Thiên đường ẩm thực trên mặt đất – Vân Nam
Vân Nam 云南 (Yúnnán) là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc, ngay ranh giới giáp với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hoa Trà Điền Sơn được coi là biểu tượng của tỉnh này. Tại Vân Nam, không chỉ vì có tầm nhìn tuyệt đẹp đầy màu sắc, mà còn có vô số món ăn địa phương ngon và độc đáo. Dưới đây là những món ăn Vân Nam nổi tiếng và ngon nhất mà bạn phải thử khi đặt chân tới đây. Cùng Tiengtrung.com khám phá nhé!
Mì Qua Cầu (过桥米线)
Nếu bạn là người thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa ẩm thực Trung Quốc, bạn sẽ thấy rất nhiều phong tục và món ăn có truyền thuyết đằng sau chúng. Món “mì qua cầu” là một trong những món ăn ngon và có truyền thuyết rất hấp dẫn.
+(过桥米线) (mì qua cầu) là một cái tên rất kỳ lạ, nhưng đây là món ăn rất nổi tiếng và là đại diện của ẩm thực Vân Nam.
+ Món ăn gồm ba phần chính: nước dùng gà, các loại nguyên liệu ăn kèm được xắt lát mỏng, mì được làm thủ công bằng tay. Với một số gia vị cơ bản như bột tiêu, ớt xào, hành tây xắt nhỏ, bát mì được trình bày với những màu sắc rất hấp dẫn đỏ, xanh, vàng, trắng và mang hương vị tuyệt vời.
Câu chuyện đằng sau món ăn mì qua cầu
Theo một số tài liệu về món mì qua cầu thì nó có thể được bắt nguồn từ một cây cầu ở phía nam Vân Nam ở Mengzi, nơi có truyền thống về mì ít nhất 100 năm tuổi.
Tương Truyền rằng có một anh chàng rất chăm chỉ chịu khó học tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Vì lo lắng cho chồng mình học hành khổ luyện vất vả, hao gầy mà lại không ăn uống được gì nên chị vợ đã suy nghĩ và phát minh ra một món ăn để bồi dưỡng cho chồng của mình. Khi người vợ mang đồ ăn đến cho chồng, anh ta thật sự rất hài lòng về món ăn mà cô chuẩn cho chồng mình. Bát súp mà cô chuẩn bị rất bắt mắt cũng như hương vị tuyệt vời khiến cho anh phải hỏi tên của món ăn. Và câu trả lời là “mì qua cầu” vì cô đã đi qua 1 cây cầu để mang món ăn đến cho chồng mình.
Nấm mối ( tên khoa học :Termitomyces)
Nấm mối là một món ăn độc đáo ở Côn Minh, Vân Nam. Đây là một loại nấm rất đắt tiền. Ternitomyces phát triển ở bên ngoài tổ mối và sử dụng các chất thải của mối như phân bón. Rất khó tìm thấy món nấm này. Nó có vị rất ngon ngọt và dịu dàng và có một hương vị đặc biệt như thịt gà. Nếu bạn nếm thử nó và không nhìn, bạn sẽ không tin rằng món “thịt” mà bạn đang thưởng thức lại là một loại nấm.
Dưa chua Côn Minh
Món dưa chua Côn Minh là món ăn đặc sản, truyền thống được chế biến với công thức rất đơn giản. Món ăn này thường được chế biến và ăn vào mùa đông hoặc xuân khi tiết trời se lạnh. Cách thức chế biến vô cùng đơn giản, chúng ta chỉ cần lấy cải bẹ đem ra phơi khô sau đó cắt nhỏ và thêm thắt gia gị như muối, ớt, tiêu, gừng, thì là,hoa gồi giã và một chút ít rượu. Sau đó chúng ta đem ủ trong chum vại từ 1 đến 2 tháng là có thể mang ra ăn được. Đây được coi là món ăn truyền thống gia đình , hương vị chua chua cay cay thích hợp để ăn liền hoặc chế biến các món khác như súp, salad, xào.
Xôi dứa tím
Một trong những món ăn truyền thống của người Đại chính là xôi dứa tím. Người Đại dùng gạo nếp tím rất độc đáo và bắt mắt để làm thức ăn. Các thức chế biến khá đơn giản và không cầu kì, người Đại ngân gạo màu tím trong nước trắng tinh khiết khoảng 7 đến 8 giờ đồng hồ. Sau đó họ cho gạo vào một quả dứa được khoét rỗng bên trong. Tiếp theo họ mang luộc trong nồi. Sau khoảng vài giờ đồng hồ sẽ chín mềm và rất thơm. Mùi vị ngọt ngào, tươi mát. Khi bạn mở nắp quả dứa, bạn sẽ nhìn thấy một màu tím bắt mắt hòa quyện cùng hương vị tươi ngọt, mềm dính.
Bánh gạo Vân Nam
Đây là món bánh gạo được nấu trong soup và chỉ có thể được tìm thấy tại tỉnh Vân Nam. Để chế biến món bánh này, trước tiên người dân địa phương sẽ nướng các lát bánh gạo cho đến khi bánh mềm và phồng lên.Tiếp sau đó sẽ cho phần bánh vào soup thịt bò rất phong phú. Vị món soup này thì đậm đà hương vị hơn là món soup ở Việt Nam. Thường sẽ được ăn kèm với ới nóng và hành lá để tạo vị thơm và cay nồng.
Bánh đậu chiên
Nếu bạn ở lại Côn Minh vào buổi tối thì hẳn bạn không thể cưỡng lại được với sức hấp dẫn của những món ăn đường phố vào ban đêm. Các món ngon Côn Minh chiên nướng rất độc đáo như: chân gà chiên nướng, đậu hũ chiên, xúc xích nướng, trứng cút chiên,… Cảnh sắc nơi đây vào ban đêm rất đẹp, ăn đồ chiên nướng và thưởng ngắm cảnh đêm là điều lí thú cho du khách gần xa.
Bánh đậu chiên là một trong những món ăn nhẹ dan gian truyền thống của tỉnh Vân Nam, có một lịch sử lâu đời và hương vị độc đáo. Người dân địa phương tại Vân Nam sử dụng những hạt đậu chất lượng nhất để làm bột đậu sau đó họ đun sôi sôi bột đậu trong một nồi lớn. Đun sôi cho đến khi bột đậu sền sền lại thì họ làm nguội và cắt bánh đậu thành những lát nhỏ hơn. Bước cuối cùng, họ chiên hai lần với dầu mè và mỡ lợn cho đến khi bánh giòn. Bánh đậu chiên có vị rất ngon với một chút muối và hạt tiêu, vị sẽ đậm đà hơn.
Thịt nguội Tuyên Uy
Thịt nguội Tuyên Uy là một trong những món ăn nức tiếng tại tỉnh Vân Nam, nổi tiếng cả ở Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới. Ngay từ những năm 1915 tại hội chợ Panama, món ăn này đã giành được một huy chương vàng trở thành một trong những món ăn đặc sản lớn nhất tỉnh Vân Nam và có tên trong thị trường quốc tế. Món ăn trứ danh của khu vực này đã được xuất khẩu sang các khu vực lân cận : Hồng Kong, Singapore và những nơi khác trong hơn 60 năm. Món ăn này là món ăn theo mùa, người dân ở Tuyên Uy chỉ chến biến món ăn này từ sương giá cho đến khoảng đầu mùa xuân, khi mà thời tiết nhiệt độ chỉ khoảng từ 5 ℃ ~ 10 ℃ là thích hợp nhất cho món ăn này. Bí mật độc đáo ở món ăn này chính là hương vị độc đáo và sự tác động của điều kiện khí hậu. Chỉ ở khu vực này, loại thịt nguội mới được làm và chế biến với hương vị ngon nhất.
Vịt quay
Với lịch sử 600 năm dài, vịt quay Nghi Lương có thể cạnh tranh tên tuổi với vịt quay Bắc Kinh trứ danh bao lâu nay. Nghi Lương nằm ở vùng thấp của Vân Nam nên có nhiều hồ, sông. Vịt nuôi thả chứ không vỗ béo trong chuồng nên món vịt quay Nghi Lương là chế biến từ vịt cỏ. Vịt Nghi Lương không to, béo, nặng cân như vịt Bắc Kinh (vịt Bắc Kinh mỗi con cân nặng 4-5 kg, chế biến xong cũng còn đến hơn 2kg, đủ cho bàn tiệc 10 người). Vịt Nghi Lương chỉ hơn 1kg là đã ăn được, chế biến xong mang lên mâm mỗi người chỉ vừa… một miếng.
Điểm khác cơ bản nữa là cách tẩm ướp. Vịt Bắc Kinh to nên thường được tẩm ướp bằng cách moi ngũ tạng ra, nhét chất tẩm ướp (đường, muối, gia vị, hương liệu, lá mắc mật…) vào bụng. Vịt Nghi Lương nhỏ nên người dân ở đấy ướp từ…cánh: vịt được treo ngược lên, chất tẩm ướp được bơm từ cánh, ngấm dần vào thịt nên vịt rất thấm, ngọt và mềm.
Nhưng đó vẫn chưa phải là cái độc đáo nhất trong kỹ thuật chế biến vịt quay ở Nghi Lương. Người dân ở đấy quay vịt trong lò quay bằng… lá thông. Lá thông được đốt cháy hết trong lò, để tro than cho ngún, lúc ấy vịt mới được cho vào xiên mang vào lò.
Mùi thơm thanh nhẹ, ngai ngái của lá thông ngấm vào từng thớ thịt vịt, tạo nên một hương vị quyến rũ mà không ngôn ngữ nào tả xiết, phải nhìn tận mắt, ngửi tận nơi, nếm tận miệng mới có thể thấm thía.
Món ăn nổi tiếng với lớp da vịt giòn tan nơi đầu lưỡi, thịt vịt thấm đẫm gia vị và nước chấm đậm đà hương vị.
Đặc trưng của món vịt quay Nghi Lương là da vịt mỏng, giòn, màu vàng sậm, nhiều nhà hàng còn phục vụ món da và món thịt riêng. Vịt Bắc Kinh to, béo sau khi được quay trong lò lửa lớn, được nhà hàng lạng lấy thịt và da phục vụ cho khách, riêng phần xương còn lại sẽ được hầm để nấu món súp.
Gà hấp
Gà hấp được lấy tên từ phương pháp nấu. Gà hấp phải được nấu bằng nồi đất sét 5 màu địa phương ở miền nam Côn Minh. Các chậu có màu đỏ, vàng, xanh lục, tím và trắng. Khi làm một con gà hấp, đầu tiên cho gà vào nồi, và nước sốt, sau đó đặt nồi vào một cái hầm lớn đặt trong nước và đậy nắp. Phải mất khoảng bốn giờ để làm món này. Hơi nước được bơm liên tục vào ống từ giữa đáy nồi. Hơi nước không chỉ nấu gà mà còn tạo thành món súp ngon trong nồi. Cách nấu ăn đặc biệt này là cách tốt nhất để duy trì hương vị và dinh dưỡng ban đầu của gà. Gà hấp mềm và đầy hương vị gà. Súp là rõ ràng và phong phú. Vân Nam là nơi có nhiều loại dược thảo. Người dân địa phương đôi khi hấp gà với một số loại thuốc thảo dược Trung Quốc. Gà hấp này ngon và có lợi cho sức khỏe.
Mứt mận
Mứt mận cũng là một loại đặc sản của địa phương. Theo nghiên cứu, món ăn nhẹ này đã có hơn 200 năm lịch sử. So với các món ăn nhẹ nói chung, mứt mận độc đáo này không chỉ là một món ăn nhẹ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Chế biến sản xuất của nó rất tinh tế: đầu tiên, lấy lõi ra, và sau đó khắc kỹ mận vào các mẫu khác nhau, chẳng hạn như hoa mận, và hoa cúc. Sau đó cho chúng vào mật ong chất lượng cao và đường nâu tinh chế. Sau một vài tháng, mận được chạm khắc tinh xảo này có mùi thơm và vị chua ngọt có thể được phục vụ.