng mình. Bạn có thể lựa chọn vô số cách từ học online, tự học, học tại Trung Tâm hoặc hoặc theo giáo trình. Bởi văn hoá Trung Quốc là một kho tàng thực sự đồ sộ, cần một nền tảng kiến thức tiếng Trung thì chúng ta sẽ thoả thích nắm trọn những điểm thú vị nhất của đất nước này.Bạn muốn học tiếng Trung nhưng bạn chưa biết gì về tiếng Trung, chưa biết phải bắt đầu từ đâu và cách học như thế nào? Khóa học tiếng Trung cơ bản sẽ giúp bạn làm quen với tiếng Trung, hiểu được cách đọc chữ Hán, cấu tạo, cách viết chữ Hán và giúp bạn có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung. Tiếng Trung Cơ Bản giúp bạn phát âm chuẩn, có phương pháp luyện nhớ chữ Hán và cách học tiếng Trung hiệu quả. Đây cũng là nền tảng vững chắc để bạn học tiếng Trung Nâng Cao và tiếng Trung chuyên ngành.
Trong khóa học này, các bạn sẽ được học đầy đủ các kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc Viết.
- Nghe: Được luyện nghe người bản xứ đọc phát âm chuẩn, bài khóa, từ mới, bài tập.
- Nói: Được luyện tập hội thoại giao tiếp cơ bản với các thành viên trong lớp, nâng cao phản xạ, kĩ năng giao tiếp.
- Đọc: Luyện đọc theo bào khóa, bài tập một cách bài bản theo giáo trình, luyện đọc phát âm chuẩn, luyện nhớ mặt chữ Hán.
- Viết: Được học cách viết, cấu tạo chữ Hán, các bộ thủ, quy tắc viết chữ, luyện nhớ chữ Hán.
Bạn nhận được gì khi hoàn thành khóa học tiếng Trung cơ bản?
- Đọc phiên âm tiếng Trung thành thạo
- Giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung
- Thành thạo quy tắc viết chữ Hán
- Thi được HSK1
- Đặc biệt: Bạn sẽ nhận được phương pháp nhớ 1500 chữ Hán qua câu chuyện (độc quyền chỉ có tại tiếng Trung Dương Châu – nằm trong từng bài giảng từ Hán ngữ 1234). Phương pháp này giải quyết vấn đề nan giải nhất của người học tiếng Trung là làm sao nhớ được chữ Hán.
- Với những bạn yêu ca hát, sau khi học xong khóa cơ bản này là bạn có thể thoải mái hát bằng tiếng Trung rồi.
ĐĂNG KÝ NGAY HỌC TIẾNG TRUNG CƠ BẢN ĐỂ ĐƯỢC KHUYẾN MÃI HỌC PHÍ
Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :
♥ Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu
♥ Shop Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau
♥ Shop Shopee : https://shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau
♥ Shop Lazada : https://www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau
Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595
Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.
Cơ sở 2 : tầng 4 – số 25 – ngõ 68 Cầu Giấy