3 món ăn không nên bỏ lỡ khi nhớ đến ẩm thực Hà Nam
Hà Nam là một trong những tỉnh lớn của Trung Quốc nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hữu tình với những nền văn hóa vô cùng đặc sắc một trong số đó phải kể đến những món ăn của tỉnh này. Cùng Tiengtrung.com tìm hiểu xem Hồ Nam có những món ăn nào bạn không nên bỏ qua nhé!
1.Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam là một tỉnh thuộc khu vực miền trung của Trung Quốc. Hà Nam còn có một tên gọi khác được đặt theo tên Dự Châu ( Dự Châu chính là một Châu từ thời nhà Hán) , còn gọi là Dự . Tên gọi tỉnh Hà Nam có nghĩa là phía Nam của sông Hoàng Hà. Hà Nam tiếp giáp với Hà Bắc, Sơn Đông, An Huy, Hồ Bắc, Thiểm Tây và Sơn Tây. Tỉnh này còn được biết đến với cái tên Trung Châu (中州) . Trung Châu có nghĩa là vùng đất ở giữa. Nơi đây cũng được xem là vùng đất phát nguyên trung tâm của nền văn minh Trung Hoa. Do vậy mà văn hóa, ẩm thực nơi đây không kém phần đa dạng và hấp dẫn. Khí hậu tại khu vực này là khí hậu ôn đới ẩm- cận nhiệt đới ẩm – bán ẩm. Đặc trưng khí hậu của vùng này là mùa đông rét và ít mưa tuyết, mùa xuân khô hạn và nhiều gió cát, mùa hè thì nóng và mưa nhiều, mùa thu quang đãng và đủ ánh nắng mặt trời.
2.Ẩm thực Khai Phong
Ẩm thực Khai Phong có lịch sử rất lâu đời, có nguồn gốc từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cụ thể chính là Dự Thái – một trong mười phong cách nấu ăn chính của Trung Quốc. Đặc trưng nổi bật của phủ khai phong chính là hương vị món ăn đậm đà, cách bài trí bắt mắt, gia vị ít có dầu mỡ, nhiều bột và gần như là không có các loại hoa quả. Đặt chân đến vùng đất này, trải nghiệm thú vị nhất của thực khách chính là đi dạo chợ đêm Cổ Lâu. Địa danh này nổi tiếng khắp năm châu bốn bể với hơn 100 gian hàng đồ ăn. Bạn có đa dạng lựa chọn từ rất nhiều gian hàng khác nhau. Đây cũng là một địa danh lịch sử nổi bật của văn hóa Khai Phong từ xưa được lưu truyền đến tận ngày nay.
Khi đến Hà Nam mà chưa thử ẩm thực Hà Nam thì bạn đã bỏ lỡ điều đặc biệt nhất này. Bạn sẽ phải choáng ngợp trước sự đa dạng, nhiều màu sắc như một bức trang được pha trộn nhiều màu từ hương vị món chính, đến các món tráng miệng, hải sản hay lâm sản, ăn vặt hay cả những món ăn mà thách thức cả sự can đảm của con người như bọ cạp nướng,…
Chợ Đêm Khai Phong mở cửa quanh năm.
Sau đây, chúng ta cùng “điểm danh” một số món ăn không thể bỏ lỡ cùng với Tiengtrung.com nhé !
Tiểu Long Bao
Tiểu long bao chính là món bánh bao được bài trí đặt trong cái lồng nhỏ. Nhiều người hay gọi món ăn này là bánh bao soup. Món ăn này sẽ khiến cho taasdy cả thực khách phài tan chảy từ lần thử đầu tiên đều tan chảy, xuýt xoa bởi hương vị của bánh và nước soup thần thánh vạn người mê.
Món bánh bao này có phần đặc biệt, hấp dẫn hơn các món bánh bao khác nhờ nhân bánh có được bọc thêm soup thịt đông lạnh vào bên trong. Quá trình hấp chín bánh bao sẽ khiến cho nhân thịt đông lạnh được tan chảy và tràn đầy trong bánh bao. Nước sốt ngập nhân bánh, vị đậm đà thơm ngon thật khó cưỡng.
Tương truyền lại rằng vị Hoàng đế Càn Long đã từng nếm thử bánh tiểu long bao này ở Vô Tích, Giang Tô trong một lần ngàu vi hàng tại đây. Vị vua này đã dành rất nhiều lời ca ngợi đặc biệt cho món ăn này và ông cho rằng nên đổi chữ “long” là cái lồng thành “long” con rồng để vinh danh món ăn này.
Nhân bánh của tiểu long bao chính là nhân thịt lợn. Ngày nay, nhiều đầu bến đã khéo léo chế biến nhân bánh là tôm, thải sản, rau để tạo cho món bánh thêm phần đa dạng hơn. Điểm ấn tượng của món bánh thu hút nhiều người chính là lớp vỏ bánh khá mỏng, dẻo mềm tan khi cắn vào. Mỏng đến nỗi mà gần như là tỏng suốt nhưng vẫn đủ độ dai để giữ lớp soup thịt phía bên trong.Cắn một miếng lomng bao, lớp soup thịt tan chảy trong miệng, quả đúng là “ nhỏ mà có võ”.
Nếu bạn thật sự là tín đồ của các món ăn nhà “tàu”, hãy nắm trong tay quy tắc ăn tiểu long bao xịn như dân bản xứ sau đây mà Tiengtrung.com gửi đến các bạn nhé !
Bước 1 : Dùng đũa để gắp tiểu long bao và giữ bánh bằng thìa sứ rồi nhúng trực tiếp bánh xuống bát nước chấm.
Bước 2 : Lấy thêm một chút nước chấm vài chiếc thìa sứ để ăn bánh. Nhớ lật bánh thjaat nhiều lần trên thìa sứ để bánh thật ngấm nước chấm nhé.
Bước 3 : Thường thì trên đầu long bao sẽ có một lỗ nhỏ. Nếu không có bạn dùng đũa xiên vào đỉng bánh và nhẹ nhàng tác tách ra một chút nhé. Sau đó chan vài thìa nước chấm vào nhân bánh bên trong nhé.( Có nhiều nhà hàng cắm sẵm ống hút vào đỉnh bánh để thực khách nến nước soup )
Khi ăn bạn nhẹ nhàng cắn phần đỉnh bánh ra trước.Sau đó húp phần nước soup phía bên trong rồi dùng đũa để tách bánh ra một chút. Tiếp tục chan nước chấm và ăn nốt phần bánh còn lại. . Ăn Tiểu Long Bao tuyệt vời nhất là kết hợp cùng với xì dầu và gừng thái chỉ bạn nhé !
Wow, vậy là chúng ta đã học xong cách ăn Tiểu Long Bao đúng chuẩn của “người nhà Tàu” rồi đó. Nếu áp dụng đúng theo quy trình ăn như này thì chẳng lo ngồi vào bàn tiệc toàn món Tàu lại không biết cách ăn nữa nhé!
Lý ngư bồi điện ( cá chép nướng bọc sợi mì)
Lý ngư bồi điện – cái tên có vẻ như xa lạ nhưng thực ra nguyên liệu làm món ăn này lại vô cùng thân quen. Món ăn nổi tiếng bậc nhất trong các món ăn của ẩm thực Khai Phong. Nghe tên gọi các bạn đã biết nguyên liệu chính của món ăn này rồi đúng không nào ? Đó là cá được ẩm ướp gia vị đậm đà, thơm ngon và được nướng nguyên con. Phần sốt của món cá thì được làm với công thức khà là cầu kì để có thể đảm bảo được nước sốt sánh, sệt, chua chua ngọt ngọt tăng vị thơm ngon cho cá. Sau khi chế biến cá và nước sốt , phần mì sẽ được xào giòn và phủ lên mình cá tạo thành lớp áo giòn tan, thấm đậm vị thơm.
Không chỉ hấp dẫn về hương vị món ăn, lý ngư bồi điện còn được bài trí rất đẹp mắt. Phần lớp áo mì trắng xào giòn tan nổi bật trên lớp nước sốt màu nâu vàng trông màu sắc thật hấp dẫn. Hương vị của cá thấm đậm thơm ngon, nước sốt đậm đà cùng những sợi mì giòn tan khiến cho món ăn hấp dẫn càng hấp dẫn hơn.
Sáo tứ bảo
Sáo tứ bảo nghe tên rất lạ nhưng nguyên liệu lại rất đỗi thân quen. Món ăn này được ra đời vào cuối nhà Thanh do vị đầu bếp nổi tiếng Trần Vĩnh Tường sáng tạo ra món ăn này. Mặc dù trải qua hàng trăm năm qua nhưng món ăn này vẫn mang cho thực khách một dấu ấn riêng biệt. Món ăn này chính là sự kết hợp độc đáo, mới lại của 4 loại gia cầm là vịt, gà, chim bồ câu và chim cút.
Tất cả 4 loại gia cầm đều được lọc hết xương trước khi chế biến. Cách bài trí rất độc đáo, lạ mắt, vịt bọc bên ngoài, tiếp theo là gà, chim bồ câu và chim cút. Phía trong cùng sẽ là hải sâm, nấm và măng. Các nguyên liệu này sẽ khiến cho món ăn có nước hầm ngọt và thanh hơn. Từ hương – sắc – vị , sáo tứ bảo đã khiến cho tất cả phải trầm trồ khen ngợi.