Biến tiểu thuyết võ hiệp thành kịch bản ngôn tình
Vốn dĩ nguyên tác của Hữu phỉ là một bộ tiểu thuyết võ hiệp, kể về con đường gian nan vất vả của Chu Phỉ và Tạ Doãn để vươn đến vị trí anh hùng trong thiên hạ. Khác với những bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung và Cổ Long thì Hữu phỉ chính là câu chuyện dưới góc nhìn của nữ chính Chu Phỉ, tạo nên hình ảnh “nữ cường ”. Chính vì cốt truyện tôn lên “nữ hiệp” này đã thổi một làn gió mới làm mới cho thể loại võ hiệp, đây cũng là linh hồn, là mấu chốt để Hữu phỉ khi chuyển thể có thành công hay không. Nếu không thể làm nổi bật lên điều này thì Hữu phỉ cũng chẳng khác gì những bộ phim cổ trang bình thường cả.
Thật đáng tiếc khi Hữu phỉ không thể đưa trọn vẹn điểm nhấn của nguyên tác lên màn ảnh. Đầu tiên, những manh mối về quá trình trưởng thành của Chu Phỉ đều đã bị lược bỏ. So với những nhân vật nữ khác thì Chu Phỉ là kiểu nhân vật rất tỉnh táo và luôn hiểu rõ ràng về bản thân mình. Ví dụ như đoạn đầu trong nguyên tác, Chu Phỉ phản đối ý kiến của thầy dạy về việc người con gái phải tam tòng tứ đức. Bên cạnh đó những câu nói thể hiện tính cách mạnh mẽ của Chu Phỉ mà trong nguyên tác có đều không được đưa lên phim. Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa Chu Phỉ cùng với các nhân vật trong gia đình cũng được “đơn giản hóa” đi rất nhiều, chính vì thế nên tính cách sắc bén và dứt khoát của nhân vật này đã bị làm cho mờ nhạt đi nhiều. So với vai Sở Kiều trước đó của Triệu Lệ Dĩnh thì Chu Phỉ chẳng có mấy khác biệt cả.
Nếu như trong nguyên tác, nhân vật Tạ Doãn trong 10 tập đầu không xuất hiện nhiều thì khi lên phim, điều này đã thay đổi. Đất diễn của Tạ Doãn tăng lên đáng kể, những tình tiết như truy đuổi trong rừng rồi, bế kiểu công chúa, uống rượu tâm giao đều không có trong truyện. Tăng đất diễn cho nam chính và giảm đi chi tiết về quá trình trưởng thành của nữ chính, điều này đã biến một bộ phim võ hiệp trở thành một bộ phim ngôn tình, mất đi cái ” chất” của nguyên tác.
Lồng tiếng quá ” chán “
Trong bộ phim này, các diễn viên đều được lồng tiếng. Tuy nhiên, phần lồng tiếng trong Hữu Phỉ lại bị đánh giá là quá tệ. Khán giả nhận xét nghe giọng các nhân vật trong phim thiếu biểu cảm, rời rạc, không ăn nhập với diễn xuất của các diễn viên. Điều này đã khiến Triệu Lệ Dĩnh diễn xuất tốt đến đâu cũng bị phần lồng tiếng làm giảm bớt khả năng truyền cảm đến người xem.
Theo nhiều cư dân mạng nhận xét thì họ cảm thấy vấn đề lồng tiếng trong Hữu phỉ giống như để “đối phó” cho xong vậy. Ví dụ như lồng tiếng cho Vương Nhất Bác không sát với khẩu hình miệng của diễn viên, một số đoạn bị hụt hơi và thiếu đi sự nhịp nhàng, còn lồng tiếng cho Triệu Lệ Dĩnh nghe giống như kịch truyền hình vậy.
Cốt truyện phim bị thay đổi so với nguyên tác
Hữu Phỉ là một tiểu thuyết có lượng fan rất lơn, vậy nên khi nó chuyển thể thành phim thì đã rất được mong đợi. Có đến 12 biên kịch tham gia viết kịch bản cho Hữu Phỉ trong đó có một biên kịch chính, một chuyên gia tư vấn lịch sử. Có thể nói đây là một dự án phim với một đội ngũ biên kịch đông đảo hiếm có trong các phim cổ trang.
Nhưng chính vì quá nhiều biên kịch nên kịch bản của Hữu Phỉ trở nên lộn xộn, không thống nhất. Dù đã cố bám sát nguyên tác nhưng nhiều chi tiết trong truyện đã bị thay đổi khi lên phim. Tiết tấu phim cũng hỗn loạn lúc nhanh lúc chậm, bỏ qua nhiều phần giải thích cốt truyện nên những ai chưa đọc truyện thì rất khó nắm bắt được phim.
Trang phục, tạo hình nhân vật xấu và kỹ xảo rẻ tiền
Điều khiến Hữu Phỉ bị chê so với Sở Kiều truyện là kỹ xảo phim nhìn quá giả. Dù được đầu tư một số tiền lớn, thì kĩ xảo tệ khiến cho hình ảnh Chu Phỉ và Tạ Duẫn bay lượn trông không hề thật một chút nào. Vì Hữu phỉ là phim võ hiệp chứ không phải huyền huyễn nên lượng cảnh phim sử dụng kỹ xảo cũng không nhiều lắm. Có lẽ vì thế mà khiến nhà sản xuất không mấy chú trọng đầu tư nhiều khiến cho những cảnh quay khi xem đều rất giả, làm khán giả phải thốt lên vẫn là “kỹ xảo 3 xu” đáng thất vọng.
Phim cũng bị tố quá lạm dụng bộ filter khiến cho mặt các diễn viên trở nên mờ ảo. Một cảnh quay “kinh điển” trong Hữu Phỉ là khi Chu Phỉ bị đánh và cô đã khóc khi nhớ lại người cậu đã hi sinh để bảo vệ cô. Thế nhưng khán giả còn không thể nhìn ra được nước mắt của Chu Phỉ vì đã bị lẫn vào gương mặt trắng bệch của cô do sử dụng filter quá đà. Cũng chính vì lạm dụng filter, các cảnh quay trong phim bị mờ ảo, làm cảnh thật cũng trở nên giả.
Phần phục trang của các diễn viên cũng bị đánh giá thiếu thẩm mỹ, như bộ quần áo của Chu Phỉ ở đầu phim quá sơ sài, làm giảm đi nhan sắc vốn có của Triệu Lệ Dĩnh. Các thành viên khác của Tứ thập bát trại cũng bị đạo diễn cho mặc đồ như thổ phỉ, không ra chất một bang nhóm giang hồ. Có rất nhiều fan của Triệu Lệ Dĩnh và Vương Nhất Bác đều không hài lòng về tạo hình của cả hai người. Tạo hình của Chu Phỉ là thiếu nữ thanh cao, lạnh lùng chứ không phải là một “Sở Kiều thứ 2”. Còn về phía Vương Nhất Bác, anh vốn có gương mặt dài, vậy mà stylist lại cho anh kiểu tóc khiến cho gương mặt anh nhìn còn dài hơn.
“Chemistry” của nam nữ chính không tốt lắm
Trong Sở Kiều truyện và Trần tình lệnh, Triệu Lệ Dĩnh và Lâm Canh Tân cuãng như Vương Nhất Bác và Tiêu Chiến đều có tương tác với nhau rất tốt, tạo thành những cặp đẹp đôi vô cùng đẹp trên màn ảnh. Tính tình của các nhân vật cũng trái ngược, bù trừ cho nhau, quá trình nảy sinh tình cảm chậm rãi nhưng sâu đậm.
Còn trong phim Hữu Phỉ, có vẻ như Triệu Lệ Dĩnh và Vương Nhất Bác không thể xóa bỏ được sự chênh lệch về tuổi tác. Hai người nhìn như hai chị em cùng hành hiệp giang hồ hơn là một cặp đôi.
Kỹ năng diễn xuất thiếu sự đột phá
Trở lại sau khi sinh em bé đầu lòng, Triệu Lệ Dĩnh đã lựa chọn Hữu phỉ và đây có thể nói là một sự lựa chọn khá mạo hiểm. Vì nếu như Hữu phỉ có thể bám sát nguyên tác thì chắc chắn nó sẽ trở thành một bộ phim vô cùng ăn khách, đồng thời từ đó Triệu Lệ Dĩnh lại có thể có thêm vai diễn ấn tượng nữa. Nhưng nếu Hữu phỉ chỉ là một bộ cổ trang – ngôn tình bình thường thì không gian thể hiện mình của Triệu Lệ Dĩnh sẽ rất hạn chế và sẽ phải đối mặt với nhiều phản hồi tiêu cực.
Triệu Lệ Dĩnh trong Hữu phỉ gặp phải 2 vấn đề lớn, đầu tiên chính là cô ấy không hợp với hình tượng nhân vật Chu Phỉ lúc bắt đầu. Trong nguyên tác, Chu Phỉ còn rất nhỏ tuổi, chỉ mới 13, 14 tuổi, không hiểu thế sự và cũng chẳng sợ hãi gì cả. Nhưng phiên bản Chu Phỉ của Triệu Lệ Dĩnh lại mang đến sự trải đời già dặn hơn nhiều với lớp trang điểm dày cộm, ánh mắt thiếu đi sự trẻ trung vốn có. Điều thứ 2 chính là vấn đề kịch bản đã khiến cho không gian của nhân vật hẹp đi, sự biến hóa đa dạng của Chu Phỉ sẽ không còn.
Còn về Tạ Doãn, đây là một nhân vật lạc quan vui vẻ, tâm thái tự do tự tại như đang ngồi trên mây nhưng trong lòng lúc nào cũng có thiên hạ. Vương Nhất Bác đã hoàn thành khá tốt vai diễn theo góc nhìn này, đây là điều mà khán giả không thể phủ nhận. Nhưng trong phân cảnh đòi hỏi cao hơn về khả năng diễn xuất thì Vương Nhất Bác vẫn còn cần phải trau dồi nhiều hơn khi mà nội tâm của nhân vật không được phơi bày rõ ràng.
Như vậy, dưới tác động của nhiều yếu tố, Hữu phỉ từ một tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc khi lên phim đã trở thành một bộ ngôn tình kiếm hiệp không có mấy gì đặc biệt, có chăng điểm nhấn nổi bật nhất của cả bộ phim là cảnh hôn ngọt ngào dưới cánh hoa bay trong tập cuối của bộ phim. Tuy không quá nổi, nhưng Hữu phỉ nhìn chung cũng không quá thất bại khi có một lượng fan hùng hậu ủng hộ các diễn viên. Bộ phim Hữu phỉ đã khép lại với một cái kết đẹp của hai nhân vật Chu Phỉ và Tạ Doãn.
Sách luyện nhớ chữ hán
Để ghi nhớ được chữ Hán luôn là nỗi lo sợ, ám ảnh đối với mỗi người khi học tiếng Trung, là cản trở rất lớn cho người học. Chính vì vậy mà hôm nay Tiengtrung.com xin được chia sẻ cho bạn cách nhớ chữ Hán vô cùng mới lạ, hấp dẫn để bạn có thể nhớ, viết được chữ Hán nhanh nhất và lâu nhất nhé!
Học tiếng Trung dễ nhớ, hiệu quả đòi hỏi bạn có những cuốn sách hay đồng hành, một cuốn sách có thể thấu hiểu thứ bạn cần, giải quyết được vấn đề của bạn.
Hiện nay tiếng trung Dương Châu bán tất cả đầu sách luyện nhớ chữ hán và vở viết chữ hán với mức giá vô cùng ưu đãi.
✔️ Đối với khách hàng mua sách với giá buôn, đặc biệt giảm giá cực mạnh. Mọi chi tiết về bộ sách hoặc giá buôn mọi người có thể được tư vấn trực tiếp theo thông tin dưới đây
Thông tin liên hệ đặt mua sách
?TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU
?Địa chỉ và Số hỗ trợ
CS1 : Số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Hà Nội | 09.44004400 |
CS2 : Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội |09.8595.8595 |
FANPAGE: Tiengtrung.vn – Trung tâm tiếng Trung
Link Tiki: Nhà sách tiếng Trung