Tiếng Trung là ngôn ngữ được yêu thích thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh. Tiếng Trung thuộc nhóm chữ tượng hình nên việc học nó là điều không hề dễ dàng. Nếu trong quá trình học, các bạn không chú ý sẽ dẫn đến thất bại trong quá trình học. Chính vì vậy mà chúng mình đã chỉ ra những sai lầm thường mắc phải khi học tiếng Trung để giúp các bạn có thể tránh khi học nhé! Cùng Tiengtrung.com bắt đầu điểm tên 7 sai lầm này nào!
sai lầm khi học tiếng trung
1. Không xác định được mục đích học cho bản thân
sai lầm khi học tiếng trung
Việc đầu tiên khi bắt đầu học bất cứ ngôn ngữ nào không chỉ riêng tiếng Trung thì bạn cần phải trả lời được hai câu hỏi chính sau nhé: Học để làm gì? Học như thế nào? Bởi vì khi bạn xác định được mục tiêu bạn học cần gì sẽ tạo động lực cho bạn trong quá trình học tránh việc học qua loa, học cho vui, học được một lúc chán rồi lại dừng. Như vậy hiệu quả của việc học sẽ không được cao. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán việc học tiếng Trung chỉ cần nghĩ đến mục đích mục ban đầu sẽ làm động lực cho mình tiếp tục theo đuổi đấy. Và để đạt được mục tiêu đó chúng mình cần đặt ra điều kiện cho mỗi buổi học là bao nhiêu thời gian và học những gì nhé!
2. Không học chuẩn phát âm ngay từ đầu
Quan niệm học bồi phiên âm tiếng Trung là đã có thể giao tiếp thành thạo được là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cũng giống như tiếng Việt, phát âm chuẩn ngay từ khi bắt đầu học là hoàn toàn quan trọng. Khi bạn phát âm chuẩn, người Trung Quốc mới có thể hiểu được bạn muốn nói gì và ngược lại, bạn mới có thể nghe hiểu được những gì người Trung Quốc nói. Vì trong tiếng Trung cũng có rất nhiều âm phát âm na ná giống nhau, nếu không học chắc chúng mình sẽ dễ nhầm sang từ khác đấy.
Các bạn có thể học phát âm chuẩn giọng người Trung Quốc qua đoạn video dưới này nhé:
3. Học quá nhiều từ vựng cùng lúc, học không theo chủ đề
Thục tế đã chứng minh, chỉ 1500 từ có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi loại ngôn ngữ. Tiếng trung cũng không ngoại lệ, bạn chỉ cần học khoảng 1500 chữ cơ bản là có thể thoải mái giao tiếp. Việc giao tiếp diễn ra liên tục nhưng chúng ta cũng chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản và thông dụng. Trừ các công việc cần các từ chuyên ngành ra thì còn lại họ cũng chỉ cần sử dụng những từ ngữ đơn giản trong giao tiếp hằng ngày.
sai lầm khi học tiếng trung
Ngoài ra, một ngày bạn cũng không nhồi nhét quá nhiều từ vựng vào đầu. Bởi não của chúng ta không thể tiếp nhận 1 lúc quá nhiều thông tin. Bạn có thể nhớ lúc đấy nhưng qua một ngày hai ngày là lại quên ngay. Vì thế, để học tốt, đầu tiên bạn hãy nắm thật vững những từ cơ bản rồi mới dần dần học lên những từ cấp độ cao hơn.
Một lưu ý nữa là khi học từ vựng tiếng trung , bạn cần phải học theo chủ đề, học theo các cụm từ. Như vậy, mỗi lần học ta đều học được một tổ các hợp từ liên quan. Giúp não bộ dễ dàng sắp xếp và đưa chúng ra sử dụng mỗi khi nói về chủ đề đó. Ví dụ khi bạn học về từ quần áo (衣服) thì bạn nên học thêm các từ liên quan đó là 裙子(váy), 毛衣 (áo len), 裤子(quần), 牛仔裤( quần bò)…
4. Quá chú trọng vào học ngữ pháp tiếng trung
“Hãy học ngôn ngữ như một đứa trẻ” – đây là phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả nhất hiệu nay. Bạn không nên quá chú trọng vào việc ngữ pháp của câu này như nào, câu kia ra sao là chuẩn khiến cho việc giao tiếp của bạn gặp khó khăn, nó kìm hãm bạn rất nhiều trong giao tiếp. Bạn cứ mạnh dạn nói, nói nhiều sẽ biết mình sai ở đâu, từ đó bạn sẽ nói đúng, nói chuẩn mà không cần học ngữ pháp. Bạn cũng nên nghe nhiều, xem nhiều kênh truyền hình Trung Quốc, khi bạn nghe, bạn xem tự khắc bạn sẽ biết cách dùng từ đó như nào, trong trường hợp nào, cách nói ra sao mà không hề phải nghiên cứu, học thuộc ngữ pháp.
5. Lười nói, ngại nói
Học ngôn ngữ mới mà bạn chỉ có nghe không, hoặc viết không thì không thể tiến bộ được. Bạn sẽ không thể dùng chúng để giao tiếp trong công việc cũng như cuộc sống. Để học tốt bạn cần học kết hợp cả 4 kỹ năng với nhau. Luyện nghe kết hợp với nói lại, diễn đạt lại. Nếu có điều kiện bạn nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ tiếng Trung để trau dồi khả năng nói của mình. Không nên sợ nói sai mà ngại nói, càng nói, càng sử dụng nhiều thì bạn mới có thể tiến bộ. Còn nếu không có điều kiện tham gia các hoạt động thì bạn có thể luyện nói ở nhà, đứng trước gương, diễn đạt, thuyết trình các chủ đề mà bạn chuẩn bị trước.
6. Không kiên trì, kiên định cho việc học mà học theo hứng
Nhiều người khi học tiếng trung thường không kiên trì. Gặp khó khăn trong việc nhớ chữ => bỏ học. Gặp khó khăn trong việc nhớ từ => bỏ học. Gặp khó khăn trong việc phát âm => bỏ học. Bạn thấy chán nản khi mất nhiều thời gian mà học vẫn không vào, không nhớ nổi các chữ hán thì liền nghỉ học, không kiên trì. Hoặc hôm nay vui thì học, thích lên thì đem sách ra học, học được chút lại chán, lại lướt web, chơi game…
Việc học là cả một quá trình, không thể nóng vội. Bạn cần kiên trì, kiên định với các mục tiêu đã đặt ra. Mỗi ngày một chút, thực hiện theo kế hoạch đó. Tiengtrung.com tin chắc rằng, chỉ sau một thời gian ngắn là bạn sẽ phải bất ngờ với trình độ tiếng trung của bạn đó.
7. Lựa chọn trung tâm với phương pháp dạy không phù hợp