Những lỗi tưởng chừng vô hại khi học tiếng Trung giao tiếp
Những lỗi tưởng chừng vô hại khi học tiếng Trung giao tiếp
Có rất nhiều người đã học tiếng Trung chia sẻ với Tiengtrung.com mặc dù họ sở hữu vốn từ và ngữ pháp khá tốt nhưng đa phần trong số đó khá kém trong việc giao tiếp tiếng Trung.
Sự thật là người Việt có thể nói tiếng Trung tương đối chuẩn so với nhiều nước trong khu vực châu Á và một số nước trên thế giới. Có được điều này là nhờ Việt Nam và Trung Quốc có khá nhiều sự tương đồng trong văn hóa và ngôn ngữ nên một số phát âm của chúng ta có phần tương tự tiếng Trung.
Nhưng do ngại hoặc thiếu tự tin trong giao tiếp nên rất nhiều người không tạo được môi trường giao tiếp, mắc phải những lỗi sai không đáng.
Những lỗi sai lầm tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp nghe nói, trao đổi thông tin của chúng ta.
Nếu sửa được chúng thì khả năng giao tiếp tiếng Trung của bạn sẽ có 1 bước tiến lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Và hôm nay hãy cùng Tiengtrung.com làm điều đó.
Lỗi tiếng Trung giao tiếp 1: Không học cách phát âm chuẩn.
Rất nhiều người học tiếng Trung giao tiếp không chú trọng đến cách phát âm. Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trao đổi thông tin trong giao tiếp.
Phát âm không chuẩn làm người nghe khó tiếp nhận thông tin do không hiểu bạn đang nói gì.
Và có thể chính bạn cũng không hiểu đối phương đang nói gì do phát âm sai trong một thời gian dài, khi nghe phát âm chuẩn bạn lại không hề biết đó là từ gì.
Chính vì thế học phát âm tiếng Trung chuẩn ngay từ đầu là một phần quan trọng khi học giao tiếp tiếng Trung.
Để có thể phát âm chuẩn, không còn cách nào khác ngoài việc bạn cần phải luyện nói thật nhiều, cố gắng nói chuẩn ngay từ đầu. Mới đầu, bạn nên nói chậm nhưng phải cố phát âm thật chuẩn. Khi đã quen rồi, việc phát âm chuẩn sẽ không còn là trở ngại nữa
Lỗi học tiếng Trung giao tiếp 2: Nói tiếng Trung không có nhấn nhá, không có ngữ điệu.
Một lỗi cơ bản nghe có vẻ không quá quan trọng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến việc học giao tiếp của bạn. Đây có lẽ là lỗi khá phổ biến trong giao tiếp tiếng Trung: lên xuống và Nhấn câu
Dù là bất cứ ngôn ngữ gì bạn nói, hoặc đọc đoạn văn dài mà giọng đều đều, không có sự ngắt câu nhán nhá các từ then chốt trong câu thì người nghe khó nhận biết được ý chính mà bạn muốn truyền đạt là gì. Bạn để ý trong các phần luyện nghe, chính nhờ cách nhấn giọng có ngữ điệu của người nói mà bạn hiểu được nội dung chính để chọn được đáp án đúng đó.
Để luyện cách nói có ngữ điệu, bạn nên kết hợp khi luyện tập các bài nghe. Bạn hãy tập trung nghe và nhắc lại đúng theo những gì bạn nghe được và cố gắng chú ý tới cả ngữ điệu cách lên xuống giọng của người bản ngữ.
Để tránh cho việc giao tiếp của bạn trở nên nhàm chán và và không có điểm chính cho người đối diện, Tiengtrung.com sẽ đưa cho bạn một số quy tắc cơ bản khi nói tiếng Trung như sau:
Trong một câu luôn có từ quan trọng và từ không quan trọng lắm, thậm chí trong những từ 2 âm tiết hoặc đa âm tiết thì sẽ có âm tiết đọc mạnh hơn. Khi giao tiếp nếu ta sử dụng lực nói đều cho từng từ thì nghe sẽ không tự nhiên và nặng nề, trúc trắc. Chúng ta cần lưu ý tới ý nghĩa tình huống giao tiếp cụ thể để có cách diễn đạt trọng âm khác nhau như tăng độ dài âm, âm lượng, nâng cao âm điệu, hạ âm điệu của từ…Từ không quan trọng thì thường đọc nhẹ, thậm chí đọc thành thanh nhẹ.
- Đối với từ 2 âm tiết hoặc đa âm tiết thì trọng âm sẽ thường vào âm tiết cuối cùng.
Ví dụ: , fāyīn, wénhuà, Túshū guǎn, liúxuéshēng, Yīngyǔ cídiǎn (trọng âm đọc vào các âm tiết bôi đậm)
- Động từ lặp lại, nếu là động từ đơn âm tiết thì trọng âm sẽ đặt vào âm tiết đầu tiên, động từ 2 âm tiết lặp lại theo cấu trúc ABAB thì trọng âm đặt vào A.
Ví dụ: 考虑考虑,看看, 试一试
Trong một câu, luôn luôn có thành phần câu mà người nói cho đó là phần quan trọng của câu nói, vì thế sẽ cần nói nhấn mạnh hơn. Đây chính là trọng âm của câu.
- Trong câu chủ ngữ vị ngữ đơn giản thì trọng âm của câu sẽ là vị ngữ.
Ví dụ: 她很美 Māmā hěn měi: (trọng âm là vị ngữ 很美, ta cần đọc mạnh hơn vào phần này của câu).
- Nếu chủ ngữ là đại từ nghi vấn thì cần đọc nhấn mạnh vào đại từ nghi vấn này.
Ví dụ: 谁是你的妈妈?Shéi shì nǐ de māmā? Ai là mẹ của bạn? (trọng âm là chủ ngữ 谁, ta cần đọc nhấn mạnh hơn vào phần này của câu)
- Câu có tân ngữ sau động từ thì trọng âm của câu đọc vào tân ngữ.
Ví dụ: 他买饺子。 ( trọng âm là tân ngữ 饺子, ta cần đọc nhấn mạnh hơn vào phần này của câu).
- Câu có định ngữ, trạng ngữ thì thông thường trọng âm của câu đọc vào định ngữ, trạng ngữ.
Ví dụ: 他们都我的朋友。Tāmen dōu wǒ de péngyǒu (trọng âm là trạng ngữ 都, ta cần đọc nhấn mạnh hơn vào phần này của câu).
Lỗi giao tiếp tiếng Trung 3: Nói nhanh và không kiểm soát được tốc độ khi nói của bản thân.
Tiengtrung.com thấy có nhiều người cho rằng: “Nói tiếng Trung càng nhanh càng tốt.” Họ cảm thấy để đạt đến trình độ nói tiếng Trung lưu loát như người bản ngữ là cần nói nhanh, nói mà không phải dịch ra tiếng việt trong đầu.
Thực tế, trừ phi bạn đã luyện tập trong một thời gian rất rất dài, và đã có thể đạt được các điều kiện: phát âm chuẩn, nói chính xác về ngữ pháp, ngữ điệu và hay như người bản ngữ thì bạn không nên nói nhanh.
Nếu luyện giao tiếp tiếng Trung chưa lâu mà bạn đã cố gắng luyện nói nhanh thì bạn sẽ khó có thể tiến bộ được. Lý do là nói nhanh sẽ khiến bạn không kịp suy nghĩ ý cho câu nói tiếp theo, đồng thời sẽ mắc nhiều lỗi ngữ pháp, từ vựng, phát âm trong câu nói, khiến người nghe sẽ chẳng thể hiểu được hoặc là hiểu lầm ý mà bạn muốn nói.
Nếu bạn đã nghe những bài diễn thuyết hay hùng biện bằng tiếng Trung rồi thì chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy họ phát biểu rất chậm rãi và từ tốn nhưng vẫn rất có chiều sâu và sức thuyết phục.
Vậy nên đừng cố gắng chứng tỏ việc mình giỏi tiếng Trung bằng cách nói “nhanh như gió”. Hãy nói với tốc độ vừa phải và rõ ràng, nói chữ nào chuẩn chữ đó còn tốt hơn là nói cho nhanh rồi chữ nọ dính vào chữ kia làm người nghe mãi chẳng hiểu bạn đang muốn nói gì. Tuy nhiên cần phân biệt được giữa nói chậm rãi với nói quá chậm, hay ê a từng chữ thì cuộc trò chuyện của bạn sẽ trở nên thật kinh khủng.
Lỗi giao tiếp tiếp Trung 4: Sử dụng những từ ngữ khó và ngữ pháp phức tạp.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ngữ pháp trong giao tiếp. Có nhiều người cho rằng, ngữ pháp không quá quan trọng trong việc giao tiếp nên không cần quan tâm luyện tập làm gì.
Quan niệm này không hoàn toàn đúng.
Nếu như bạn nói sai ngữ pháp thì sẽ khiến người nghe rất khó có thể hiểu được nội dung bạn muốn truyền đạt , thậm chí hiểu sai ý nghĩa hoàn toàn. Nhưng cũng không phải vì thế mà bạn quan trọng hóa khiến ngữ pháp trở nên quá phức tạp không cần thiết, như vậy thì sẽ càng dễ mắc lỗi hơn.
Chỉ cần xem nhiều các chương trình truyền hình tiếng Trung, bạn sẽ phát hiện ra họ sử dụng cấu trúc ngữ pháp rất đơn giản. Thế nên trong giao tiếp, bạn đừng cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp làm gì. Mà hãy để dành chúng cho phần bài viết vì bạn sẽ mắc lỗi ngữ pháp nặng hơn khi ép bản thân dùng những cấu trúc này.
Để khắc phục thì bạn hãy thường xuyên xem các chương trình truyền hình hoặc các bộ phim tiếng Trung (các bộ phim hiện đại nhé). Trong lúc xem hãy chú ý và nhớ cách họ dùng ngữ pháp rồi bắt chước theo, sau đó áp dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày để quen dần với chúng.
Bộ thẻ cung cấp cho mình tổng hợp các kiến thức ngữ pháp từ HSK1 đến HSK 6
Mặt trước thẻ học chính là chữ Hán kèm ví dụ. Mặt sau là ý nghĩa kèm phần giải thích cụ thể giúp chúng ta dễ hiểu hơn.
Nội dung kiến thức mỗi thẻ học đều được cô đọng. Chắt lọc những kiến thức quan trọng theo một cách ngắn gọn và súc tích. Việc hạn chế giải thích rườm rà khiến cho học viên bị mất tập trung. “Mưa dầm thấm lâu” với nội dung ngắn gọn, súc tích như thế thì 1 lần không thuộc, 2 lần sẽ thuộc ngay thôi. Hãy trải nghiệm và cảm nhận ngay nhé !
Thêm một lỗi nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học giao tiếp của bạn đó là sử dụng sai từ hoặc sử dụng quá nhiều từ “cao siêu”- học thuật.
Tiengtrung.com thấy nhiều người học tiếng Trung thường hay cố gắng sử dụng những từ vựng khó mà nhiều khi ngay cả người bản ngữ chẳng dùng trong giao tiếp hàng ngày bao giờ.
Sử dụng những từ vựng khó không thể hiện bạn là một người giỏi tiếng Trung, biết nhiều từ, mà nhiều khi chỉ khiến cường điệu hóa quá mức câu nói của bạn.
Hơn nữa việc cố gắng nhớ những từ vựng khó sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian mà lại không giúp ích được gì trong khi giao tiếp.
Đầu tiên, hãy học và luyện tập thật thành thạo những từ vựng đơn giản và cố gắng sử dụng chúng linh hoạt để diễn đạt ý của mình. Hãy cố sử dụng vốn từ ít ỏi ban đầu và bổ sung lượng từ vựng theo thời gian để làm phong phú cách diễn đạt. Bạn có thể tìm những từ có nghĩa tương đương, tuy nhiên bạn nên nhớ những từ khó không phải lúc nào cũng sử dụng được.
Mọi thứ đều cần đi từ đơn giản đến phức tạp. Nên việc bạn cần làm là tích lũy từ vựng một cách đều đặn và lâu dài.
Thế nên cách tốt nhất để tăng vốn từ thực trong giao tiếp tiếng Trung là tự tạo cho mình môi trường trau dồi tiếng Trung thường xuyên để nhớ từ như tham gia các CLB, xem phim và chương trình truyền hình tiếng Trung…
Tiengtrung.com chắc chắn 100% cách này hiệu quả hơn so với việc lôi từ điển ra và học từ trong đó mà chẳng biết thực tế những từ đó được sử dụng như thế nào.
Hi vọng bạn sẽ nhanh chóng khắc phục và sớm giao tiếp tiếng Trung thành thạo nhé!
TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU
CS1 : số 10, ngõ 156, Hồng Mai, Bạch Mai, Hà Nội
♥0944004400
CS2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội
♥0985958595