Thanh mẫu(phụ âm) tiếng Trung chia làm 6 nhóm
Thanh mẫu(phụ âm) tiếng Trung chia làm 6 nhóm
I. Âm 2 môi:b, p, m
-b[p]->[pua]: khi phát âm 2 môi khép, khoang miệng chứa đầy khí, 2 môi bật ra để khí đột ngột phát ra, âm không bật hơi.
-p[p’]->[p’ua]: phát âm giống b nhưng bật hơi mạnh.
-m[m]->[mua]: khi phát âm 2 môi khép và luồng khí theo khoang mũi ra ngoài, dây thanh rung.
II. Âm môi răng:f
-f[ph]->[phua]: khi phát âm răng trên tiếp xúc với môi dưới, hơi từ khoang giữa ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.
III. Âm đầu lưỡi: d, t, n, l
-d[t]->[tưa]: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, khoang miệng trữ hơi rồi đầu lưỡi hạ nhanh xuống khiến luồng hơi đột ngột ra ngoài, dây thanh không rung.
-t[th]->[thưa]: phát âm gần giống d nhưng bật hơi.
-n[n]->[nưa]: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên, luồng hơi theo khoang mũi ra ngoài , dây thanh rung.
-l[l]->[lưa]: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên nhưng lùi về phía sau và luồng hơi theo 2 bên trước lưỡi ra ngoài, dây thanh rung.
IV. Âm cuống lưỡi: g, k, h
-g[k]->[ kưa]: khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao, sau khi trữ hơi hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài, dây thanh không rung.
-k[kh’]->[kh’ưa]: vị trí phát âm giống g nhưng lúc luồng hơi từ khoang miệng bật ra cần mạnh.
-h[h/kh]->[hưa]: khi phát âm cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra.
V. Âm mặt lưỡi trước: j, q, x
-j[ch]->[chi]: khi phát âm đầu lưỡi hạ tự nhiên, mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, luồng hơi từ khoảng mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng bật ra ngoài, dây thanh không rung.
-q[ch’]->[ch’i]: phát âm giống j nhưng cần bật hơi mạnh.
-x[x]->[xi]: mặt lưỡi trên gần sát với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng, dây thanh không rung.
VI. Âm đầu lưỡi quặt: z, c,s
-z[ch]->[chư]: khi phát âm đầu lưỡi thằng chạm sát vào mặt sau răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi lùi cho luồng hơi khoang miệng ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.
-c[ch’]->[ch’ư]: phát âm giống z nhưng cần dồn hết hơi bật ra ngoài.
-s[s]->[sư]: đầu lưỡi tiếp cận với phía sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi với răng trên ma sát ra ngoài.
VII. Âm cuốn lưỡi: zh, ch, sh
-zh[tr]->[trư]: khi phát âm đầu lưỡi trên cuộn chạm vào ngạc cứng , luồng hơi từ chỗ đầu lưỡi và ngạc cứng ma sát đột ngột ra ngoài, dây thanh không rung.
-ch[tr’]->[tr’ư]: vị trí phát âm giống zh nhưng bật hơi mạnh ra ngoài.
-sh[s]->[sư]: khi phát âm phần trên đầu lưỡi cuộn lại tiếp cận với ngạc cứng, luồng hơi từ khe giữa ngạc cứng và đầu lưỡi ma sát ra ngoài, dây thanh không rung.
-r[r]->[rư]: vị trí phát âm gần giống sh nhưng dây thanh rung.
**chú ý ” ‘ ” là đánh dấu âm bật hơi, ->[…] là cách đọc( ghép thanh mẫu với vận mẫu nó hay đy kèm)
Tiengtrung.vn
CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội
CS2: Số 22 – Ngõ 38 Trần Quý Kiên – Cầu Giấy – Hà Nội
ĐT : 09.8595.8595 – 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585
KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :
hoc tieng trung giao tiep online
KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :