Cách mạng văn hóa Trung Quốc – Hậu quả tàn khốc nhất trong lịch sử
Năm nay là kỉ niệm tròn 54 năm ngày diễn ra Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Đây là cuộc cách mạng có mức độ tàn khốc vượt xa so với tưởng tượng. Những con người sống trong xã hội Trung Quốc ngày nay không bao giờ có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm đáng để chúng ta phân tích.
Hãy cùng Tiengtrung.com tìm hiểu về Cuộc Cách mạng Văn hóa này. Hậu quả mà nó để lại cho đến ngày hôm nay và có cái nhìn đúng đắn hơn về nó nhé!
Đôi nét về cuộc Cách mạng Văn hóa
Ngày 16/5/1966, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Mao Trạch Đông. Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành một thông báo chính thức. Đó là về cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản. Mục đích của cuộc cách mạng để thanh trừng các thành phần phá hoại và phản động. “tìm ra các đại diện của giai cấp tư sản đang ẩn nấp. Trong nội bộ Đảng, Chính phủ, quân đội, và các lãnh địa văn hóa khác”. Phơi bày chúng dưới “kính viễn vọng và kính hiển vi của Tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Hậu quả mà cuộc Cách mạng Văn hóa
Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ về kinh tế, xã hội mà cả về văn hóa.
Thiệt hại về con người
Trước khi chủ tịch Mao qua đời. Người ta ước tính rằng có khoảng mười hai đến hai mươi triệu người. Trong đó bao gồm 5,4 triệu Hồng vệ binh, đi lao động nặng nhọc ở nông thôn. Trong đó là 1 triệu người dân Thượng Hải. Tức là 18% dân số của thành phố lúc đó. Số nạn nhân bị chết trong giai đoạn này không có con số cụ thể, nhưng chắc chắn là rất lớn. Bởi có nhiều khả năng chính quyền không thống kê được hết lượng người chết hoặc cố tình che giấu con số thật sự.
Theo nhà nghiên cứu Rudolph Rummel. Từ năm 1964 đến năm 1975, khoảng gần tám triệu người Trung Quốc bị giết. 1,5 triệu người chết do đói kém và xung đột dân sự. Tổng cộng là 9,2 triệu người đã chết. Khoảng ba triệu Đảng viên Đảng Cộng sản TQ bị kỷ luật và cầm tù. 60% Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng. Nhiều người trong số họ phải lao động nặng nhọc trong thời gian diễn ra Cách mạng văn hóa.
Hậu quả về mặt xã hội
Về mặt xã hội, trong thời Cách mạng văn hóa, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã bị đóng cửa. Dẫn đến hậu quả là cả một thế hệ không được tiếp cận với nền giáo dục đại học. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó đã nhận xét rằng khoảng một trăm triệu người Trung Quốc chịu đau khổ của thời kỳ này.
Thiệt hại về tinh thần
Trong quá trình điều tra các hậu quả gây ra bởi Cách mạng Văn hóa. Điều khó ước lượng nhất không thể được lượng hóa một cách chính xác đến vậy. Cuộc Cách mạng Văn hóa đã ảnh hưởng đến tinh thần của người Trung Quốc như thế nào? Đây vẫn là một vấn đề chưa thể hoặc ít nhất là không dễ để nêu ra tranh luận công khai. Đảng Cộng sản vẫn rất nghiêm khắc hạn chế bất kì cuộc thảo luận nào liên quan đến giai đoạn này. Họ lo rằng những điều đó sẽ châm ngòi cho một cuộc xét lại toàn diện di sản của Mao. Cũng như vai trò của Đảng Cộng sản trong lịch sử Trung Quốc.
Thường những người ngoài cuộc khó hiểu được một việc. Đó là vì sao những người còn sống sót sau Cách mạng Văn hóa lại thường cảm thấy không muốn nhắc lại những trải nghiệm đó. Những điều vốn đã thay đổi sâu sắc cuộc đời họ đến vậy. Có một lời giải thích là các sự kiện diễn ra trong thời kỳ ấy hỗn mang đến mức nào. Nhiều người cảm thấy mang trong mình gánh nặng kép khi vừa là kẻ tội đồ, vừa là nạn nhân.
Hậu quả cho đến mãi sau này
Năm mươi năm sau Cách mạng Văn hóa. Khi Trung Quốc một lần nữa bị thôi thúc phải tự cách ly khỏi các ảnh hưởng ngoại bang. Ta hoàn toàn có thể thấy rằng hậu quả thật sự còn nghiêm trọng hơn những gì đã công bố. Mới đây đã có một cuốn sách ra đời nhằm ghi lại câu chuyện ít người biết đến về việc các trí thức và lãnh đạo Trung Quốc. Khi nhận thấy nguy cơ suy sụp của nền kinh tế nước nhà vào cuối thời kì Cách mạng Văn hóa. Họ đã tìm đến sự trợ giúp từ các nhà kinh tế học nước ngoài nhằm tái thiết đất nước.
Kết luận
Câu chuyện lịch sử này không nên bị quên lãng. Và vào thời điểm mà cả nền kinh tế lẫn xã hội Trung Quốc có khả năng rơi vào trạng thái bấp bênh. Thay vì cô lập tri thức và nghi ngờ thế giới như chính Mao Trạch Đông năm xưa. Cách tốt nhất để tránh bị rơi vào một thảm họa tồi tệ như năm 1966. Đó là có thái độ cởi mở với các nước láng giềng. Xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài về mọi mặt.
Dù cho Cách mạng văn hóa Trung Quốc đã kết thúc từ rất lâu, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn đọng mãi. Hậu quả của nó cũng khủng khiếp không tưởng tượng nổi. Cho đến nay cuộc Cách mạng Văn hóa này vẫn gây ra rất nhiều tranh cãi. Chúng ta với cương vị là công dân của một nước láng giềng, chỉ nên tìm hiểu và tự mình cảm nhận về nó. Không nên đánh giá việc chính trị của quốc gia khác. Bất cứ phát ngôn nào liên quan đến chính trị đều rất phức tạp.
Chắc hẳn qua bài viết này các bạn cũng đã có một cái nhìn sâu sắc hơn về Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Cùng Tiengtrung.com tham gia khóa học tiếng Trung và tự mình tìm hiểu các vấn đề văn hóa của nước bạn nhé!