Học tiếng trung tốt tại Hà Nội, Tp.HCM

Lịch sử đa dạng trong món ăn truyền thống của người Trung Hoa

Phạm Dương Châu 11.09.2020 Ẩm thực Trung Quốc

Có thể nói, trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa được coi là cái nôi của nhân loại. Ẩm thực truyền thống của quóc gia này có ảnh hưởng sâu sắc đến các  trong nước, các khu vực lân cận và cả trên thế giới. Xuyên suốt chiều dài hơn 50000 năm lịch sử, sự xuất hiện của ẩm thực truyền thống đã bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, du nhập thêm các nét độc đáo từ phương Tây để tạo nên một nền văn hóa có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Những món ăn với sự trang trí đẹp mắt ,tinh tế từ cái nhìn cho đến hương vị. Mỗi cách chế biến mang lại những nét hương vị khác nhau trong sự đa dạng về phương thức nấu nướng : hầm,  nấu, ninh, xào, rang, luộc, om, nhúng,  hấp, …Từ những bàn tay khéo léo và công thức truyền thống đã tạo nên những món ăn ngon, trình bày đẹp mắt, hương thơm ngất ngây cuốn hút mọi người và một điều khá quan trọng tạo chất lượng món ăn chính là nguyên liệu phải tươi ngon, thanh mát. Về chất lượng, món ăn không những ngon miệng mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng … đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa thực phẩm và các vị thuốc bắc, hải sâm,…Mặc dù có nhiều sự du nhâp của văn hóa phương Tây nhưng ẩm thực truyền thống Trung hoa vẫn giữ cho mình nét riêng biệt và khẳng định được vai trò trên thế giới. Cùng Tiengtrung.com tìm hiểu nét văn hóa ẩm thực này nhé! 

 

tiengtrung.com

tiengtrung.com

1.Lịch sử món ăn truyền thống Trung Quốc

Những dấu ấn đặc biệt trên thế giới của ẩm thực Trung Hoa đã có từ thời thương cổ. Dọc theo quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, ẩm thực được chia làm 8 giai đoạn phát triển : thời Thượng Chu, Tần Hán, Ngụy Tấn Nam BẮc Triều, Nguyên Minh Thanh, Trung Hoa dẫ quốc và hiện đại. Mỗi thời lại để laijn những nét đặc sắc riêng. Cho đến hiện nay, ẩm thực Trung Hoa truyền thống đươc chia làm 8 trường phái khác nhau (Bát đại thái hệ) hoặc cũng có thể chia làm 4 và gọi là Tứ thái hệ.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

2. Đặc trưng của những món ăn truyền thống Trung Quốc

Nếu như cây lúa mì là loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở phương Tây nhờ vào khí hậu ôn đới và trở thành món lương thực chính của họ thì ở Trung Quốc hay các  quốc gia phương đông lại sử dụng gạo là món lương thưc chính. Tại một số khu vực có khí hậu ôn đới tại phía Bắc của Trung Quốc, lúa mì được sử dụng để thay thế cho gạo, nhưng điều đặc biệt là người dân ở đây không nấy nguyên hạt mà xay nhỏ để chế biến thành lương thực chính và một số món bánh khác. Màn thầu (dimsum, bánh bao) chính là một trong những ví dụ điển hình cho nét đặc sắc ẩm thực chỉ có ở nơi đây.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

+ Người Trung Hoa rất coi trọng sự toàn vẹn trong các món ăn, do vâỵ mà ngay cả trên các món ăn cũng thể hiện lên được ý nghĩa “đầu xuôi đuôi lọt” tất cả mọi việc trong cuộc sống. Ví dụ như cá sẽ được chế biến nguyên cả con sau đó mới được bài trí ra đĩa hoặc khi chế biến gà cũng được chặt ra từng miếng chế biến xong lại xếp trở về hình dáng ban đầu.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

 + Các món ăn của trung Quốc phải đảm bảo được từ vị ngon đến màu sắc , các thức bài trí thu hút, ấn tượng làm ngây ngất lòng người. Các gia vị,  nguyên liệu đi kèm khiến cho món ăn Trung Hoa tạo nên sự khác biệt chính là thảo mộc, các vị thuốc bắc, hải sâm,…

+ Nguyên liệu nấu của người Trung Quốc rất đa dạng. Thịt lợn là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Bên cạnh đó, các loại thủy hải sản, gia cầm, trâu, bò, cừu, dê,.. cũng được sử dụng rất nhiều. Tại Trung Quốc, họ sẵn sàng nhập khẩu và lai tạo ra những nguyên liệu mà họ không có. Một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng như măng tre, ngó sen, vây cá mập, cánh hoa mộc lan,…

+ Một phần quan trọng và không thể thiếu trong ẩm thực chính là gia vị nấu nướng. Khác với thói quen sử dụng nước mắm ở Việt Nam, người Trung Quốc sử dụng chính là xì dầu (酱油/豉油). Xì dầu Trung Quốc có 3 loại : đầu trừu ,tàu vị yếu và tàu xì. Xì dầu hay nước tương là một loại nước chấm được sản xuất bằng cách cho hỗn hợp đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn lên men. Xì dầu có thể dùng để chấm ăn ngày hoặc cho vào làm gia vị nấu nướng hoặc tẩm ướp trong nấu nướng để tạo màu và hương vị. Bên cạnh xì dầu, ngũ vị hương cũng là một gia vị phổ biến không thể thiếu.

Ngũ vị hương (五香粉-ngũ hương phấn) là một loại gia vị tiện lợi dùng trong ẩm thực của người Trung Hoa hay Việt Nam, đặc biệt hay dùng trong ẩm thực của người Quảng Đông. Nó bao gồm năm loại vị cơ bản trong ẩm thực là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng.Ngũ vị hương được xây dựng trên nền tảng cân bằng âm – dương.

3.Sự đa dạng văn hóa trong món ăn

Trong thói quen ăn uống hàng ngày của người Trung Hoa, thịt được sử dung là món ăn chính đặc biệt là thịt heo. Tuy nhiên vì diện tích rộng lớn và mật độ dân số dày đẵ cũng đã tạo nên một văn hóa đa dạng về thói quen ăn uống . Phía Nam Trung Quốc, người Quảng Đông sửu dụng hải sản rất rộng rãi, còn ở phía Bắc người dân lại ăn thịt nhiều hơn. Nằm ở vùng trung tâm của Trung Hoa, các món ăn của khu vực Tứ Xuyên và Hồ Nam có vị cay nhất so với các vùng còn lại . Còn về người Hán (dân tộc chiếm đa số ở Trung Quốc) lại sử dụng lương thực chính là ngữ cốc,rau và một ít thức ăn phụ từ thịt.

  

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Mặc dù sự đa dạng về thói quen ăn uống nhưng người Trung Quốc  cũng tương tự như người Việt là ăn chín uống sôi cùng chế độ ăn đông người, kính trên nhường dưới.

4.Nét tinh tế giữa hương, sắc,vị và cách trang trí món ăn 

Các món ăn Trung Hoa nổi tiếng với sự cầu kỳ và cả cách trang trí và hương vị. Những đầu bếp có tay nghề lâu năm thường cho rằng các nguyên nhân chính từ những  yêu cầ khắt khe trong sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa cả 4 yếu tố : hương , sắc, vị và cách trang trí.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Trong quá trình chế biến các món ăn, sự khéo léo của người đầu bếp được thể hiện trong sự bàu trí, kết hợp phối màu sắc sao cho hài hòa đẹp mắt. Với những hương thơm ngây ngất làm say lòng thực khách từ lần đầu tiên. Những nguyên liệu tươi ngon trải qua quá trình chế biến công phu tỉ mỉ và cách trình bày thu hút, ấn tượng. Mặc dù món ăn có vị ngon đến đâu mà cách bài trí không đẹp mắt thì cũng sẽ không đạt yêu cầu.

Cái đẹp bao giờ cũng được nhìn thấy đầu tiên, là lý do khi nhìn một món ăn đẹp, dù chưa biết ngon hay không nhưng cũng đủ để lôi cuốn, khiến người khác thèm thuồng. Chính vì có những quy tắc khắt khe như vậy nên chế biến món ăn của người Hoa không đơn thuần là nấu nướng nữa mà trở thành một môn nghệ thuật, và khi đó những đầu bếp chính là “nghệ sĩ”.

 4.Tập quán ăn uống vùng miền

Cũng như đa phần các nước phương Đông khác, Trung Hoa là đất nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa chính là gạo (hay mì hoặc màn thầu) và các loại rau, thịt, cá…

Một số nền ẩm thực đặc sắc như Bắc Kinh, một mâm cơm ít nhất phải 18 món, 8 bát ăn nguội và 8 bát ăn nóng. Tại tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc Trung Hoa) khi tiếp khách các món ăn đều phải có đôi có cặp, tức là một món ăn sẽ có 1 đôi. Cỗ cưới hỏi, tiệc tùng, gặp mặt, đính hôn… là mâm cỗ sung tung nhất, từng món ăn đại diện cho một mục đích, ý nghĩa. Chẳng hạn món thứ nhất là món thịt đỏ – mong mọi điều may mắn, món thứ hai “gia đình phúc lộc”, món thứ 3 có ngụ ý “yêu nhau đến bạc đầu”…

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Các thói quen, tập quán cũng được hình thành ở từng vùng, từng khu vực khác nhau. Ví dụ như người Tứ Xuyên thích ăn đồ cay, người Sơn Đông thích ăn đồ tươi, ít dầu mỡ. Người Quảng Đông thích ăn đồ nhạt còn trình bày cầu kỳ và bắt mắt nhất thì không đâu sánh bằng Giang Tô. Bên cạnh đó, người Bắc Kinh ăn nhiều nhất các món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm ngon được chế biến từ đồ ăn tươi.

Không đơn giản mà Trung Quốc được xem là một trong 10 nền ẩm thực nổi tiếng thế giới. Nhiều món ăn truyền thống của đất nước này có mặt ở khắp các quốc gia trên hành tinh và được rất nhiều người yêu thích, mang lại cơ hội phát triển quán ăn, nhà hàng. Những món ăn như vịt quay Bắc Kinh, canh cá Giang Tô, đậu phụ Tứ Xuyên hay các món dimsum đã góp phần làm nên sự vẻ vang đó.

5.Những món ăn ngon trong ẩm thực truyền thống Trung Quốc

Ẩm thực Trung Hoa đã phát triển qua hàng nghìn năm. Rất nhiều món ăn truyền thống vẫn giữ trọn hương vị và được yêu thích đến tận ngày hôm nay. Dưới đây, hãy cùng tiengtrung.vn điểm mặt một số món ăn nổi tiếng làm nên tên tuổi ẩm thực Trung Hoa.

Bánh bao

Như đã nói ở trên, bánh bao chính là một trong những biểu tượng của nền ẩm thực. Lịch sử hình thành và phát triển bánh bao kéo dài đã gần 2000 năm. Vỏ bánh bao được làm từ bột mì, nhân rất đa dạng. Có thể là thịt bằm, trứng muối, rau củ, … Có nhiều cách chế biến bánh bao khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là hấp hoặc chiên vàng. Bánh bao là món ăn không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Trung Quốc. Khám phá văn hóa ẩm thực truyền thống Trung Quốc, bạn chớ bỏ qua những món ngon từ bánh bao như bánh bao kim sa, bánh bao nước thịt chua, …

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Vịt quay Bắc Kinh

Món ăn này đã nổi tiếng khắp thế giới từ bao đời nay. Lớp da mỏng giòn tan, sánh màu mật ong vàng óng. Phần thịt mềm, ngọt nước, chín tới và không bị khô. Đặc biệt, khi ăn, nước sốt là thứ không thể thiếu. Nước sốt làm từ tỏi tây, đậu nành và đậu ngọt. Công thức làm nước sốt được bí truyền từ đời này qua đời khác. Bạn có thể tìm thấy vịt quay Bắc Kinh ở hầu khắp các tỉnh thành Trung Quốc. Tuy nhiên, muốn ăn ngon đúng vị, hãy đến Bắc Kinh.

tiengtrung.com

tiengtrung.com

Sủi cảo

Cùng với bánh bao, sủi cảo là một món ăn truyền thống quen thuộc. Đặc biệt vào những dịp lễ tế, sủi cảo không thể không có mặt trên bàn ăn. Sủi cảo biểu trưng cho sự đoàn viên, cho may mắn. Nguyên liệu chính làm sủi cảo gồm 2 loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Sự kết hợp 2 loại gạo này được tin là sẽ đem đến bình an, hạnh phúc. Giới kinh doanh Trung Quốc rất yêu thích sủi cảo. Họ cho rằng kết hợp 2 loại gạo này sẽ giúp họ “cầu được ước thấy”.

Rate this post
0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
TOP