Tổng hợp 5 món ăn nên thử khi đến Trung Quốc
Trải qua quá trình hình thành và phát triển từ rất lâu đời, ẩm thực Trung Hoa đã du nhập vào đất nước ta hàng thế kỉ qua. Cho đến ngày nay , với sự sẵn có của nguyên liệu, gia vị chúng ta hoàn toàn có thể tự chế biến các món ăn Trung Hoa một cách dễ dàng. Sau đây, Tiengtrung.com sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách chế biến món ăn Trung Quốc dễ làm nhé !
1.Thịt kho đông pha ( đặc sản của người Hàng Châu – Trung Quốc )
+ Nguyên liệu :
1 kg thịt ba chỉ
Rượu Thiệu Hưng
Hắc xì dầu
Xì dầu (nước tương)
Đường phèn
Hành lá, gừng,hành tím,hoa hồi
+ Thực hiên :
Bước 1 : Sơ chế
Thịt rửa sạch, sau đó cho vào nước sôi để luộc sơ kèm với 1 ít gừng lát nhỏ và hoa hồi. Lưu ý khi luộc cho phần da xuống trước sau đó cắt thịt thàng miếng vuông lớn ( to hơn khi tàu 1 chút) và cuối cùng dùng dây gân buộc thịt lại.
Bước 2 :
Sau khi sơ chế thịt , cho vào đáy nồi hành lá, vài củ hành tím, vài lát gừng và cho thịt vào. Lưu ý phần da sát với mặt đáy.
Cho khoảng 150ml rượu Thiệu Hưng , 50ml xì dầu, 50 ml nước tương, 50ml nước lọc và 30g đường phèn. Đun nhỏ lửa từ 1 đến 1,5h. Lưu ý đậy nắp khi đun thịt.
Trở thịt, tiếp tục đun trong 1 giờ nữa là hoàn thành. Món ăn này sẽ ăn kèm với cải thìa luộc hoặc cải ngồng sẽ rất ngon nha !
2.Vịt quay Bắc Kinh
Các món ăn hoàng gia đều có mặt tại Bắc Kinh. Ẩm thực tại cùng đất này đều sử dụng những nguyên liệu thượng hạng nhất để chế biến cùng với nhưng công thức nấu ăn phức tạp. Nguyên liệu chính được lựa chọn để làm món ăn này chính là vịt được nuôi ở Bắc Kinh. Đặc điểm nổi bật khiến cho món ăn này trở nên thành thương hiệu trứ danh của vùng đất này chính là da vịt rất mỏng, màu nâu đỏ, giòn tan vô vùng thơm ngon và bắt mắt thực khách.Phần lớn các nhà hàng ở đây sẽ phục vụ món da và thịt vịt riêng.Những con vịt to béo được chọn để làm nguyên liệu. Sau công đoạn sơ chế, vịt sẽ được quay trong lò lớn rồi đem lọc lấy thịt và da riêng, sau khi lọc thì lại xếp về hình dáng ban đầu để đem đi phục vụ khách. Còn phần xương vịt không đem bỏ đi mà họ dùng xương đã lọc mang đi hầm để lấy nước dùng cho các món soup khác.
Vịt quay Bắc Kinh đã có từ thế kỉ 13 cho đến ngày nay, nó vẫn giữ cho mình một vị trí quan trọng trong ẩm thực của người Kinh Bắc nói riêng và người Trung Quốc nói chung. Nó không chỉ là món ăn đạc biệt, nổi tiếng của người dân bản địa mà còn là món ăn yêu thích của một số người dân tại khu vực lân cận và trên cả thế giới. Do vậy mà công thức của món ăn này được rất nhiều người săn đón. Để làm món ăn chuẩn công thức như người bản xứ thì sẽ rất cầu kì và phức tạp nên khi chế biến họ đã rút ngắn gọn lại một số bước nhưng vẫ đảm bảo được hương vị của món ăn này.
Tiengtrung.com sẽ gửi đến các bạn các công thức làm món vịt quay Bắc Kinh đơn giản dễ làm tại nhà nhé !
+ Nguyên liệu :
– 2 muỗng cà phê dấm trắng; 4 muỗng canh dầu hào; 1.5 muỗng cà phê ngũ vị hương; 3 muỗng canh đường mạch nha; 3 muỗng canh rượu nấu ăn
– Nước chấm: 2 muỗng canh tương đậu nành ngọt + 1 muỗng canh vừng
– 1 con vịt khoảng 1.5-2kg
Một lưu ý cho cho chị em khi chọn vịt nè :
Theo kinh nghiệm nội trợ thì thịt vịt đực sẽ ngon, thơm và ngọt hơn vịt cái. Con vịt đực đầu sẽ to hơn, mỏ cứng hơn và phần mông bé nhỏ hơn vì không đẻ trứng và kêu to hơn. Một con vịt đực ngon da bụng và da cổ dày, ức tròn, to xách lên sẽ cảm thấy chắc thịt và nặng. Khi chế biến sẽ ra ít nước, khô, chắc thịt và có mùi thơm đặc trưng.
Phần 2 : Chế biến
Bước 1: Sơ chế vịt
-Khi mua vịt bạn nên mua vịt đã làm lông, đã mổ và làm sạch ruột để tiết kiệm thời gian chế biến tại nhà. Tiếp theo, bạn cho dấm vào nước và ngâm vịt trong vòng 1h. Sau đó dùng dây buộc vịt lại và treo lên cho ráo nước.
Bước 2: Ướp vịt
– Trộn 4 muỗng dầu hào, ½ muỗng rượu, 1/5 muỗng ngũ vị hương. Sau đó, phết hỗn hợp này vào vịt đã sơ chế. Phết hỗn hợp này thật đều tay để khi quay, gia vị sẽ ngấm đều vào vịt.
– Dùng một bát khác trộn 3 muỗng đường mạch nha, 3 muỗng nước nóng và 1 muỗng dấm trắng. Tiếp theo phết hỗn hợp lên bề mặt da của con vịt. Hỗn hợp này sẽ làm cho da vịt có màu vàng sậm như cánh gián và giòn hơn.
Sau 30p thì chúng ta sẽ phết lại hỗn hợp này một lần nữa để gia vị được ngấm hơn. Sau đó dùng dây hoặc xiên tre để khâu bụng vịt lại tránh bị chảy nước sốt ra ngoài.
– Bước tiếp theo chúng ta sẽ treo vịt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mùa đông chúng ta có thể treo vịt trong 24h để cho vịt ngấm gia vị. Mùa hè treo lâu vị sẽ ôi thiu nên sẽ chỉ treo trong khoảng 5-6 tiếng.
Bước 3: Nướng vịt
– Sau khi đã treo vịt đủ thời gian ngấm gia vị , chúng ta sẽ làm nóng lò nướng trước khi cho vịt vào quay. Nên làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C. Khi lò đã nóng chúng ta sẽ cho vịt vào để quay.
Lưu ý, nên hứng khay ở dưới để nước sốt và mỡ vịt chảy xuống.
Một lưu ý nhỏ là chúng ta nên dùng khay hứng ở dưới để nước sốt và mỡ vịt chảy xuống khay.
Trong quá trình nướng vịt, 15p chúng ta sẽ lật vịt một lần. Sau đó hạ nhiệt độ nhỏ xuốn còn 120 độ C và tiếp tục nướng vịt trong vòng 40 phút.
Nếu như vịt to thì chúng ta có thể tăng thời gian nướng thêm 10p
Bước 4: Xối dầu ăn nóng vào vịt
Đun nóng dầu ăn trong nồi, sau dùng muôi múc dầu ăn nóng rưới thật đều lên phần thân vịt cho da vịt được nóng giòn.( Bước này rất dễ bỏng tay nên các bạn cẩn thận nha)
Nhớ rưới dầu nóng thật đều tay và liên tục để cho dầu ăn ngấm vào da của vịt thật giòn là được nhé. Sau khi rưới xong thì chúng ta treo vịt lên cao cho ráo dầu ăn và để nguội bớt, và bước cuối thái thành từng miếng nhỏ và thưởng thức thôi nào !
Bước 5: Bước cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng là bước pha nước chấm vịt quay Bắc Kinh
Cách 1:
– Cho 2 muỗng canh tương đậu nành ngọt và 1 muỗng canh vừng vào 1 bát, trộn đều là xong.
Cách 2:
– Đầu tiên, pha nước lọc cùng nửa muỗng tương xay, 1 muỗng đường, 1/3 muỗng bột ngọt và ½ muỗng muối, khuấy đều.
– Phi thơm hành tím, tỏi băm trên chảo dầu nóng, sau đó nấu sôi hỗn hợp trên trong khoảng 5 phút.
– Sau 3 phút đun sôi xốt tương xay, cho nửa muỗng bột năng vào nấu cùng để tạo thành một hỗn hợp sền sệt rồi tắt bếp. Để nguội, vắt thêm chút chanh và tiêu xay vào là có thể thưởng thức.
3. Đậu hũ sốt Tứ Xuyên
Đậu hũ số Tứ Xuyên hay còn có tên gọi là Mapo tofu. Đây chính là một trong top 10 món ăn ngon và nổi tiếng nhất Trung Quốc. Món ăn này rất phù hợp với những ngày se lạnh. Đậu được chọn để sốt sẽ là loại đậu hũ non mịn và có hương thơm đặc trưng của đậu nành. Thịt băm không quá nhiều mỡ để không bị ngấy. Đặc biêt, ngoài vị cay cay tê tê đặc trưng thì hình thức phải đảm bảo được màu đỏ,sáng bóng và đẹp mắt vốn có của món đậu Tứ Xuyên chính gốc. Bây giờ chúng ta sẽ cùng Tiengtrung.com khám phá cách làm món đâu hũ cực ngon này nhé !
+ Nguyên liệu :
Đậu hũ non
Tỏi băm ( 2 muỗng cafe)
Gừng băm ( 1 muỗng cafe)
Sa tế ( 1 muỗng)
Dầu mè (1/2 muỗng)
Thịt heo bằm (100gr)
Hành lá ( 3 nhánh)
Ớt bột (10gr)
Dầu hào ( 1 muỗng)
Nước tương ( 1 muỗng)
+ Cách chế biến :
Bước 1: Lấy đậu hũ non ra khỏi hộp, rửa nhẹ qua dưới vòi nước mát , sau đó cắt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn .( Bước nàu chúng ta phải cẩn thận vì rất dễ nát)
Hành lá rửa sạch và cắt nhỏ
Bước 2: Để món ăn này được thơm ngon cần có hành tỏi phi thơm, gừng băm, ớt bột cùng với dầu ăn.Tiếp theo, cho thêm 2 muỗng sa tế ớt, 1 muỗng dầu hào, ½ muỗng canh dầu mè vào trong chảo, đảo đều thêm trong 1 phút nữa. Bước sau cho thêm thịt heo băm và 1 muỗng xì dầu ( có thể thay bằng nước tương) và xào lên.
Bước 3: Khi sa tế và thịt băm gần chín và có màu đặc trưng của món đậu phụ Tứ Xuyên thì chúng ta tiếp tục cho đậu hũ non đã sơ chế sẵn vào chảo, dùng đuca đảo thật nhẹ nhàng và lắc chảo qua lại cho đậu được ngấm đều sốt sa tế. Tiếp theo cho thêm chút nước và hạn hỏ lửa. Đun thêm khoảng 3 đến 5 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 4 : Món đậu hũ đã hoàn thành , chúng ta bày ra đĩa và rắc thêm chút hành lá lên và ăn nóng. Món đậu hũ sốt tứ xuyên có vị cay nồng rất đặc trưng hòa quyện cùng với đậu hũ non mềm mịn, béo thơm hương đậu nành hấp dẫn. Trong tiết trời se lạnh có món đậu hũ ăn sốt ăn kèm thì thật hấp dẫn.
4.Bánh bao kim sa
Bánh bao kim sa là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, một loại bánh bao vô cùng đặc biệt và trở thành món ăn sáng hàng ngày quen thuộc. Bánh bao kim sa hay còn gọi là bánh bao trứng muối hay bánh bao trứng sữa ( tùy vào nhân bánh để gọi). Bánh bao được làm từ những nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời bổ ích chi cơ thể.
Nguyên liệu:
Nhân bánh
Bột mì
Men nở + Bột nở
Sữa tươi không đường + Sữa đặc + Sữa bột
Lòng trắng trứng gà + Trứng vịt muối
Nước cốt dừa + Đường trắng
Dầu ăn + Bơ lạt
Vỏ bánh
* Phần thứ nhất:
250 gram bột mì
3 gram men instant
3 gram đường
135 – 145 ml sữa tươi không đường
30 ml dầu ăn
* Phần thứ hai
75 gram bột mì
1 lòng trắng trứng (30 gram)
30 gram đường
10 gram bột sữa
4 gram bột nở (baking powder)
Cách làm
Về nguyên liệu:
– Dùng các nguyên liệu ngon và tốt để làm nhân bánh sẽ giúp nhân có mùi vị thơm ngon hơn.
– Dùng bơ động vật không muối sẽ ngon hơn bơ thực vật/ magarine.
– Sữa đặc có thể dùng loại của Nestley hoặc sữa Ông Thọ
– Sữa bột: có thể chọn bất kì loại bột sữa trẻ em nào. Sữa bột càng thơm ngon thì bánh sẽ càng ngon. Không nên bỏ qua phần này.
– Nếu không có trứng muối, có thể thay bằng trứng thường và thêm chút muối, nhưng mùi vị vẫn sẽ khác vì trứng thường không có độ bùi béo như trứng muối.
– Phần sữa trong bột bánh: có thể thay đổi tùy vào độ hút nước của bột. Nên cho nhiều sữa để bột ẩm và dẻo dai một chút, bánh sẽ mềm hơn (các bạn xem trong clip sẽ thấy khi mình nhồi bột bằng tay, bột rất mềm và dẻo, là dấu hiệu của việc bột có đủ nước, nếu thiếu nước, khối bột sẽ cứng và rất khó nhồi).
Về cách làm nhân kem trứng muối:
– Nhân trứng cần được để rất lạnh để không chảy quá nhanh khi hấp bánh, tốt nhất là chuẩn bị nhân trước khi làm bánh tối thiểu 12h.
– Nếu muốn nhân có màu vàng đậm hơn thì có thể pha 1 vài giọt màu thực phẩm vàng với đỏ.
– Trong clip mình dùng khuôn silicon cake pop, khuôn này mình cũng đã dùng để làm phần nhân cho Mochi kem. Mình rất thích khuôn này, cực kì tiện cho việc tạo hình và dễ lấy ra.
Nếu không có khuôn, bạn có thể để nhân trứng vào tủ lạnh. Nhờ trong nhân có nhiều bơ nên nhân sẽ cứng lại và có thể dễ dàng nặn thành viên bằng tay.
Cách làm vỏ bánh:
– Nếu không có máy thì nhồi bột bằng tay như trong clip. Tùy lượng bột và kĩ thuật nhồi, sẽ mất khoảng 15 – 20 phút.
– Nếu nhồi bằng stand mixer, thời gian sẽ ngắn hơn. Chỉ nhồi ở tốc độ vừa – thấp. Tránh nhồi quá nhiều sẽ làm hỏng bột.
– Phần bột trong công thức nhiều hơn so với lượng nhân, sẽ thừa ra khoảng 150 gram bột. Bột này có thể bọc kín bằng nilon rồi để ngăn đá, khi dùng rã đông trong ngăn mát tủ lạnh. Hoặc có thể tăng lượng nhân thêm 1/3 công thức
– Các bạn có thể làm bánh với cỡ to hơn nhưng lưu ý tỉ lệ vỏ bánh: nhân là khoảng 2 lần (bánh của mình làm có 15 gr nhân và 30 gr vỏ).
Hấp bánh
– Phần này rất quan trọng, cần phải hấp vừa đủ thời gian để vỏ bánh chín và nhân vừa chảy đều đẹp. Nếu hấp trong thời gian quá ngắn, bánh sẽ chưa nở xốp hết. Nếu hấp quá lâu, vỏ bánh có thể sẽ bục, nhân chảy ra ngoài và chín một phần.
– Với bánh 30 gram mình hấp trong 10 phút, lửa to. Bánh to hơn sẽ cần hấp lâu hơn.
Bảo quản bánh
– Với bánh chưa hấp: Sau khi gói nhân, bọc kín bánh bằng nilon bọc thực phẩm, để ngăn đá. Khi dùng thì để bánh vào ngăn mát tủ lạnh, đợi rã đông hết rồi để ra ngoài nhiệt độ phòng trong 5 phút. Hấp bánh như bình thường. Mình hay áp dụng cách này để có bánh nóng ăn sáng. Trước khi đi ngủ chỉ cần cho bánh đông lạnh lên ngăn mát, rồi sáng dậy hấp bánh là có bánh tươi nóng hổi cho bữa sáng
– Với bánh đã hấp chín: để bánh nguội hoàn toàn rồi chọn 1 trong 2 cách sau:
+ Bọc kín bằng nilon, để ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng hấp lại trong nồi khoảng 3 – 5 phút, hoặc hấp trong lò vi sóng khoảng 30 – 45 giây (500Watt). Nếu dùng lò vi sóng cần đậy kín để bánh không bị khô, và không hấp quá lâu, nhân bánh sẽ trào ra ngoài hoặc bị chín. Bánh có thể bảo quản trong tủ lạnh 2 – 3 ngày nhưng nên dùng càng sớm càng tốt.
+ Bọc kín bằng nilon, để ngăn đá đông lạnh. Khi dùng cho lên ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó hấp lại như trên. Bánh có thể bảo quản trong ngăn đá trong khoảng 4 – 6 tuần.
5.Mì hoành thánh
Hoành thánh, một món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, cũng là một món ăn truyền thống và quen thuộc gắn với đời sống của người dân Hội An từ bao lâu nay. Hoành thánh có nhiều cách thức chế biến với nhiều hình thức khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh nước, hoành thánh mỳ…Hoành thánh luôn mang hương vị và phong cách đặc trưng cuốn hút. Từng chiếc hoành thánh với lớp vỏ dai mềm bao bọc nhân tôm thịt béo bùi bên trong, ăn cùng thịt xá xíu và nước dùng gà ngọt thanh, thêm vị ngai ngái đặc trưng của lá hẹ, vị ngon rất khó diễn tả. Với công thức hướng dẫn sau đây, bạn có thể tự làm hoành thánh thịt xá xíu và thưởng thức tại nhà, vừa ngon lại vừa đảm bảo.
Nguyên liệu :
Thịt vai, thịt nạc dăm mỗi loại 300gr
Tôm tươi: 200g, tôm khô: 20g
Xương gà
Vỏ hoành thánh bạn có thể tự làm hoặc mua sẵn trong siêu thị khoảng 200gr
Lá hẹ: 1 bó nhỏ
Xốt ướp xá xíu: ½ gói
Sữa tươi: khoảng 100ml
Hành khô
Tỏi khô
Các gia vị thường dùng: mắm, muối, hạt tiêu…
Chế biến
Bước 1. Làm thịt xá xíu.
Thịt vai rửa thật sạch sau đó chần sơ qua với nước sôi để ướp cùng gia vị, nước xốt, bột ngọt, hạt tiêu và sữa tươi. Sau đó cho thịt vào ngắn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng thể thấm đều gia vị.
Tỏi khô băm nhỏ và phi thơm cùng chút dầu ăn. Sau đó cho thịt đã ướp, nước ướp vào cùng nồi để nấu. Khi sôi thì chúng ta hạ nhỏ lửa để cho thịt chín dần.
Thịt chín vớt ra, gắp cho vào lò nướng đã làm nóng, nướng trong 10p với nhiệt khoảng 200 độ C. Để nguội và cắt thành miếng mỏng.
Bước 2. Nấu nước dùng
Dùng xương gà rửa sạch, chặt nhỏ và chần với nước sôi. Sau khi đã chần cho xương gà vào nồi khác và hầm trong khoảng 30p. Lọc lấy nước dùng và vất nỏ phần xương.
Bước 3. Làm hoành thánh.
Hành khô băm nhỏ. Thịt nạc dăm rửa sạch, chần sơ qua để ráo nước và băm nhuyễn. Ướp thịt với hành tím, bột ngọt, hạt tiêu, mắm,muối.
Tôm sơ chế sạch, lột vỏ, bỏ đầu, lấy chỉ. Sau đó ướp tôm với hành tím,bột ngọt, hạt tiêu,gia vị.
Bước tiếp theo chúng ta trải miếng vỏ bánh lên mặt phẳng, cho thịt heo, cho 1 con tôm để làm nhân. Cứ thế làm lần lượt cho đến hết.
Bước 4. Nấu hoành thánh
– Tôm và hẹ rửa sạch. Tôm nên ngâm nước ấm một chút cho mềm và hẹ thì cắt khúc nhỏ
– Phi tôm khô đã ngâm cùng với tỏi rồi đổ vào nước dùng gà nấu lại. Khi nước dùng sôi, cho hoành thánh vào nồi để nấu. Khi chín hoành thánh sẽ nổi lên, nêm nếm cho vừa đủ ăn và tắt bếp.
– Múc hoành thánh và nước dùng ra tô, thêm thịt xá xíu, lá hẹ lên trên rồi ăn nóng.